Bài giảng Tiết 18.bài phản ứng hoá học

Hiểu được :

 - Phảnứng hoá học là một quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

 - Chất tham gia ( hay chất phản ứng ) là chất ban đầu biến đổi trong phản ứng và sản phẩm hay chất tạo thành.

 - Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến thành phân tử khác .

 

doc55 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 18.bài phản ứng hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4-11-2007 Tiết 18. Phản ứng hoá học Mục tiêu. Hiểu được : - Phảnứng hoá học là một quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. - Chất tham gia ( hay chất phản ứng ) là chất ban đầu biến đổi trong phản ứng và sản phẩm hay chất tạo thành. - Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến thành phân tử khác . II. Phương tiện : - Hoá chất: Dung dịch HCl, Zn viên - Dụng cụ : ống nghiệm , kẹp ống nghiệm. III. Tổ chức thực hiện : A. Mở bài: B. Phát triển bài. Hoạt động 1. Tìm hiểu định nghĩa phản ứng hoá học? Hoạt động của GV - Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK - GV cho 1 số ví dụ: Đun nóng sắt và lưu huỳnh S + Fe FeS ( sắt hai sun fua ) - GV tiếp tục làm thí nghiệm2 : Cho kẻm vào trong ống nghiệm, đổ a xít HCl vào từ từ. Cho học sinh quan sát thí nghiệm . Nhận xét. GV viết phương trình phản ứng : HCl + Zn ZnCl2 + H2 - GV gọi tên các phản ứng hoá học trên. - GV cho thêm một số ví dụ và viết phương trình phẩn ứng hoá học 2 H2 + O2 2 H2O H2SO4 + Zn ZnSO4 + H2 Các ví dụ trên đều là phản ứng hoá học. H. Phản ứng hoá học là gì ? H. Trong phản ứng hoá học trên chất nào là chất tham gia? H. Chất nào là sản phẩm? GV nhận xét bổ sung thêm . Kết luận. Hoạt động của HS - HS nghiên cứu thông tin SGK - Theo giỏi các ví dụ GV đưa ra. Nghe GV phân tích. - Viết phương trình phản ứng vào vở. - Quan sát GV làm thí nghiệm - Nhận xét thí nghiệm ( có hiện tưọng sủi bọt, kẻm tan dần trong a xít ) - Theo giỏi các ví dụ GV đưa ra. - Viết phương trình phản ứng hoá học - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét bổ sung. * Kết luận: Phản ứng hoá học là:...................................................................................... Hoạt động 2: Có gì thay đổi trong phản ứng hoá học? GV giải thích: Phản ứng giữa các phân tử thể hiện phản ứng giũa các chất. ( phản ứng xảy ra với từng phân tử ) - GV cho HS quan sát hình 2.6. H. Trước phản ứng nguyên tử nào liên kết với nhau? H. Trong quá trình phản ứng các nguyên tử của các nguyên tố đó có liên kết với nhau không? H. Sau phản ứng những phân tử của những nguyên tố nào liên kết với nhau? H. Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không? H. Qua đó ta có thể rút ra được kết luận gì? - GV nhận xét bổ sung thêm. Kết luận. - HS nghe GV giải thích quá trình xảy ra các phản ứng hoá học . - HS quan sát hình 2.6. - Trả lời các câu hỏi của GV - ( Trước phản ứng các nguyên tử sắt liên kết với nhau, nguyên tử H liên kết với nguyên tử Cl.....) - ( Không ) - Trong phản ứng nguyên tử sắt liên kết với nguyên tử lưu huỳnh tạo thành sắt hai sun fua.... - Các phân tử trước và sau hoàn toàn khác nhau. - Trong phản ứng hoá học các phân tử liên kết với nhau tạo thành chất mới. - Các học sinh khác nhận xét bổ sung thêm. * Kết luận:........................................................................................................................ C. Kết luận: H. Phản ứng hoá học là gì? Cho vài ví dụ. H. Trong phản ứng hoá học mối liên kết nào xảy ra? D. Kiểm tra đánh giá: Bài tập số 4: - Trước khi cháy Pa ra fin ở thể rắn, còn khi cháy ở thể hơi. Các phân tử Pa ra fin phản ứng vơí các phân tử o xy. Bài số 3 : Pa ra fin + o xy Nước và khí các bon đi o xít. CH4 + O2 H2O + CO2. Dặn dò: - Học bài hiểu được phản ứng hoá học và bản chất của nó. - Làm thêm các bài tập ở SBT và