1) Kiến thức:
-Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức hóa học cơ bản đã được học ở cấp THCS có liên qua trực tiếp đến chương trình lớp 10.
-Phân biệt các khái niệm cơ bản và triều tượng: Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.
162 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 ôn tập đầu năm môn hóa (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19 / 08 /2011
Ngày giảng: 23 /08 /2011
Tiết 1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM (Tiết 1)
I)MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
-Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức hóa học cơ bản đã được học ở cấp THCS có liên qua trực tiếp đến chương trình lớp 10.
-Phân biệt các khái niệm cơ bản và triều tượng: Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.
2) Kĩ năng:
-Rèn luyện kỹ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản, tỉ khối của chất khí,….
-Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol (M), khối lượng chất (m), số mol (n), thể tích khí ở đktc (V) và số mol phân tử chất (A).
3) Thái độ:
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc, sáng tạo.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.
II) CHUẨN BỊ :
1) Chuẩn bị của giáo viên:
-Hệ thống câu hỏi và bài tập gợi ý.
2) Chuẩn bị của học sinh:
-Ôn tập các kiến thức thông qua các họat động.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp: A5:
A6:
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV: Đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Hãy nhắc lại các kiến thức hóa học đã học?
HS cần trả lời được đó là : Cấu tạo nguyên tử, các loại phản ứng hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tử, nguyên tố, chất….
3/ Giảng bài mới:
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: Yêu cầu các nhóm học sinh nhắc lại các khái niệm: Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp? Cho ví dụ?
GV: bổ sung và hoàn chỉnh, sau đó yêu câu học sinh nhắc lại.
GV: tóm tắt lại nội dung trên bảng.
HS: thảo luận phát biểu, đưa ra ví dụ.
HS: Nhắc lại các khái niệm.
I) CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
-Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện.
-Nguyên tố H2 là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
-Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
-Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm mol là gì? Khối lượng mol là gì?
GV: lấy ví dụ với Fe và H2 để HS hiểu cụ thể.
GV: chia nhóm HS và yêu cầu mỗi nhóm HS thảo luận cho biết có các công thức tính số mol nào?
GV: bổ sung và tóm tắt thành sơ đồ.
GV: cung cấp ví dụ cho HS các nhóm tính.
HS: trả lời.
HS: thảo luận nhóm và trình bày câu trả lời.
HS: thảo luận tính toán kết quả và trả lời.
II) MOL:
Mol là lượng chất có chứa N(6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Khối lượng mol (M)là khối lượng tính bằng gam của 1mol chất đó.
Ví dụ: 1mol Fe có chứa 6.1023 nguyên tử Fe. 1 mol H2 có chứa 6.1023 phân tử H2.
Các công thức tính số mol:
m=n.M
n=V/22.4
m
V
n=m/M
V=n.22.4
n
n=A/N
A=n.N
A
A:số phân tử; n:số mol;V:thể tích ở đktc; m: khối lượng.
Ví dụ: Tính số mol của: 5,6 gam Fe, 3,36 lít CO2 ở đkc.
nFe=5,6/56=0,1 mol.
n(CO2)=3,36/22,4=0,15 mol.
GV: Yêu cầu các nhóm học sinh nêu Hóa trị của một nguyên tố? Định luật bảo toàn khối lượng ?
GV: bổ sung và hoàn chỉnh.
GV: yêu cầu HS nhắc lại nội dung định luật bảo toàn khối lượng.
GV: biểu diễn pư tổng quát và yêu cầu HS cho biết biểu thức.
HS: trả lời.
HS: nêu nội dung định luật.
HS: ghi biểu thức tính vào bảng.
III) HÓA TRỊ, ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG:
Cách viết CTPT dựa vào hóa trị: AB
ax = by
Định luật bảo toàn khối lượng: trong một phản ứng hóa học tổng khối lượng các chất tham gia pư bằng khối lượng các chất tạo thành.
A+B-->C+D thì
mA+mB = mC+mD
GV: cung cấp nội dung bài tập: hãy điền vào ô trống của bảng sau các số liệu thích hợp.
Số p
Số n
Số e
Ngtử 1
19
20
?
Ngtử 2
?
