I/ Mục tiêu
- Học sinh biết các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Phân biệt được 2 loại chồi nách: Chồi lá và chồi hoa.
Nhận biết và phân biệt các loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 14 Cấu tạo ngoài của thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: Thân
Tiết 14 Cấu tạo ngoài của thân.
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết các bộ phận cấu tạo ngoài của thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách. Phân biệt được 2 loại chồi nách: Chồi lá và chồi hoa.
Nhận biết và phân biệt các loại thân: Thân đứng, thân leo, thân bò.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị: - GV: +Tranh phóng to H13.1, 2,3- SGK tr. 43,44.
+ Bảng phân loại thân cây.
- HS: + 1 số cành cây: Hoa hồng, râm bụt, rau đay, ngọn bí, ngồng cải. + Kính lúp cầm tay: 6 chiếc.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Kể tên các loại rễ biến dạng? Chức năng của chúng?
Tại sao phải thu hoạch các loại rễ củ trước khi ra hoa?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
a/ Xác định các bộ phận ngoài của thân, vị trí chồi ngọn, chồi nách.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Đặt mẫu trên bàn.
+ Quan sát H13.1,2- SGK, T43.
+ Quan sát thân, cành từ trên xuống
đ Trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr43.
- GV gợi ý HS đặt 1 cành gần 1 cây nhỏ để tìm đặc điểm giống nhau.
- Yêu cầu HS chỉ trên mẫu, nhắc lại các bộ phận của thân.
b/ Quan sát cấu tạo của chồi hoa và chồi lá.
- GV nhấn mạnh: Chồi nách gồm 2 loại: chồi lá, chồi hoa.
- Yêu cầu HS:
+ Quan sát H13.2- Sgk đ Ghi nhớ kiến thức.
+ Quan sát chồi lá (bí ngô), chồi hoa (hoa hồng).
+ Thảo luận, trả lời câu hỏi 6, 7 mục 6 - Sgk-tr43.
- GV yêu cầu HS quan sát lại H13.2- Sgk
đ Nhắc lại các bộ phận của thân?
Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS:
+ Quan sát H13.3- Sgk đ Ghi nhớ kiến thức.
+ Đặt mẫu trên bàn đ Quan sát và chia nhóm.
- GV gợi ý một số vấn đề khi phân chia:
+ Vị trí của thân cây trên mặt đất.
+ Độ cứng, mềm của thân.
+ Sự phân cành.
+ Sự tự đứng hay phải leo, bám.
- GV gọi HS lên điền vào bảng phụ đã chuẩn bị sẵn.
- GV chữa bảng phụ để giúp HS sửa lỗi trong bảng của mình.
- GV hỏi:
+ Có mấy loại thân? Cho ví dụ?
I/ Tìm hiểu: Cấu tạo ngoài của thân.
- HS đặt tất cả cây lên bàn, quan sát H13.1,2- SGK, T43 đ Thảo luận, trả lời câu hỏi 1,2,3,4 mục 6 - Sgk-tr43.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tiếp tục thảo luận, trả lời câu hỏi.
Yêu cầu nêu được:
+Thân, cành đều có chồi, lá.
+ Chồi ngọn đ đầu thân, chồi nách
đ nách lá.
- HS nghiên cứu <, quan sát H13.2- Tr43, SGK đ Ghi nhớ kiến thức.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi 6, 7 mục 6 - Sgk-tr43.
Yêu cầu nêu được:
+Giống: Đều có mầm lá bao bọc.
+ Khác: - Trong chồi lá là mô phân sinh, phát triển thành cành mang lá.
- Trong chồi hoa là mầm hoa, ph. triển thành cành mang hoa hoặc hoa.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Thân cây gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.
II/ Tìm hiểu: Các loại thân.
- HS quan sát H13.3- Sgk, quan sát mẫu kết hợp với những gợi ý của GV đ chia nhóm cây.
- HS hoàn thành bảng- Tr 45, Sgk.
- 1 HS lên điền bảngphụ của GV, các HS khác theo dõi và bổ sung.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Có 3 loại thân:
+ Thân đứng: Thân gỗ, thân cột, thân cỏ.
+ Thân leo: Thân quấn, tua cuốn.
+ Thân bò.
C/ Củng cố
- HS đọc kết luận SGK- Tr45.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1- Sgv, T58.
- Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a/ Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột.
b/ Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là thân gỗ.
c/ Thân cây lúa, cây cải, cây ổi là thân cỏ.
d/ Thân cây đậu ván, cây bìm bìm, cây mướp là thân leo.
E/ Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr45.
