Bài giảng Tiết : 1 ôn tập đầu năm môn hóa 9

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học về chất, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, những đơn chất và hợp chất cụ thể, hệ thống hóa kiến thức về các công thức tính toán.

2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Nhận biết các dạng chất đã học, viết phương trình hóa học, tư duy lo ghíc về hệ thống các kiến thức đã học.

3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao

doc223 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết : 1 ôn tập đầu năm môn hóa 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/08/2012 Ngày dạy:................... Tiết : 1 ôn tập đầu năm. I. mục tiêu: 1. Kiến thức : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học về chất, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, những đơn chất và hợp chất cụ thể, hệ thống hóa kiến thức về các công thức tính toán. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Nhận biết các dạng chất đã học, viết phương trình hóa học, tư duy lo ghíc về hệ thống các kiến thức đã học. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. II. Phương tiện: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, Bốn bản giấy A2 chia góc theo sơ đồ kỹ thuật : “Khăn phủ bàn” 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. III. Hoạt động học tập : 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I Kiến thức về chất . (20 phút) HS : Nghiên cứu vẽ sơ đồ tư duy về các mảng kiến thức liên quan đến chất, và trả lời câu hỏi của giáo viên đưa ra. HS: Nêu các khái niệm , cách phân loại, gọi tên các đơn chất, hợp chất trong chương trình học ở lớp 8 theo yêu cầu của giáo viên. HS : Sự khác nhau đó là : - Đơn chất kim loại dẫn điện, dẫn nhiêt tốt, có ánh kim, tồn tại chủ yếu ở dạng rắn. - Đơn chất phi kim chủ yếu tồn tại ở cả ba trạng thái, không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém. HS : Oxit axit cấu tạo từ phi kim và oxi còn oxit bazơ cấu tạo từ kim loại và oxi. HS : Nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol . GV : Cho học sinh nghiên sơ đồ: Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy với kiến thức trung tâm là “Chất” Nguyên tố Chất Đơn chất Hợp chất Oxi Hiđro Oxit Bazơ Axit Muối GV : Cho 1,2 HS trình bày sơ đồ tư duy, HS trong lớp bổ sung. Cho học sinh nêu các khái niệm : Đơn chất, hợp chất. - Nêu các khái niệm và nêu tên gọi, cách phân loại của các hợp chất : Oxit, bazơ, muối, axit. GV : Em hãy nêu sự khác nhau giữa đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ? KG : Oxit axit khác oxit bazơ ở điểm nào ? GV : Cho học sinh nêu các khái niệm phân tử khối, nguyên tử khối, khối lượng mol. Hoạt động II Kiến thức về các công thức tính toán. (20 phút) HS : Hoạt động nhóm(4HS 1 nhóm) Nghiên cứu sơ đồ hoạt động theo kĩ thuật khăn phủ bàn: 5 phút hoạt động cá nhân, 3 phút thảo luận đưa ra kết luận chung HS: Hoạt động nhóm nêu các công thức : - n, CM , Vdd: n = CM . Vdd ; CM = , Vdd= HS : Nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức. - n, m, M : n = ; m = n.M ; M =. HS : Nêu được ýa nghĩa của các đại lượng trong công thức vừa nêu. - n, Vkhí : n = ; V = 22,4 . n - n, C% : C% = ; n= HS : Hoạt động cá nhân biểu diễn nồng độ phần trăm theo nồng độ dung dịch. C%= Trong đó : M là khối lượng mol của chất tan, d là khối lượng riêng của dung dịch. HS : Dùng công thức tính tỉ khối của chất khí : - dA/B = ; MA= dA/B. MB; MB=. Đối với không khí : kk = 29. HS : Nêu các bước tính theo phương trình hóa học : - Viết phương trình hóa học. - Tính số mol của chất đã cho dữ liệu có thể chuyển đổi thành số mol trong bài toán. - Theo phương trình hóa học tính số mol của chất bài toán yêu cầu xác định. - Chuyển sang khối lượng hoặc thể tích, nồng độ ..... Theo yêu cầu của bài toán. GV : Sử dụng giấy A2 cho các nhóm hoạt động theo sơ đồ kĩ thuật dạy học “Khăn phủ bàn”. Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ, viết các công thức tính trong sơ đồ. GV : Cho đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận . YK : Em hãy nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức M =. vừa nêu ? GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng. GV: Em hãy biểu diễn công thức tính nồng độ C% theo nồng độ dung dịch ? GV : Cho học sinh nghiên cứu, nhận xét, đánh giá cho đúng. GV : Làm thế nào để so sánh khí nào nặng hay nhẹ hơn khí nào bao nhiêu lần ? GV : Cho học sinh nêu các bước tính theo phương trình hóa học. GV : Cho cả lớp nhận xét, bổ sung cho đúng 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài, nghiên cứu chương I, bài 1 “Tính chất của oxit” : Theo em oxit có những tính chất hoá học nào ? Chúng được chia thành mấy loại ? 5. Đánh giá, rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ghi chú: KG: Câu hỏi dành cho HS Khá, giỏi; YK: Dành cho HS Yếu Kém Ngày soạn :18/08/2012 Ngày dạy:.................. Tiết : 2 Tính chất hóa học của oxit - phân loại oxit. I. mục tiêu: 1. Kiến thức :-HS biết những tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những phương trình hóa học để minh họa. - Học sinh hiểu được để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của các oxit đó. 2. Kỹ năng : Vận dụng những tính chất hóa học để giải các bài tập định tính và định lượng. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao. II. Phương tiện: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Chuẩn bị : - Hóa chất: Nước cất, Bột CuO, CaO, ddHCl -Dụng cụ: muỗng sắt, ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet... Iii. Hoạt động học tập : 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I Nghiên cứu tính chất hóa học của oxit bazơ . (18 phút) 1. Tác dụng với nước. HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Hiện tượng : ống chứa CaO tác dụng với nước toả nhiệt và tạo thành dd Ca(OH)2, còn ống nghiệm chứa CuO không có hiện tượng gì sảy ra : - PTHH : CaO + H2OCa(OH)2. HS : Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ. 2. Tác dụng với axit. HS : Nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột CuO màu đen, nhỏ tiếp 2 -3 giọt dd HCl vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được: Bột CuO tan ra tạo thành dung dịch có màu xanh của muối đồng II clorua. PTHH: CuO + 2 HCl CuCl2 + H2O ( r) (dd) (dd) (l) HS : Oxit bazơ tác dụng với axit tạo ra dung dịch muối và nước. 3. Tác dụng với oxit axit. HS : Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối. PTHH : CaO + CO2 CaCO3 ( r ) (k) (r ) GV : Phân chia nhóm, nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, cho học sinh hoạt động nhóm làm các thí nghiệm sau : - Cho cùng lúc CaO và CuO vào 2 ống nghiệm, nhỏ nước dần dần vào cả 2 ống nghiệm, quan sát hiện tượng sảy ra. GV : Vậy qua thí nghiệm trên em rut ra được kiến thức gì về tính chất của oxit bazơ với nước ? YK: Em hãy nêu khái niệm OxitBazơ? GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm trong SGK nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm. GV : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất hóa học của oxit bazơ với axit ? GV : Em hãy nghiên cứu SGK và cho biết oxit bazơ tác dụng với oxit axit thì sản phẩm là gì ? KG: Qua các tính chất trên em hãy giải thích tại sao vôi sống(CaO) để trong không khí lại nhanh hư? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. Hoạt động II Nghiên cứu tính chất hóa học của oxit axit. (15 phút) HS : Hoạt mỗi nhóm hoạt động cá nhân sau đó thảo luận để đưa ra kết luận chung về tính chất hóa học của oxit axit. 1. Tác dụng với oxit bazơ. - Một số oxit axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. VD : Na2O + CO2 Na2CO3 (r ) (k) (r ) 2. Tác dụng với nước . - Một số oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit. VD : P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (k) (l) (dd) 3. Tác dụng với dd bazơ. - Một số oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo thành muối. VD : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3+ H2O (k) (dd) (r ) (l) GV : Cho học sinh hoạt động nhóm theo kĩ thuật “Khăn phủ bàn” tìm hiểu tính chất hóa học của oxit axit. GV: Cho đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - giáo viên nhận xét, đánh giá. Hoạt động III Nghiên cứu phân loại oxit. (7 phút) HS : Để phân loại oxit người ta dựa vào tính chất hóa học của chúng với nước, axit, bazơ.... - Các oxit được chia thành 4 loại : Oxit axit. Oxit bazơ. Oxit trung tính và oxit lưỡng tính. HS : Trả lời câu hỏi của giáo viên như SGK. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu cách phân loại oxit. GV : Yêu cầu học sinh cho biết oxit trung tính là oxit như thế nào, tương tự với oxit lưỡng tính ? GV : Cho học sinh nhận xét, đánhg giá, bổ sung cho đúng. 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kĩ lại bài trong SGK. -Làm bài tập từ 1 đến 6 SGK trang 6. - Nghiên cứu trước bài “ Một số oxit quan trọng” : Theo em CaO có những tính chất và ứng dụng gì ? 5. Đánh giá, rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn :17/08/2009 Ngày dạy:22/08/2009 Tiết : 3 một số oxit quan trọng. “canxi oxit”. I. mục tiêu: 1. Kiến thức :-HS biết những tính chất hóa học của canxi oxit, biết được những ứng dụng và phương pháp điều chế trong công nghiệp . 2. Kỹ năng : Vận dụng những tính chất hóa học để giải các bài tập lí thuyết và bài tập thực hành hóa học. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài. II. Phương tiện: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Dụng cụ và hóa chất. a. Dụng cụ : ống nghiệm, pipét, sơ đồ hình 1.4 và hình 1.5 phóng to. b. Hóa chất : Nước, CaO, dd HCl. Iii. Hoạt đ ộng học tập : 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của oxit bazơ ? Viết phương trình hóa học để minh họa ? 3. Nêu vấn đề bài mới : Theo em Canxi oxit có những tính chất nào ? Nó có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ở nước ta ? 4. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I Nghiên cứu tính chất hóa học của Canxi oxit . (18 phút) 1. Tác dụng với nước. HS : Hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Hiện tượng : Có khói bốc lên, phản ứng toả nhiệt, đồng thời có chất rắn màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm, dd trong xuốt. - PTHH : CaO + H2OCa(OH)2. (r ) (l) (r ). HS : Sản phẩm tạo thành là Canxi hiđroxit, là một chất ít tan trong nước. 2. Tác dụng với axit. HS : Nêu mục tiêu của thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột CaO, nhỏ tiếp 2 -3 giọt dd HCl vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được: Bột CaO tan ra tạo thành dung dịch không màu, đồng thời ống nghiệm nóng lên, chứng tỏ phản ứng tỏa nhiệt. PTHH: CaO + 2 HCl CaCl2 + H2O ( r) (dd) (dd) (l) 3. Tác dụng với oxit axit. HS : Canxi oxit tác dụng với một số oxit axit tạo thành muối. PTHH : CaO + CO2 CaCO3 ( r ) (k) (r ) HS : Canxi oxit là một oxit bazơ. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. GV : Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về phản ứng và sản phẩm tạo thành ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. GV : Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu tính chất hóa học của Canxi oxit với oxit axit ? GV : Qua những tính chất hóa học trên ta phân loại Canxi oxit trong nhóm oxit nào ? Hoạt động II Nghiên cứu ứng dụng của canxi oxit . (7 phút) HS : Hoạt động cá nhân nêu ứng dụng của Canxi oxit. - Dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp xây dựng, luyện kim, làm nguyên liệu cho