18
17
Ngtư 3
19
21
?
Ngtử 4
17
20
?
Trong 4 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?
Sau đó mời 2 HS lên bảng trình bày.
HS: suy nghĩ và trả lời.
IV) BÀI TẬP:
Số p
Số n
Số e
Ngtử 1
19
20
19
Ngtử 2
17
18
17
Ngtử 3
19
21
19
Ngtử 4
17
20
17
b) Nguyên tử 1 và 3 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số p là 19 (nguyên tố ka li)
Nguyên tử 2 và thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì có cùng số p là 17 (nguyên tố Clo)
GV: cung cấp bài tập, yêu cầu HS nhắc lại CT cần vận dụng để áp dụng tính.
HS nhắc lại các CT liên hệ và tính.
Một hỗn hợp khí A gồm 0,8 mol O2; 0,2 mol CO2 và 2 mol CH4 .
Giải:
mA= m(O2)+m(CO2)+m(CH4)
=0,8.32+0,2.44+2.16=66,4 (gam).
4/ Dặn dò :
-Về nhà xem lại các nội dung : tỉ khối hơi của chất khí, dung dịch, sự phân loại các chất vô cơ.
-Làm bài tập sau : : Một hỗn hợp khí A gồm 0,8 mol O2; 0,2 mol CO2 và 2 mol CH4 .
Cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí? Bao nhiêu lần?
Tính % thể tích và % khối lượng mỗi khí trong A?
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Ngày soạn : 21 / 08 / 2011
Ngày giảng: 25 / 08 / 2011
Tiết 2 ÔN TẬP ĐẦU NĂM (Tiết 2)
I)MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
-Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức hóa học cơ bản đã được học ở cấp THCS có liên qua trực tiếp đến chương trình lớp 10.
- Các khái niệm cơ bản về dung dịch và sử dụng thành thạo các công thức tính tan, nồng độ %, nồng độ mol, khối lượng riêng dung dịch.
2) Kĩ năng:
-Rèn luyện kỹ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản, tỉ khối của chất khí,….
-Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol (M), khối lượng chất (m), số mol (n), thể tích khí ở đktc (V) và số mol phân tử chất (A).
-Rèn luyện kỹ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản mà ở lớp 8,9 các em đã làm quen.
3) Thái độ:
-- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc, sáng tạo.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.
II) CHUẨN BỊ :
1) Chuẩn bị của giáo viên:
-Hệ thống câu hỏi và bài tập gợi ý.
2) Chuẩn bị của học sinh:
-Ôn tập các kiến thức GV đã dặn dò trước.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp: A5
A6
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Giảng bài mới:
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: Từ mối quan hệ giữa số mol n và thể tích V trong sơ đồ đưa ra mối quan hệ giữa các giá trị V và n trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về tỉ khối của chất khí.
GV yêu cầu HS trả lời khối lượng mol của không khí là bao nhiêu? Tỉ khối hơi của khí A so với không khí được tính như thế nào?
HS phát biểu và viết biểu thức.
HS trả lời.
I) TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ A SO VỚI B:
VA=VBnA=nB trong cùng điều kiện T,P.
d = =
Mkk=29
dA/kk = MA/29
GV yêu cầu HS nhắc khái niệm về dung dịch và độ tan, viết biểu thức tính.
GV cho HS nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan.
GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là nồng độ mol, nồng độ %? Viết các công thức tính.
GV cung cấp thêm các công thức tính khối lượng riêng từ đó yêu cầu các nhóm HS thay thế để tìm ra biểu thức liên hệ giữa nồng đọ mol và nồng độ %.
HS phát biểu và viết các biểu thức.
HS trả lời.
HS trả lời và viết các công thức tính.
HS thảo luận và trình bày cách thay thế để có biểu thức liên hệ.
II) DUNG DỊCH :
1) Độ tan:
.mdd = mct + mdm
.Độ tan S = .100 (g)
Đa số chất rắn: S tăng khi to tăng.
Với chất khí: S tăng khi t0 giảm, p tăng.
Nếu mt = S dd bão hòa.
Nếu mt < S dd chưa bão hòa.
Nếu mt > S dd quábão hòa.