- Làm bài tập - Sgk, Tr45.
- Đọc trước bài 14- tr46.
Tiết 15 Thân dài ra do đâu?
I/ Mục tiêu
- Qua các thí nghiệm, học sinh biết tự phát hiện: Thân dài ra do phần ngọn.
Biết vận dụng cơ sở khoa họccủa bấm ngọn, tỉa cành để giải thích một số hiện tượng trong thực tế sản xuất.
- Rèn kỹ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Chuẩn bị: - GV: +Tranh phóng to H13.1, 14.1- SGK.
- HS:Báo cáo kết quả của thí nghiệm.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Thân cây gồm những bộ phận nào? Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm.
- GV ghi nhanh kết quả lên bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr46.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Đối với câu hỏi * GV gợi ý: ở ngọn cây có mô phân sinh ngọn và yêu cầu HS quan sát lại H13.1- Sgk, GV giải thích thêm:
+ Khi bấm ngọn, cây không cao được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá , chồi hoa phát triển.
+ Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu với cây lấy gỗ, lấy sợi mà không bấm ngọn vì cần thân, sợi dài.
Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục II- Sgk Tr47 đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr47.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HV yêu cầu HS thảo luận tiếp:
+ Những loại cây nào người ta thường bấm ngọn?
+ Những loại cây nào thì người ta thường tỉa cành?
- Sau khi HS trả lời, GV hỏi:
+ Trong thực tế, người ta thường cắt thân cây rau ngót nhằm mục đích gì?
- GV giải đáp thắc mắc của HS (nếu có).
I/ Tìm hiểu: Sự dài ra của thân.
- HS báo cáo kết quả thí nghiệm.
- HS thảo luận nhóm đ Trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr46.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Thân dài ra do phần ngọn (các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia).
- HS đọc thông tin Sgk Tr47, lắng nghe GV giải thích ý nghĩa của bấm ngọn, tỉa cành.
II/ Tìm hiểu: Giải thích những hiện tượng thực tế.
- HS đọc thông tin mục II- Sgk Tr47
đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr47.
Yêu cầu đưa ra được nhận xét: Cây đậu, bông, cà phê là cây lấy quảđ cần nhiều cành nên người ta ngắt ngọn.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Bấm ngọn những loại cây lấy quả, hạt, thân để ăn còn tỉa cành với những cây lấy gỗ, lấy sợi.
C/ Củng cố
- HS đọc kết luận SGK- Tr47.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 - Sgk, T47.
- Hãy đánh dấu ( *) vào những cây được sử dụng biện pháp bấm ngọn:
a/ Rau muống. b/ Rau cải. c/ Đu đủ. d/ ổi. e/ Mướp.
- Hãy đánh dấu ( *) vào những cây không được sử dụng biện pháp bấm ngọn:
a/ Mây. b/ Xà cừ. c/ Mồng tơi. d/ Bằng lăng. e/ Bí ngô. g/ Mía.
E/ Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr47.
- Làm bài tập - Sgk, Tr47, giải ô chữ và đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài 15- tr49.
- Ôn lại bài: Cấu tạo miền hút của rễ.
Tiết 16 Cấu tạo trong của thân non.
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu đặc điểm cấu tạo trong của thân non, so sánh với cấu tạo trong của rễ (miền hút). Nêu được những đặc điểm cấu tạo của vỏ, trụ giữa phù hợp với chức năng của chúng.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Chuẩn bị: - GV: +Tranh phóng to H15.1- SGK.
- HS: Ôn cấu tạo trong của miền hút, kẻ bảng Sgk- tr49 vào vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Trình bày thí nghiệm để biết thân cây dài ra do bộ phận nào?
- Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn? Những loại cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS quan sát H15.1 Sgk
đ Ghi nhớ kiến thức.
- Gọi HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo trong của thân non.
- Yêu cầu HS thảo luận đ Hoàn thành bảng Sgk- tr49.
- Yêu cầu 1- 2 nhóm lên điền bảng, 1 nhóm khác trình bày kết quả.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn:
+ Biểu bì: Bảo vệ bộ phận bên trong.
+ Thịt vỏ: Dự trữ và tham gia quang hợp.
+ Bó mạch: Mạch rây: V/c chất hữu cơ.
Mạch gỗ: V/c nước và MK.
+ Ruột: Chứa chất dự trữ.
Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS quan sát H15.1 và H10.1- Sgk đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr50.
GV có thể gợi ý:
+ Thân và rễ được cấu tạo bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí của bó mạch?
I/ Tìm hiểu: Tìm hiểu cấu tạo trong của thân non.
