I- MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức :
- Biết được các tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axit): các tính chất hóa học riêng của dung dịch kiềm (tác dụng với oxit axit), tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy).
2/ Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3804 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 11 – bài 7: tính chất hóa học của bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn: ......./........../2011
Ngày giảng:....../........./2011
TIẾT 11 – BÀI 7: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ.
I- MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức :
- Biết được các tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axit): các tính chất hóa học riêng của dung dịch kiềm (tác dụng với oxit axit), tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân hủy).
2/ Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (dung dịch phenolphtalein, giấy quỳ tím, …).
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của bazơ.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch kiềm tham gia phản ứng.
3/ Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn và khám phá khoa học.
II- CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
+ Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống hút, kẹp gỗ, ống thuỷ tinh, đèn cồn.
+ Hoá chất: dung dịch Ca(OH)2, NaOH, CuSO4, quỳ tím, dung dịch phenolphtalein.
2/ Học sinh:
- Ôn lại tính chất hoá học của oxit, axit. Định nghĩa, phân loại bazơ
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../.... 9A2: .../....
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày định nghĩa, phân loại về bazơ? Viết công thức hóa học chung của các bazơ?
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV
HS
GV
GV
?
GV
1/ Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím.
- Nhỏ 1 giọt dung dịch phenol phtalein không màu vào ống nghiệm có sẵn 1-2 ml dung dịch NaOH quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch phenolphtalein.
Làm thí nghiệm theo nhóm nêu được hiện tượng.
- Quỳ tím màu xanh.
- Dung dịch phenolphthalein đỏ.
Dựa vào tính chất này ta có thể phân biệt được dung dịch bazơ với dung dịch các loại hoá chất khác.
Treo bảng phụ ghi bài tập 1: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 dung dịch không màu sau: H2SO4, Ba(OH)2, HCl. Em hãy trình bàycách phân biệt các lọ dung dịch trên mà chỉ được dùng thêm quỳ tím?
Trình bày cách phân biệt:
- Bước 1: Dùng quỳ tím để nhận ra Ba(OH)2.
- Bước 2: Dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận ra dung dịch H2SO4. Còn lại là HCl.
1/ Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu:
- Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị màu:
+ Quỳ tím màu xanh.
+ Dung dịch phenolphtalein không màu màu đỏ.
?
HS
GV
HS
?
GV
2/ Hoạt động 2:
Bài tập 2: Có các oxit sau: CaO, CO2, P2O5, Na2O. oxit nào tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2. Viết PTHH?
Xác định được chỉ có CO2 và P2O5 tác dụng với Ca(OH)2.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
P2O5 + 3Ca(OH)2Ca3(PO4)2+ 3H2O.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
Dùng ống thuỷ tinh thổi vào dung dịch Ca(OH)2 quan sát hiện tượng.
Làm thí nghiệm theo nhóm nêu hiện tượng và giải thích: dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục (kết tủa trắng) do đã kết hợp với CO2 có trong khí thở ra.
Nêu kết luận về tính chất này?
Lưu ý: Bazơ không tan không có tính chất này.
2/ Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit:
- Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với oxit axit Muối và nước.
- PTHH:
Ca(OH)2(dd) + CO2(k) CaCO3(r) +H2O(l).
GV
?
HS
HS
GV
3/ Hoạt động 3:
Treo bảng phụ ghi bài tập 3: Có các bazơ KOH, NaOH,Cu(OH)2,Mg(OH)2.
a) Hãy phân loại các bazơ trên?
b) Bazơ nào tác dụng được với dung dịch H2SO4? Viết PTPƯ?
Làm bài tập:
- Phân loại:
KOH, NaOH Bazơ tan.
Cu(OH)2, Mg(OH)2 Bazơ không tan.
- Xác định được tất cả các bazơ trên đều tác dụng với dung dịch H2SO4.
Nhắc lại kết luận của tính chất này.
3/ Tác dụng của bazơ với axit:
- Bazơ tác dụng với axit Muối và nước.
- PTHH:
2 KOH(dd)+ H2SO4(dd)K2SO4(dd) + 2 H2O(r).
Cu(OH)2(dd)+H2SO4(dd)CuSO4(dd)+2 H2O(l).
GV
HS
?
?
HS
GV
4/ Hoạt động 4:
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
- Tạo ra Cu(OH)2 bằng cách cho dung dịch CuSO4 + dung dịch NaOH.
- Dùng kẹp gỗ, kẹp vào ống nghiệm rồi đun nóng ống nghiệm có Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn.
Nhận xét màu sắc của chất rắn trước khi đun và sau khi đun nóng.
Làm thí nghiệm theo nhóm Nêu hiện tượng:
- Chất rắn ban đầu là Cu(OH)2: có màu xanh lam.
- Sau khi đun: Chất rắn có màu đen và có hơi nước tạo thành là CuO.
Nêu nhận xét và rút ra kết luận? Viết PTPƯ?
Viết PTPƯ phân hủy Al(OH)3?
Viết PTPƯ phân huỷ Al(OH)3.
Giới thiệu tính chất của dung dịch bazơ với dung dịch muối (Sẽ học ở bài 9).
4/ Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ:
- Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ oxit và nước.
- PTHH:
Cu(OH)2(r) CuO(r) + H2O(l).
2 Al(OH)3(r) Al2O3(r) + 3 H2O(l).
5/ Tác dụng của bazơ với muối:
- Học ở bài 9.