2) Nồng độ % và nồng độ mol:
C% = .100 (%)
CM = .
d = m/V
=> CM =
GV: Các hợp chất vô cơ được chia thành bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?
GV Cho mỗi nhóm HS ứng với mỗi loại lấy ví dụ 10 chất và ghi vào bảng.
HS trả lời.
HS trao đổi và ghi các chất vào bảng trả lời của nhóm mình.
III) PHÂN LOẠI CÁC CHẤT VÔ CƠ : chia 4 loại:
a) Oxit:
-Oxit bazơ: CaO, FeO, CuO…
-Oxit axit: CO2, SO2,…
b) Axit: HCl, H2SO4,…
c) Bazơ: NaOH, KOH,…
d) Muối: KCl, Na2SO4,…
GV cung cấp nội dung bài tập cho HS vận dụng các công thức về dung dịch để tính toán.
GV: Có phản ứng nào xảy ra? Chất nào còn dư?
GV yêu cầu HS tính số mol của AgNO3 và HCl.
GV hướng dẫn tính toán kết quả.
HS đọc đề bài, phân tích và thảo luận với nhóm để tìm cách giải.
HS trả lời.
HS tính số mol.
IV) BÀI TẬP:
Cho 500 ml dd AgNO3 1M (d = 1,2 g/ml) vào 300ml dd HCl 2M (d = 1,5g/ml). Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l các chất tạo thành. Giả sử chất rắn chiếm thể tích không đáng kể.
Giải:
nHCl = 0,6 mol; nAgNO3 = 0,5 mol.
Phương trình pứ:
AgNO3 + HCl --> AgCl + HNO3
0,5 0,5 0,5 0,5
HNO3 0,5 mol; HCl còn dư 0,1 mol.
V dd sau pứ = 0,5 + 0,3 = 0,8 lit
Suy ra: CM (HCl) = 0,1/0,8 = 0,125M
CM (HNO3) = 0,5/0,8 = 0,625M
m dd AgNO3 = 500. 1,2 = 600g
m dd HCl = 300. 1,5 = 450g.
m AgCl = 0,5.143,5 = 71,75g
m dd sau pứ = 600 + 450 – 71,75 = 978,25 g
C%(HNO3) = .100 =3,22%
C% (HCl)= .100 = 0,37%
GV cung cấp bài tập trắc nghiệm, yêu cầu HS nhắc lại CT cần vận dụng để áp dụng tính.
HS nhắc lại các CT liên hệ và tính.
Có 4 chất rắn: CaO, HCl, NaNO3, KCl. Số chất phản ứng với H2O tạo ra bazơ là:
A.1 B.2 C.3 D.4
4/ Dặn dò :(2 phút)
-Về nhà xem trước bài mới.
-Làm bài tập sau : Hòa tan 15,5 g Na2O vào nước thu được 0,5 lit dd A.
a)Viết phương trình phản ứng và tính CM của dd A.
b)Tính thể tích dd H2SO4 20% (d = 1,14 g/ml) cần dùng để trung hòa hết dung dịch A.
c)Tính CM các chất trong dd sau phản ứng.
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Ngày soạn : 27/08/2011
Ngày giảng : 30/08/2011
Tiết 3 : Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I) MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Học sinh biết: Đơn vị tính khối lượng, kích thước của nguyên tử, kí hiệu, khối lượng và điện tích của các hạt electron, proton, nơtron.
Học sinh hiểu: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố. Nguyên tử có cấu tạo phức tạp, nguyên tử có cấu tạo rỗng.
2/ Kĩ năng:
Quan sát mô hình thí nghiệm, rút ra kết luận.
So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
Tính được khối lượng và kích thước của nguyên tử.
3/ Thái độ:
Yêu mến các môn khoa học.
Tinh thần làm việc nghiêm túc, có ý thức tự giác học tập, tự vươn lên.
II) CHUẨN BỊ:
1/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh về một số nhà Bác học nghiên cứu, phát hiện thành phần cấu tạo nguyên tử.