hóa học, làm nguyên liệu để khử chua đất trồng trọt, khử trùng, hút ẩm.... GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của Canxi oxit . KG : Tại sao CaO lại được dùng để khử chua đất trồng trọt ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung và đánh giá cho đúng. Hoạt động III Nghiên cứu phương pháp sản xuất Canxi oxit . (13 phút) HS : Sản xuất CaO trong công nghiệp theo các bước chính sau: - Cho nguyên liệu vào lò nung : CaCO3, than đá. - Nâng nhiệt độ : Đốt cho than đá cháy, tỏa nhiệt để phân hủy CaCO3 thành CaO. PTHH : CaCO3 CaO + CO2 (r ) (r ) (k) HS : ưu điểm : Sản xuất một mẻ được nhiều hơn, giá re hơn, cần ít nhân công lao động hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. HS : Làm bài tập 1.a tại lớp. - Hòa tan cả hai chất vào 2 ống nghiệm, sục khí CO2 vào cả hai ống nghiệm, ống nghiệm nào có kết tủa là ống chưa Ca(OH)2, vậy ta phân biệt được CaO và Na2O. GV : Cho học sinh nghiên cứu các sơ đồ 1.4 và 1.5 phóng to : YK : Em hãy nêu các bước chính sản suất CaO trong công nghiệp ? GV : So với lò thủ công thì lò công nghiệp có ưu điểm gì ? GV : Cho học sinh làm bài tập tại lớp bài tập 1.a SGK trang 9. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá cho đúng . 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kĩ lại bài trong SGK. -Làm bài tập từ 1 đến 4 SGK trang 9. - Nghiên cứu trước bài “ Lưu huỳnh đi oxit.” . Theo em SO2 có những tính chất hoá học gì ? Nó có ứng dụng gì trong cuộc sống ? 5. Đánh giá, rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn :17/08/2009 Ngày dạy:25/28/2009 Tiết : 4 một số oxit quan trọng. “lưu huỳnh đi oxit”. I. mục tiêu: 1. Kiến thức :-HS biết những tính chất hóa học của lưu huỳnh đi oxit, biết được những ứng dụng và phương pháp điều chế trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. 2. Kỹ năng : Vận dụng những tính chất hóa học để giải các bài tập lí thuyết và bài tập thực hành hóa học. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài. II. Phương tiện: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Dụng cụ và hóa chất. a. Dụng cụ : ống nghiệm, pipét, bộ điều chế lưu huỳnh đi oxit, giấy quỳ tím, cốc thủy tinh. b. Hóa chất : Na2SO3, dd Ca(OH)2, dd HCl. Iii. Hoạt đ ộng học tập : 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của Canxi oxit ? Viết phương trình hóa học để minh họa ? 3. Nêu vấn đề bài mới : Theo em Lưu huỳnh đi oxit có những tính chất nào ? Nó có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ở nước ta ? 4. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I Nghiên cứu tính chất hóa học của Lưu huỳnh đi oxit . (18 phút) HS : Lưu huỳnh đi oxit là chất khí không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí. 1. Tác dụng với nước. HS : Hoạt động nhóm quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên - nhận xét hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học. Hiện tượng : Có khí bay ra qua ống dẫn khí tan vào ống nghiệm chứa nước làm hồng giấy quỳ tím. - PTHH : SO2+ H2OH2SO3. (k ) (l) (dd ). HS : Dung dịch làm hồng giấy quỳ tím đó là dd axit sunfurơ H2SO3. 2. Tác dụng với dd bazơ. HS : Quan sát hiện tượng theo nhóm và giải thích, viết phương trình hóa học . Thí nghiệm : Sục khí SO2 qua ống dẫn khí vào cốc đựng dd Ca(OH)2. Hiện tượng quan sát được: Có kết tủa màu đục xuất hiện, đó là kết tủa CaSO3 tạo ra khi SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2. PTHH: SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 ( k) (dd) (r ) 3. Tác dụng với oxit bazơ. HS : Lưu huỳnh đi oxit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối. PTHH : CaO + SO2 CaSO3 ( r ) (k) (r ) HS : Lưu huỳnh đi oxit là một oxit axit. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu tính chất vật lí của SO2. GV : Giới thiệu các dụng cụ điều chế SO2 cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh quan sát hình minh họa SGK, quan sát biểu diễn thí nghiệm của giáo viên nêu nhận xét. KG : Vậy dung dịch làm hồng giấy quỳ tím đó là dung dịch gì ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng. GV : Biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát, yêu cầu học sinh nêu hiện tượng quan sát được và giải thích. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu tính chất hóa học của SO2 khi tác dụng với oxit bazơ. GV : Qua những tính chất hóa học trên ta phân loại Lưu huỳnh đi oxit trong nhóm oxit nào ? Hoạt động II Nghiên cứu ứng dụng của Lưu huỳnh đi oxit . (7 phút) HS : Hoạt động cá nhân nêu ứng dụng của Lưu huỳnh đi oxit. - Phần lớn SO2 được dùng làm sản xuất H2SO4, dùng làm chất tẩy trắng, dùng diệt nấm mốc.... GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của lưu huỳnh đi oxit . GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung và đánh giá cho đúng. Hoạt động III Nghiên cứu phương pháp sản xuất Lưu huỳnh đi oxit . (13 phút) 1. Trong phòng thí nghiệm. HS : Để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ta dùng các muối Sun phit cho tác dụng với axit ( HCl, H2SO4....). PTHH : Na2SO3 +2HCl2NaCl +SO2+ H2O (dd) (dd) (dd) (k) (l) 2. Trong công nghiệp. HS : Trong công nghiệp người ta thường sản xuất SO2 bằng cách : - Đốt lưu huỳnh trong không khí. PTHH : S + O2 SO2 (r ) (k) (k) - Đốt quặng pirit sắt: FeS2. PTHH : 2FeS2 + 7O2 2Fe2O3 + 4SO2 (r ) (k) (r ) (k). HS : Hoạt động nhóm làm bài tập 3. - Khí oxi và khí hiđro có thể làm khô khi lẫn hơi nước bằng CaO đựơc còn hai khí trên thì không đựơc vì chúng tác dụng được với CaO. - PTHH : CaO + CO2 CaCO3 (r ) (k) (r) CaO + SO2 CaSO3 (r ) (k) (r ) GV : Em đã quan sát thí nghiệm của giáo viên để điều chế SO2, vậy em hãy nghiên cứu thông tin qua SGK nêu phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ? GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá cho đúng . GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu các phương pháp sản xuất lưu huỳnh đi oxit trong công nghiệp. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, cho điểm cho đúng. GV : Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 3 SGK trang 11. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá cho đúng, giáo viên nhận xét, đánh giá cho điểm. 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kĩ lại bài trong SGK. -Làm bài tập từ 1 đến 6 SGK trang 11. Hướng dẫn bài tập 6* : - Tính số mol của SO2 và Ca(OH)2 - Viết phương trình hóa học và tính xem chất nào phản ứng hết và chất nào không phản ứng hết. - Dựa theo phương trình hóa học tính khối lượng của chất sản phẩm trong phản ứng trên. - Nghiên cứu trước bài “ Tính chất hóa học của axit.”. Em hãy nghiên cứu bài mới và nêu tính chất hoá học của axit ? 5. Đánh giá, rút kinh nghiệm : .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Ngày soạn :19/08/2009 Ngày dạy:28/08/2009 Tiết : 5 tính chất hóa học của axit. I. mục tiêu: 1. Kiến thức :-HS biết những tính chất hóa học chung của axit và dẫn ra được phương trình hóa học để chứng minh cho các tính chất đó. 2. Kỹ năng : Vận dụng những tính chất hóa học để giải các bài tập lí thuyết và bài tập thực hành hóa học, giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên có liên quan đến tính chất của các axit. 3. Thái độ : Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài. II. Phương tiện: 1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài. 3. Dụng cụ và hóa chất. a. Dụng cụ : ống nghiệm, đũa thủy tinh, giấy quỳ tím. b. Hóa chất : Fe2O3, dd Ca(OH)2, dd HCl, Al, Zn, dd H2SO4. Iii. Hoạt đ ộng học tập : 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của Lưu huỳnh đi oxit ? Viết phương trình hóa học để minh họa ? 3. Nêu vấn đề bài mới : Theo em các axit có những tính chất có những tính chất hóa học nào ? 