- HS quan sát H15.1 Sgk đ Ghi nhớ kiến thức.
- HS lên bảng chỉ tranh và trình bày cấu tạo trong của thân non đ Lớp theo dõi và bổ sung.
- HS thảo luận đ Hoàn thành bảng Sgk- tr49 (chú ý cấu tạo phù hợp với chức năng của từng bộ phận).
- Đại diện 1- 2 nhóm lên điền bảng, 1 nhóm khác trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Nội dung bảng đã hoàn thành.
II/ Tìm hiểu: So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
- HS quan sát H15.1 và H10.1- Sgk
đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr50.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Giống nhau:
- Đều có cấu tạo bằng tế bào.
- Đều gồm các bộ phận: Vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch và ruột)
* Khác nhau:
- Rễ: + Biểu bì có lông hút (miền hút).
+ Bó mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ.
- Thân: Một vòng bó mạch gỗ ở trong, mạc rây ở ngoài.
C/ Củng cố
- HS đọc kết luận SGK- Tr50.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 - Sgk, T50.
E/ Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr50.
- Đọc mục “Điều em nên biết”.
- Đọc trước bài 16- tr51.
Tiết 17 Thân to ra do đâu?
I/ Mục tiêu
- Học sinh trả lời được câu hỏi: Thân to ra do đâu?
Phân biệt được rác và ròng, tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ hàng năm.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II/ Chuẩn bị: - GV: +Tranh phóng to H15.1, 16.1,2- SGK.
+ 1 đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn).
- HS: Ôn cấu tạo trong của miền hút, kẻ bảng Sgk- tr49 vào vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Nêu cấu tạo phù hợp với chức năng của thân cây non?
- So sánh cấu tạo trong của thân và rễ?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV yêu cầu HS quan sát H15.1và 16.1 -Sgk đ Thảo luận:
+ Cấu tạo trong của thân trưởng thành khác thân non như thế nào?
- GV lưu ý: H16.1 không có phần biểu bì, nếu HS cho rằng đó là điểm khác thì GV phải giải thích.
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 tầng phát sinh: Dùng dao cạo nhẹ cho bong lớp vỏ màu nâu để lộ phần màu xanh đ đó là tầng sinh vỏ. Tiếp tục dùng dao khía sâu vào cho đến lớp gỗ, tách khẽ lớp vỏ này ra, sờ tay vào phần gỗ thấy nhớt đ đó là tầng sinh trụ.
- Yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời 3 câu hỏi mục 6 - Sgk-tr51.
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS đọc mục 2và mục “Em có biết”, quan sát H16.3 - Sgk đ Tập đếm vòng gỗ hằng năm.
- YC HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Vòng gỗ hằng năm là gì? Tại sao có vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?
+ Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
- GV chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 3:
- Yêu cầu HS đọc mục 3, quan sát H16.2 - Sgk đ Thảo luận:
+ Thế nào là dác? Thế nào là ròng?
+ Tìm sự khác nhau giữa dác và ròng?
- GV mở rộng: Khi chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao, sau 1 thời gian vớt lên có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng, còn phần bên trong cứng chắc. Em hãy giải thích?
- GV hỏi thêm: Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thanh tà vẹt (đường ray tàu hoả), người ta sẽ sử dụng phần nào của gỗ?
I/ Tìm hiểu: Tần phát sinh.
- HS quan sát H15.1 1và 16.1 –Sgk
đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
YC nêu được: thân trưởng thành có tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
- Đại diện 1- 2 nhóm lên chỉ trên tranh điểm khác nhau giữa thân trưởng thành và thân non.
- HS tập làm theo GV đTìm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
HS thảo luận đ Trả lời 3 câu hỏi mục 6 - Sgk-tr51.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tâng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
II/ Tìm hiểu: Vòng gỗ hằng năm.
- HS đọc mục 2và mục “Em có biết”, quan sát H16.3 - Sgk đ Tập đếm vòng gỗ hằng năm.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ.
Đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây.
III/ Tìm hiểu: Dác và dòng.
- HS đọc mục 3, quan sát H16.2 - Sgk
đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Thân cây gỗ già có dác và ròng.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
YC nêu được: Phần bong ra là dác, phần cứng chắc là ròng.
C/ Củng cố
- HS đọc kết luận SGK- Tr52.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 - Sgk, T52.
E/ Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr52.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Đọc trước bài 17- tr54.
- Ôn lại cấu tạo và chức năng của bó mạch và làm thí nghiệm mục 1- Sgk tr54.
File đính kèm:
- Tiet 14- 17.doc