4.Tổng kết –đánh giá
1/ Dãy chất nào trong các dãy sau đây thoả mãn điều kiện các chất đều có thể phản ứng với dung dịch NaOH:
A. Quỳ tím, CO2, SO2, CuSO4. C. Quỳ tím, KOH, CO2, CuSO4, H3PO4.
B. Quỳ tím, CO2, SO2, CuSO4, H3PO4. D. Cả A; B đều đúng.
2. Chọn dãy chất mà tất cả các bazơ đều bị nhiệt phân trong các dãy sau:
A. Fe(OH)2, Cu(OH)2, NaOH. C. Zn(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2.
B. Mg(OH)2, Cu(OH)2, KOH. D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Zn(OH)2.
Đáp án : 1- D; 2- C
5.Dặn dò - Bài tập về nhà: 2, 3, 5 / SGK/ 25.
- Chuẩn bị bài: “Một số bazơ quan trọng”
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn:........./........./2011.
Ngày giảng:....../........./2011.
TIẾT 12 – BÀI 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
I- MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức :
- Biết được các tính chất vật lí, tính chất hoá học của NaOH. Viết được các PTPƯ minh hoạ cho các tính chất hoá học.
- Biết phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp và ứng dụng của nó.
2/ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của NaOH.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của NaOH.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch kiềm tham gia phản ứng.
3/ Thái độ:
- Giáo dục tính kiên trì trong học tập.
II- CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
+ Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, phễu, giá sắt, muôi, giấy lọc.
+ Hoá chất: dung dịch NaOH, HCl, H2SO4, quỳ tím, dung dịch phenolphtalein.
+ Tranh vẽ các ứng dụng của NaOH.
2/ Học sinh: Ôn lại những tính chất hoá học của bazơ tan, không tan.
3/ Phương pháp: Sử dụng phương pháp: Thí nghiệm kết hợp với đàm thoại, vấn đáp.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../.... 9A2: .../....
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các tính chất hoá học chung của bazơ? Viết các PTPƯ minh hoạ?
? Làm bài tập số 2, 5 / 25?
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
HS
GV
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Quan sát mẫu NaOH nhận xét trạng thái, màu sắc.
Thí nghiệm: cho vài viên NaOH vào ống nghiệm đựng nước lắc đều
Cho HS sờ tay vào thành ống nghiệm và nhận xét hiện tượng.
Nêu hiện tượng: NaOH là chất rắn không màu, tan nhiều trong nước và toả nhiệt.
Bổ sung tiếp tính chất vật lí của dung dịch NaOH
A/ NATRI HIĐROXIT (NaOH = 40):
I/ TÍNH CHẤT VẬT LÝ:
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục giấy, vải và ăn mòn da còn gọi là xút ăn da.
?
HS
GV
GV
HS
GV
HS
GV
2/ Hoạt động 2:
NaOH thuộc loại bazơ nào? Hãy dự đoán tính chất hoá học của NaOH?
Xác định được: NaOH là bazơ tan Khẳng định có đầy đủ tính chất hoá học của bazơ tan.
Yêu cầu HS đề xuất các thí nghiệm cần làm để chứng minh NaOH có tính chất hoá học của bazơ tan.
Các nhóm đề xuất thí nghiệm cần làm là:
1. Nhỏ dung dịch NaOH vào quỳ tím và phenolphtalein.
2. Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaOH có phenolphtalein (dung dịch màu đỏ).
Hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm chứng minh.
Làm thí nghiệm theo nhóm ghi tính chất vào vở và viết PTPƯ minh hoạ.
Giới thiệu thêm tính chất: NaOH tác dụng với muối.
II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
- NaOH có những tính chất hoá học của bazơ tan:
1/ Dung dịch NaOH đổi màu quỳ tím thành xanh, phenolphtalein không màu thành đỏ.
2/ Tác dụng với axit Muối và nước.
NaOH(dd) + HCl(dd) NaCl(dd) + H2O(l).
3/Tác dụng với oxit axit Muối và nước.
2 NaOH(dd)+ CO2(k) Na2CO3(dd)+ H2O(l).
4/ Tác dụng với dung dịch muối.
- (Học ở bài 9)
HS
?
HS
GV
3/ Hoạt động 3:
Quan sát sơ đồ ứng dụng của NaOH.
Cho biết NaOH có những ứng dụng gì?
Nêu được các ứng dụng:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp, bột giặt, …
- Sản xuất tơ nhân tạo.
- Sản xuất giấy, nhôm.
- Chế biến dầu mỏ...
Giải thích cơ sở của những ứng dụng đó là dựa vào tính chất của NaOH.
III/ ỨNG DỤNG:
- SGK/26
4/ Hoạt động 4:
Giới thiệu quá trình sản xuất NaOH trong công nghiệp. Lưu ý học sinh về các sản phẩm thu được từ phản ứng điện phân dung dịch NaCl.
Nghe, nhận xét, ghi vở.
IV/ SẢN XUẤT NATRI HIĐROXIT:
- Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân có màng ngăn xốp.
2 NaCl(dd) + H2O(l) 2 NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)
4. Kiểm tra đánh giá.
? Viết PTHH thực hiện dãy chuyển đổi sau?
Na Na2O NaOH NaCl NaOH Na2SO4
5.Hướng dẫn về nhà. - Làm bài tập về nhà 1; 2; 3 /27.
- Chuẩn bị bài: “Một số bazơ quan trọng (tiếp theo)”
File đính kèm:
- TIẾT 11 + 12 - BÀI 7 + 8. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ, MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG.doc