- Sơ đồ tóm tắt thí nghiệm tìm ra tia âm cực (H1.1 và 1.2 SGK)
- Mô hình thí nghiệm khám phá hạt nhân nguyên tử (H1.3 SGK)
2/ Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc lại SGK lớp 8, phần cấu tạo nguyên tử.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Giảng bài mới:
GV giới thiệu bài mới:GV giới thiệu sơ lược các nội dung của bài mới sẽ tìm hiểu.
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại: Nguyên tử là gì? Nguyên tử được tạo từ những hạt nào? Kí hiệu các hạt.
GV: Cho HS đọc SGK thảo luận nhóm về sự tìm ra electron và hạt nhân
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ mang điện âm. Nguyên tử tạo bởi 3 lọai hạt proton, nơtron và electron.
HS: Cá nhân Nghiên cứu hình vẽ 1.1, 1.2 SGK /trang 4 và thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
I-Thành phần cấu tạo của nguyên tử.
1) Electron:
a) Sự tìm ra electron:
- Tia âm cực gồm chùm hạt electron mang điện tích âm và mỗi hạt đều có khối lượng được gọi là electron.
b)Khối lượng, điện tích.
me = 9,1.10-31 kg.
qe = -1,6.10-19 (C)= 1-
GV: Sử dụng hình 1.3 SGK mô tả thí nghiệm, yêu cầu hình sinh nhận xét.
Kết quả thí nghiệm cho thấy điều gì?
HS: Thảo luận nhóm và nhận xét từng hiện tượng .
Hầu hết các hạt đều xuyên thẳng qua lá vàng chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng. Một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu hoặc bị bật trở lại chứng tỏ tâm nguyên tử là hạt nhân mang điện tích dương.
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận về thành phần cấu tạo nguyên tử.
2) Sự tìm ra hạt nhân:
-Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
-Hạt mang điện tích dương
có kích thước nhỏ so với nguyên tử nằm ở tâm đó là hạt nhân nguyên tử.
GV: yêu cầu học sinh đọc SGK tìm ra các thông tin về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
HS: Thảo luận nhóm rút ra kết luận về thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
3) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử:
+ Chứa proton (p) và nơtron (n).
+ Khối lượng: mp mn =1,67.10-27kg 1u.
+Điện tích:
qp = + 1,6.10-19 (c) = 1+.
qn = 0 (hạt trung hòa)
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: so sánh đường kính của các hạt cấu tạo nên nguyên tử? Đường kính của nguyên tử và của hạt nhân?
GV giới thiệu về đơn vị nguyên tử u. Tính đơn vị u theo kg từ đó yêu cầu HS tính khối lượng của các hạt p và n theo đơn vị u.
HS: đọc SGK, thảo luận nhóm và rút ra nhận xét, so sánh đường kính nguyên tử, hạt nhân,…
HS tính khối lượng của hạt p và n theo đơn vị u và kết luận.
II- Kích thước và khối lượng của nguyên tử.
1/ Kích thước:
dnt = 10-10 m =10-1nm =1A0
dhn=10-14 m =10-5 nm =10-4.
(A0)
de=dp =10-17m =10-8nm =
10-7 A0.
2/ Khối lượng: 1u = 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12. Nguyên tử này có khối lượng là 19,9265.10-27kg.
1u = 19,9265.10-27/12= 1,6605.10-27kg .
mp mn 1u.
GV yêu cầu HS tính khối lượng của nguyên tử Cacbon và nguyên tử Hiđro theo đơn vị u.
HS: từ khối lượng của nguyên tử theo kg tính ra đơn vị u.
mc = 19,9265.10-27/1,6605.10-27 = 12u.
mC = 1,67.10-27/1,66.10-27 1u.
4/ Dặn dò: (2 phút)
-Về nhà học bài cũ và xem trước bài hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hoá học, đồng vị.
-Làm bài tập sau: 3,4,5 sgk/9
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 29/08/2011
Ngày giảng : 01/09/2011
Tiết 4 Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
I)MỤC TIÊU:
1) Kiến thức:
Giúp HS biết và hiểu được:
- Khái niệm về số đơn vị điện tích hạt nhân, phân biệt số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) với khái niện điện tích hạt nhân (Z+).
- Kí hiệu nguyên tử.
