Bài giảng Tiết 1: Ôn tập hoá lớp 8

1/Kiến thức:

- Giúp học sinh khắc său những nội dung kiến thức về: chất, nguyên tử, phân tử.

Chất có những tính chất nhất định, nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của nguyên tố hoá học. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị các bon. Phân tử là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hoá học của chất.

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập hoá lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/09/2007 Ngày giảng: Loại chủ đề: Bám sát Tiết 1: Ôn tập hoá 8 I - Mục tiêu: 1/Kiến thức: - Giúp học sinh khắc său những nội dung kiến thức về: chất, nguyên tử, phân tử. Chất có những tính chất nhất định, nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của nguyên tố hoá học. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị các bon. Phân tử là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2/Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng. Kỹ năng phân biệt, phân tích 3/Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh II - Chuẩn bị: - Sách giáo khoa, sách ôn tập và sách rèn kỹ năng hoá học 8 III – Tiến trình bài giảng: 1/Tổ chức lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức về chất, vật thể. - Học sinh nhắc lại kiến thức. - Gọi đại diện nhóm phát biểu học sinh khác bổ xung. GV: Nhận xét rút ra kết luận GVYêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi. Chất có những tính chất gì? Hs thảo luận trả lời. Gọi đại diện phát biểu học sinh khác nhận xét. Gv: Yêu cầu học sinh thảo luận: Tính chất được chia ra làm mấy loại là những tính chất nào. Học sinh phát biểu. Những tính chất như thế nào là tính chất vật lý. Những tính chất như thế nào là tính chất hoá học. Hs thảo luận trả lời câu hỏi. Gv gọi 1-2 học sinh phát biểu học sinh khác nhận xét bổ sung. Gv: Nhận xét rút ra kết luận Làm thế nào để biết được tính chất của chất. Hs thảo luận trả lời câu hỏi. Chất tinh khiết là gì ? Thế nào là hỗn hợp? Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp? Học sinh nhắc lại kiến thức. I – vật thể và chất. Các vật thể tự nhiên bao gồm một số chất khác nhau. VD: Thân cây mía. - Các vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu. Mọi vật liệu đều làm từ chất hay một số chất. Vậy có thể nói chất tạo nên vật thể. ở đâu có vật thể là ở đó có chất. II – Tính chất của chất. Mỗi chất đèu có những tính chất nhất định. Tính chất của chất được chia thành hai loại là tính chất vật lý và tính chất hoá học. Tính chất vật lý trạng thái, màu, mùi vị, nhiẹt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt. Khi thể hiện tính chất vật lý chất không biến đổi thành chất khác. Tính chất hoá họclà những tính chất mà khi thể hiện chất biến đổi thành chất khác. Trong số những tính chất của chất có những tính chất có thể quan sát được cũng có những tính chất phải làm thí nghiệm mới xác định được. 4/ Luyện tập, củng cố: ( 5’ ) Học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm bài tập 7, 8. 5/Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 1’) Học và liên hệ tốt trong thực tế. Chuẩn bị bài sau thực hành. Ngày soạn: 03/09/2007 Ngày giảng: Loại chủ đề: Bám sát Tiết 2: Ôn tập hoá 8 I - Mục tiêu: 1/Kiến thức: - Giúp học sinh khắc său những nội dung kiến thức về: chất, nguyên tử, phân tử. Chất có những tính chất nhất định, nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của nguyên tố hoá học. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị các bon. Phân tử là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2/Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng. Kỹ năng phân biệt, phân tích 3/Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh II - Chuẩn bị: - Sách giáo khoa, sách ôn tập và sách rèn kỹ năng hoá học 8 III – Tiến trình bài giảng: 1/Tổ chức lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức về chất, vật thể. - Học sinh nhắc lại kiến thức. - Gọi đại diện nhóm phát biểu học sinh khác bổ xung. GV: Nhận xét rút ra kết luận GVYêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi. Chất có những tính chất gì? Hs thảo luận trả lời. Gọi đại diện phát biểu học sinh khác nhận xét. Gv: Yêu cầu học sinh thảo luận: Tính chất được chia ra làm mấy loại là những tính chất nào. Học sinh phát biểu. Những tính chất như thế nào là tính chất vật lý. Những tính chất như thế nào là tính chất hoá học. Hs thảo luận trả lời câu hỏi. Gv gọi 1-2 học sinh phát biểu học sinh khác nhận xét bổ sung. Gv: Nhận xét rút ra kết luận Làm thế nào để biết được tính chất của chất. Hs thảo luận trả lời câu hỏi. Chất tinh khiết là gì ? Học sinh nhắc lại kiến thức. Chọn đáp án đúng: B Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp? Học sinh nhắc lại kiến thức. Chọn đáp án đúng: D III – Chất tinh khiết. Chất tinh khiết còn gọi là chất nguyên chất là chất không lẫn chất khác. Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau IV – Mục đích của việc hiểu biết tính chất của chất. - giúp ta phân biệt chất này với chất khác. - Biết cách sử dụng các chất dựa vào tính chất của chúng một cách hợp lý. Giúp cong người tổng hợp ra chất mới V- Bài tập. Câu 1: Tính chất nào sau đây cho biết chất đó là chất tinh khiết: Không tan trong nước. Không màu, không mùi. Có nhiệt độ sôi xác định. Có vị ngọt, mặn hoặc chua. Câu 2: Chất nào trong các chất sau là chất tinh khiết: Nước sôi Nước cất Nước khoáng Nước đá Nước lọc Câu 3: Phép lọc được dùng để tách hỗn hợp nào sau đây. Muối ăn với nước. Muối ăn với đường Nước đường Muối ăn với cát. 4/ Luyện tập, củng cố: ( 5’ ) Học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm bài tập 7, 8. 5/Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 1’) Học và liên hệ tốt trong thực tế. Chuẩn bị bài sau thực hành. Ngày soạn:06/10/08 Ngày dạy:09/10/08 Tiết: 3 Ôn tập bài chất I- Mục tiêu 1/Kiến thức: I - Mục tiêu: 1/Kiến thức: - Giúp học sinh khắc său những nội dung kiến thức về: chất, nguyên tử, phân tử. Chất có những tính chất nhất định, nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của nguyên tố hoá học. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị các bon. Phân tử là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2/Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng. Kỹ năng phân biệt, phân tích 3/Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh II - Chuẩn bị: - Sách giáo khoa, sách ôn tập và sách rèn kỹ năng hoá học 8 Tài liệu tham khảo. - Sách giáo khoa, sách ôn tập và sách rèn kỹ năng hoá học 8 - Sách bài tập cơ bản hoá học 8 Tiến trình bài giảng. ổn định lớp Nội dung bài Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bài 1: hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các ý sau: Phần lớn xoong nồi ấm đun đều bằng nhôm. Không khí gồm nitơ, cacbonic, oxi và một số khí khác. Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa. Nước biển gồm nước, muối và một số chất khác. Bài 2: Em hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng. Các vật thể sau đâu là vật thể tự nhiên. A- Cái bàn. B- Quả chanh. C- Cái nhà D- Quả bóng. b) Đâu là vật thể nhân tạo A- Khí quyển. B- Hòn đá C- Mặt trời. D- Cái bàn. Bài 3: Có một chất lỏng không màu, không mùi đựng trong ống nghiệm. Nhúng ống nghiệm này vào cốc thuỷ tinh đựng nước sôi nhận thấy chất lỏng sôi ngay. Dự đoán nào sau đay là đúng nhất về nhiệt dộ sôi của chất lỏng đó: Sôi dưới OoC Sôi giữa ooC và nhiệt độ phòng. Sôi giữa nhiệt độ phòng và 100oC. Sôi ở 100oC. Bài 4:Trước kia người ta dùng nồi đất để đun, ngày nay người ta dùng nồi nhôm. Hãy cho biết nồi nhôm có ưu điểm gì so với nồi đất. Bài 5: Trộn 100cm3 nước (D = 1g/ml) với 100cm3 rượu etylic (D = 0,8g/ml) thu được hỗn hợp chỉ có 196 cm3. Tính khối lượng của hỗn hợp. Bài 1 a) Chất: nhôm Vật: xoong, nồi, ấm. Chất: N2, O2, CO2 Chất: Sắt, nhựa. Vật: Cán dao, lưỡi dao. Chất: muối, nước. Bài 2 B- Quả bóng. Mặt bàn. Bài 3. C- Giữa nhiệt độ phòng và1000C Bài 4: Nồi nhôm có ưu điểm là: Nhẹ, bền, dẫn nhiệt tốt. Bài 5. Khối lượng của nước là: m = D.V = 1.100 = 100 g. Khối lượng của rượu là: m = D.V = 0,8. 100 = 80g. khối lượng của hỗn hợp là: m = 100 + 80 = 180g. 4/ Luyện tập, củng cố: ( 5’ ) Học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm bài tập 7, 8. 5/Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 1’) Học và liên hệ tốt trong thực tế. Chuẩn bị bài sau thực hành. Ngày soạn:06/10/08 Ngày dạy:09/10/08 Tiết 4 Ôn tập bài nguyên tố hoá học I- Mục tiêu 1/Kiến thức: - Giúp học sinh khắc său những nội dung kiến thức về: nguyên tố hoá học: Nguyên tố hóa học là tập hợpp những nguyên tử cùng loại, có cùng số prtôn trong hạt nhân. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị các bon. Phân tử là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2/Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng. tính nguyên tử khối. Kỹ năng phân biệt, phân tích 3/Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh Tài liệu tham khảo. - Sách giáo khoa, sách ôn tập và sách rèn kỹ năng hoá học 8 - Sách bài tập cơ bản hoá học 8 III – Tiến trình bài giảng: 1/Tổ chức lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức về chất, vật thể. - Học sinh nhắc lại kiến thức. - Gọi đại diện nhóm phát biểu học sinh khác bổ xung. GV: Nhận xét rút ra kết luận GVYêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi. Bài 1: Cho biết ý nghĩa của cấc cách viết sau: 4F, 2S, 3Cu, 5N, 3Fe. Bài 2: Có 6 nguyên tố hoá hcọ được đánh số là: (1), (2), (3), (4), (5), (6). Biết rằng: Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần. Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần. Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần. Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần. Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần. Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và ký hiệu hoá học của nguyên tố nói trên. Bài 3: Có những nguyên tố sau ; bạc, cacbon,clo, đồng nitơ, hiđro, magie, lưu huỳnh, thuỷ ngân, oxi, săt, brom. Viét ký hiệu hoá học của: a- Các nguyên tố phi kim ở trạng hái rắn. b- Các nguyen tố phi kim ở trạng thái lỏng. c- Các nguyên tố phi kim ở trạng tthái khí. d- Các nguyên tố kim loại ở trạng thái rắn. e- Các nguyên tố kim loại ở trạng thái lỏng A- Kiến thức cơ bản. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Hiện nay người ta đã biết trên 110 nguyên tố hoá học mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 ký hiệu hoá học. Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. B- Bài tập Bài 1 ý nghĩa của các cách viết là: 4 Nguyên tử Flo 2 Nguyên tử lưu huỳnh 3 Nguyên tử đồng 5 Nguyên tử ni tơ 3 Nguyên tử sắt. Bài 2: 4/ Luyện tập, củng cố: ( 5’ ) Học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm bài tập 7, 8. 5/Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 1’) Học và liên hệ tốt trong thực tế. Chuẩn bị bài sau thực hành. Ngày soạn:06/10/08 Ngày dạy:09/10/08 Tiết 5 Ôn tập bài đơn chất hợp chất – phân tử I- Mục tiêu 1/Kiến thức: - Giúp học sinh khắc său những nội dung kiến thức về: Đơn chất hợp chất phân tử. Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị các bon. Phân tử là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2/Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng. tính phân tử khối. Kỹ năng phân biệt, phân tích. Làm bài tập bài đơn chất hợp chất phân tử. 3/Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh Tài liệu tham khảo. - Sách giáo khoa, sách ôn tập và sách rèn kỹ năng hoá học 8 - Sách bài tập cơ bản hoá học 8 III – Tiến trình bài giảng: 1/Tổ chức lớp: 2/Kiểm tra bài cũ: 3/Bài mới: Các hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức về đơn chất hợp chất, phân tử. - Học sinh nhắc lại kiến thức. - Gọi đại diện nhóm phát biểu học sinh khác bổ xung. GV: Nhận xét rút ra kết luận GVYêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi. Bài 1: Hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, là hợp chất, trong số các chất dưới đây: a) Khí clo do nguyên tố clo tạo nên. b) Kẽm clorua do hai nguyên tố kẽm và clo tạo nên. c) Can xicacbonat do ba nguyên tố canxi, cacbon và oxi cấu tạo nên. d) Khí ozon do nguyên tố oxi cấu tạo nên. Bài 2: So sánh về cấu tạo thì đơn chất và hợp chất khác nhau ở chỗ nào? Theo em đơn chất hay hợp chất có nhiều hơn? Giải thích? Bài 3: Khi dốt lưu huỳnh trong không khí, lưu huỳnh hoá hợp với oxi trong không khí tạo thành chất khí có mùi hắc là khí sun fu rơ. Khí sunfu rơ do những nguyên tố nào tạo nên? khí sun fu rơ là đơn chất hay hợp chất? A- Kiến thức cơ bản. Đơn chất là những chất tạo nên tử một nguyên tố hoá học. (tức là tạo nên từ một loại nguyên tố hoá học) Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. Phân tử là hạt gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon. B- Bài tập Bài 1: a) Khí clo là đơn chất vì được tạo nên từ 1 nguyên tố là clo. b) Kẽm clorua là hợp chất vì nó được tạo nên từ 2 nguyên tố là kẽm và clo. c) Can xi cacbonat là hợp chất vì nó được tạo ra từ 3 nguyên tố canxi, cacbon và clo. c) Khí ozon là đơn chất vì nó đợc tạo nên từ 1 nguyên tố là oxi. Bài 2: Về cấu tạo đơn chất khác hợp chất ở chỗ đơn chất chỉ do một nguyên tố hoá học tạo nên còn hợp chất là những chất có từ 2 nguyên tố tạo nên. Theo em hợp chất có nhiều hơn vì có nhiều cách két hợp giữa các nguyên tố tạo nên hợp chất. Còn chỉ có hơn 100 nguyên tố nên khả năng tạo thành các đơn chất ít hơn. Bài 3: Khí sun fu rơ do hai nguyên tố hoá học là lưu huỳnh và oxi tạo nên vậy khí sun fu rơ là hợp chất 4/ Luyện tập, củng cố: ( 5’ ) Học sinh đọc phần ghi nhớ. Làm lại các bài tập đã làm ở lớp. 5/Hướng dẫn học tập ở nhà: ( 1’) Học và liên hệ tốt trong thực tế. Chuẩn bị ôn trước bài công thức hoá học.

File đính kèm:

  • docgiao an tu chon 8 ki I.doc
Giáo án liên quan