4. Tiến trình học bài: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động I Nghiên cứu tính chất làm đổi màu chất chỉ thị . (5 phút) HS : Quan sát, nêu hiện tượng. Hiện tượng : Giấy quỳ tím đổi màu thành màu đỏ . Kết luận : dd axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu đỏ . GV : Cho học sinh quan sát hiện tượng khi cho giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng dd HCl. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung cho đúng . Hoạt động II Nghiên cứu tác dụng của axit với kim loại . (10 phút) HS : Hoạt động nhóm nêu mục tiêu vcà các bước tiến hành thí nghiệm - Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Thí nghiệm : Lấy 2 ống nghiệm, ống thứ nhất chovào 2 - 3 viên kẽm, ống thứ hai cho vào một dây đồng, cho vào cả hai ống nghiệm dd HCl, quan sát hiện tượng. Hiện tượng : ống thứ nhất có khí bay lên, các viên kẽm tan ra, ống thứ hai không thấy hiện tượng gì sảy ra. PTHH : Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (r ) (dd) (dd) (k). HS : dd axit tác dụng với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđro. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu mục tiêu của thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm . KG : dd H2SO4 cũng có tính chất tương tự . Vậy em có nhận xét gì về tính chất của các dd Axit khi cho tác dụng với kim loại ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung và đánh giá cho đúng. Hoạt động III Nghiên cứu tác dụng của axit với oxit bazơ . (10 phút) HS : Làm thí nghiệm theo nhóm . Thí nghiệm : Cho vào ống nghiệm chứa dd H2SO4 một ít bột Fe2O3, quan sát hiện tượng. Hiện tượng : Bột Fe2O3 tan ra, dd chuyển thành màu vàng nâu. PTHH : Fe2O3 + 3H2SO4Fe2(SO4)3 + 3H2O (r) (dd) (dd) (l) HS : Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm. GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá cho đúng . GV : Qua thí nghiệm trên em rút ra nhận xét gì về tính chất của axit khi tác dụng với các oxit bazơ ? GV : Cho học sinh nhận xét, đánh giá. Hoạt động IV Nghiên cứu tác dụng của axit với Bazơ . (10 phút) HS : Hoạt động nhóm nêu mục tiêu vcà các bước tiến hành thí nghiệm - Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Thí nghiệm : Lấy ống nghiệm cho vào đó một ít Cu(OH)2, nhỏ 2- 3 ml dung dịch HCl ta thấy Cu(OH)2 màu xanh bị tan ra đồng thời dung dịch chuyển thành màu xanh .. PTHH : Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + H2O (r ) (dd) (dd) (l). HS : dd axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước - Đây là phản ứng trung hòa. GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nêu mục tiêu của thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm - Làm thí nghiệm theo nhóm . YK : Em hãy nêu các hiện tượng mà em quan sát được trong thí nghiệm trên ? GV : Tương tự như HCl thì dd H2SO4 củng có những tính chất tương tự . Vậy em có nhận xét gì về tính chất của các dd Axit khi cho tác dụng với bazơ ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung và đánh giá cho đúng. Hoạt động V Nghiên cứu axit mạnh - axit yếu . (5 phút) HS : Hoạt động cá nhân nêu yếu tố dùng để phân biệt các axit mạnh và các axit yếu . Dựa vào tính chất hóa học của các axit để phân loại các axit. - Các axit mạnh như : HCl, HNO3, H2SO4..... - Các axit yếu như : H2CO3, H2S.... GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK và cho biết để phân biệt được axit mạnh, axit yếu người ta đã dựa vào yếu tố nào ? GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung và đánh giá cho đúng. 4. Hướng dẫn học bài: Giáo viên cho học sinh củng cố bài. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kĩ lại bài trong SGK. -Làm bài tập từ 1 đến 4 SGK trang 14. - Nghiên cứu

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa hoc 9 chuan.doc