- Khái niệm về số khối, quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số electron trong nguyên tử. Khái niệm về nguyên tố hóa học và số hiệu nguyên tử.
2) Kĩ năng:
-Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân biệt các khái niệm khác nhau.
-Rèn luyện kỹ năng tính toán các đại lượng thông qua kí hiệu nguyên tử.
3) Thái độ:
- Rèn thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc, sáng tạo.
- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch.
II) CHUẨN BỊ :
1) Chuẩn bị của giáo viên:
-Hệ thống câu hỏi và bài tập gợi ý.
-Giáo án giảng dạy, SGK.
2) Chuẩn bị của học sinh:
-Học bài cũ và đọc trước bài mới.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số : A5 :
A6 :
2/ Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV: Cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử và đặc điểm của các thành phần đó?
HS cần trả lời được: gồm có proton, nơtron, electron. Và các đặc điểm của các loại hạt này.
3/ Giảng bài mới:
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: Liên hệ với phần kiểm tra bài cũ cho học sinh rút ra kết luận điện tích hạt nhân là điện tích của hạt nào?
Cho ví dụ?
GV: Cho HS tìm hiểu SGK và cho biết số khố là? Công thức tính? Cho ví dụ?
HS: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời.
Điện tích hạt nhân là điện tích của hạt proton.
HS: Cho ví dụ:
Oxi có 8 proton thì điện tích hạt nhân là
8 + và số đơn vị điện tích hạt nhân là 8.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
Cho ví dụ.
I)HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ:
1) Điện tích hạt nhân:
Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì điện tích hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Vì vậy:
số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e =Z
2) Số khối:
Số khối của hạt nhân (A) bằng tổng số prton(Z) và tổng số nơtron (N)
Công thức: A = Z + N
GV: Cho học sinh tìm hiểu SGK và nêu định nghĩa nguyên tố hóa học là gì?
Phân biệt khái niệm nguyên tử và nguyên tố?
GV: Cho học sinh tìm hiểu SGK và cho biết số hiệu nguyên tử là gì? Cho ví dụ?
GV: Mối quan hệ giữa số hiệu nguyên tử với các hạt cơ bản?
GV: Cho học sinh tìm hiểu SGK và giải thích các thông số trong kí hiệu?
GV:Từ kí hiệu nguyên tử ta biết được những thành phần nào liên liên quan đến nguyên tử?
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
HS: Cho ví dụ:
Tất cả các nguyên tử có Z = 8+ đều thuộc nguyên tố oxi.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
HS: Cho ví dụ:
Oxi có số đơn vị điện tích hạt nhân là 8. Vậy số hiệu nguyên tử của oxi là 8.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
HS: Cho ví dụ: Na cho biết Na có số khối A = 23, số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e = 11;Điện tích hạt nhân là 11+
II) NGUYÊN TỐ HÓA HỌC:
1)Định nghĩa:
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác số khối.
Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.
2) Số hiệu nguyên tử:
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Vậy:
số hiệu nguyên tử =số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e =Z
3) Kí hiệu nguyên tử:
X
X là kí hiệu nguyên tố.
A là số khối (A = Z + N)
Z là số hiệu nguyên tử.
GV phát phiếu học tập cho HS các nhóm yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày bài làm.
HS thảo luận và cử đại diện trình bày và so sánh các kết quả với nhau.
Nguyên tử
Số proton
Số nơtron
Số electron
Số khối
Điện tích hạt nhân
O
8
8
?
?
?
Na
11
?
?
23
?
Cl
?
?
?
35
17
K
?
20
19
?
?
S
?
17
?
33
?
Mg
12
?
?
24
?
Ca
?
20
?
?
20
4/ Dặn dò :(2 phút)
-Về nhà học bài cũ, đoc trước phần đồng vị và nguyên tử khối.
-Về nhà 1 đến 6 sgk / trang 10 và 1.18 đến 1.24 sbt / trang 6.
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Ngày soạn : 03/09/2011
Ngày giảng: 06/09/2011
Tiết 5 Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỒNG VỊ
(Tiếp theo)
I)MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: Giúp HS biết và hiểu được:
- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
- Cách xác định nguyên tử khối trung bình..
- Tính nguyên tử khối trung bình một cách thành thạo.
2) Kĩ năng:
-Rèn luyện kỹ năng tính toán nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học và ngược lại là tính nguyên tử khối của một đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình.
-Rèn luyện kỹ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế.
3) Thái độ:
- Rèn thái độ học tập có khoa học.
- Xây dựng thái độ đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm.
II) CHUẨN BỊ :
1) Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh vẽ các đồng vị của hiđro, phiếu học tập..
-Giáo án giảng dạy, SGK.
2) Chuẩn bị của học sinh:
- Thuộc bài cũ, đọc trước bài mới ở nhà và xem lại bài nguyên tử khối ở lớp 8..
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
GV: Xác định số proton, số nơtron và điện tích hạt nhân của các nguyên tử sau:
H
H
H
Cl
Cl
Số electron
Số nơtron
Điện tích hạt nhân
(GV nhận xét đánh giá điểm số)
3/ Giảng bài mới:
Tiến trình bài dạy:
\
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: Liên hệ với phần kiểm tra bài cũ cho học sinh rút ra định nghĩa đồng vị?
GV: Lưu ý cho học sinh về 2 đồng vị đặc biệt của hiđro.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
HS: Cho ví dụ khác 2 ví dụ trên.
Oxi có 3 đồng vị:
O , O , O
III) Đồng vị::
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.
VD: Hiđro có 3 đồng vị là:
H, H, H
Clo có 2 đồng vị là:
Cl, Cl
GV: Đơn vị khối lượng nguyên tử là gì? Nguyên tử khối là gì? Ý nghĩa của nguyên tử khối.
GV: Cho học sinh tìm hiểu công thức tính nguyên tử khối trung bình trong SGK và giải thích các thông số trong trong công thức ?
VD1: Như sgk /tr 13.
VD2: Nguyên tố X có 2 đồng vị là X1 và X2 với tỉ lệ số nguyên tử X1 và X2 lần lượt là 27:23. Hạt nhân nguyên tử X có 35proton.Trong nguyên tử X1 có 44 nơtron. Số nơtron của X2 nhiều hơn X1 là 2. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời.
Đơn vị khối lượng nguyên tử là u.
1u=1,66005.10-27kg
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ và đại diện trả lời:
- Nguyên tử khối trung bình?
- Công thức tính?
HS: Ap dụng tính khối lượng nguyên tử khối trung bình của clo.
HS: Thảo luận 5’ sau đó cử đại diện trình bày bài làm.
IV) Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.
1) Nguyên tử khối:
Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử. A = mP + mn
Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
2) Nguyên tử khối trung bình:
=
Trong đó A1, A2, A3,….là số khối của các đồng vị.
x, y, z,….là thành phần trăm của các đồng vị.
VD1:
==35,5
VD2: Xét 50 nguyên tử X thì có 27 nguyên tử X1 và 23 nguyên tử X2.
Số khối A1 = 35 + 44 =79
A2 =35 + 46=81
Ta có :
= = 79,92
GV phát phiếu học tập cho HS các nhóm yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày bài làm.
HS thảo luận và cử đại diện trình bày và so sánh các kết quả với nhau.
Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl, Natri có 2 đồng vị là 23Na và 24Na. Số phân tử NaCl là bao nhiêu? Viết các công thức của chúng.
Đáp án: 4 phân tử.
4/ Dặn dò :(1 phút)
-Về nhà học bài cũ, ôn lại kiến thức 2 bài 1 và 2 tiết sau luyện tập.
-Về nhà 1 đến 6 sgk / trang 10 và 1.18 đến 1.24 sbt / trang 6.
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Ngày soạn : 09/ 09 / 2011
Ngày giảng : 12 / 09 /2011
Tiết 6: Bài 3 : LUYỆN TẬP THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I.MỤC TIÊU :
1.Về kiến thức :
Củng cố kiến thức về :
- Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thước, khối lượng, điện tích của các hạt, định nghĩa nguyên tố hoá học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử trung bình.
2.Về kĩ năng :
-Xác định số e,p,n và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử .
-Xác định nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học .
3. Thái độ:
-Có tinh thần làm việc tập thể, theo nhóm.
-Có trách nhiệm giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II.CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của GV:
-Giáo án giảng dạy, tài liệu.
-Bài tập bổ sung cho HS thảo luận.
2/ Chuẩn bị của HS:
-Xem lại nội dung bài 1 và bài 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp: A5
A6
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu định nghĩ nguyên tố hóa học? Viết các công thức tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học và giải thích các đại lượng trong công thức.
Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức trọng tâm
GV: Đàm thoại cho HS điền các thông tin vào sơ đồ tóm tắc ?
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại kí hiệu nguyên tử . Từ đó ôn tập cho Hs về hạt nhân nguyên tử .
HS: Nhớ lại kiến thức cũ và tham khảo SGK trả lời.
HS: Viết lại kí hiệu nguyên tử và cho biết các đại lượng trong kí hiệu.
A.LÍ THUYẾT
1.Thành phần cấu tạo nguyên tử :
2.Kí hiệu nguyên tử : .
-A = Z + N : Số khối.
- số hiệu nguyên tử Z = số p = số e.
Vd :, Cho biết nguyên tử Al có :
Z=E=13, N =14, Z+ =13+ , mAl 27 u.
ôLưu ý : mntử Au.
- Với 82 nguyên tố đầu ( Z =1 g82) luôn có :
1 1,5.
GV: yêu cầu HS theo dõi nội dung bài tập 1 (sgk trang 15).
GV:Yêu cầu HS nhắc lại: khối lượng của e, của p và của n theo các đơn vị kg và g.
GV: Gợi ý cách làm bài tập 1: tính khối lượng của 7 e, 7pvà 7n và chú ý: khối lượng tính ra đơn vị là gam.
GV: Cho Hs khác nhận xét, rồi củng cố cho hS thấy được khối lượng của e rất nhỏ so với khối lượng nguyên tử .Vì vậy khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân.
mình.
HS: Nhắc lại khối lượng của các hạt e, p và n.
HS: Thảo luận và trình bày bài làm.
HS: Nhận xét và cho ý kiến của mình.
B.BÀI TẬP
Bài 1 :a. Hãy tính khối lượng(g) của nguyên tử Nitơ(gồm 7e, 7p, 7n ).
b. Tính tỉ số khối lượng của electron trong nguyên tử Nitơ so với khối lượng của toàn nguyên tử.
Bài làm:
- =7.1,6726.10-27 = 11,7082.10-27 kg.
- =7.1,6748.10-27kg = 11,7236.10-27kg.
- = 7. 9,1094.10-31 = 0,0064.10-27kg.
mNitơ = 23,4384.10-27kg.
= = 0,00027
GV: yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính nguyên tử khối trung bình.
HS trả lời và viết công thức tính.
Bài 2 : Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố K biết rằng trong tự nhiên thành phần phần trăm của các đồng vị K là :
93,258% , 0,012% , 6,73%
Bài làm:
= = 39,135
GV: yêu cầu HS đọc và phân tích đề bài 5 sgk trang 15.
GV : hãy cho biết đồng II oxit có CTPT là gì?
GV: căn cứ vào số đồng vị của Cu và O hãy cho biết và viết CTPT của các đông II oxit.
HS: đọc và phân tích đề bài.
HS: Trả lời: CuO.
HS: Thảo luận và trình bày bài làm.
Bài 4 : Viết công thức các loại đồng (II) oxit , biết rằng Đồng và Oxi có các đồng vị sau :
; ,.
Bài làm:
Có 6 CTPT:
63Cu16O , 63Cu17O , 63Cu18O , 64Cu16O , 64Cu17O , 64Cu18O
4/ Dặn dò: (2 phút)
-Về nhà làm các bài tập còn lại và xem trước bài 4: cấu tạo vỏ nguyên tử..
-Bài tập bổ sung:
Tổng số p, e, n trong nguyên tử một nguyên tố là 58. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Tính số hạt mỗi loại.
IV) RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG:
Ngày soạn : 10 /09 /2011
Ngày giảng : 13
File đính kèm:
- giao an hoa 10(1).doc