SNC. - Xem trước bài phản ứng hoá học ( tiếp ) Ngày soạn:4-11-2007 Tiết: 19. Phản ứng hoá học (tiếp) Mục tiêu: - Biết được có phản ứng hoá học xẩy ra khicác chất tác dụng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng hoặc có mặt của các chất xúc tác. - Biết cách nhận biết phản ứng hoá học dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra,có tính chất khác với chất ban đầu. (màu sắc, trạng thái), biến nhiệt và ánh sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học. II. Phương tiện và thiết bị cần thiết: - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm - Hoá chất: Kẻm viên, a xít clohyđric. III. Tiến trình lên lớp: Bài cũ: H1. Phản ứng hoá học là gì? H2. Trong phản ứng hoá học có gì thay đổi? Cho ví dụ. Bài mới: Hoạt động 1: Khi nào có phản ứng hoá học xảy ra? Hoạt động của GV Hoạt động của HS H. Muốn cho phản ứng hoá học xẩy ra,điều đâùu tiên đòi hỏi các chất phải như thế nào ? H. Khi S tiếp xúc với Fe ở dạng bột phản úng đã xẩy ra chưa ? H. Muốn có phản ứng xẩy ra ta đã làm như thế nào ? H. Có những phản ứng nào không cần đun nóng mà phản ứng vẫn xẩy ra ? - GV làm thí nghiệm Zn với a xit HCl cho HS quan sát. GV cho 1 viên Zn vào ống nghiệm sau đó đổ a xít HCl vào. Cho HS quan sát nhận xét. GV viết phương trình phản ứng Zn + HCl ZnCl2 + H2 Đọc tên phương trình phản ứng? Ngoài ra một số phản ứng cần có mặt của chất xúc tác. GV nêu thí dụ như phản ứng phân huỷ Klipemalganal cần có chất xúc tác đó là Man gan ô xit để phản ứng thực hiện nhanh,sau phản ứng chất xúc tác vẫn giữ nguyên. H. Vậy chất xúc tác là gì? H. Muốn phản ứng hoá học xẩy ra nhanh ta cần phải làm gì ? GV nhận xét bổ sung thêm. Kết luận - HS trảlời lần lượt theo câu hỏi của GV - Các chất phải được tiếp xúc với nhau - Phản ứng chưa xẩy ra. - Ta nung nóng - Phản ứng giữa Zn và a xit HCl - HS quan sát GV làm thí nghiệm Nhận xét: Có hiện tượng bọt khí sủi lên, có khí bay ra. - Kẻm tác dụng với a xít Clohidric tạo ra Kẻm Clo rua và giải phóng hiđrô. - Chất xúc tác làm cho phản ứng xẩy ra nhanh. - Học sinh khác nhận xét bổ sung. * Kết luận............................................................................................................................. Hoạt động 2: Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xẩy ra ? Hoạt động của GV Hoạt động của HS H. Khi nến cháy em có nhận xét gì ? H. Khi cho HCl vào Kẻm em quan sát thấy hiện tượng gì xẩy ra ? H. Khi cho đường đun ở nhiệt độ cao quan sát em thấy có hiện tượng gì ? GV nhận xét bổ sung thêm. Kết luận. - HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của GV. - ( Nến cháy có toả nhiệt và phát sáng ) - ( Có hiện tượng sủi bọt và có khí bay ra ) - (Sôi và đổi màu....) - Các học sinh khác nhận xét bổ sung. * Kết luận: - Phản ứng hoá học xẩy ra khi có chất mới tạo thành. Bài tập: Bài số 5. (SGK) A xit Clohiđric + Can xicacbonat Can xiClo rua + Nước + khí cácbonic HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + CO2 Dấu hiệu nhận biết: Có xuất hiện chất khí (Sủi bọt ở vỏ trứng ) Dặn dò: - Làm bài tập 6 - Tiết sau thực hành - Đọc thêm phần : Em có biết. Ngày soạn:6-11-2007 Tiết: 20 Bài thực hành 3 Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hoá học. Mục tiêu: - Rèn luyên kĩ năng quan sát và phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - HS nhận biết được dấu hiệu phản ứng hoá học xẩy ra. - Tiếp tục rèn luyện cho HS những kĩ năng sử dụng hoá chất trong phòng TN. II. Phương tiện và thiết bị cần thiết: 1. Hoá chất: Kalipemalganal, Canxihiđrô xit, Natricacbônat, Nước cất. 2. Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống thổi, III. Tiến trình lên lớp: GV phổ biến nội dung cho HS, yêu cầu HS đạt được trong giờ thực hành. - Chia lớp ra 5 nhóm ( ngồi theo nhóm ) - Phân công nhóm trưởng phụ trách nhóm. - Tiến hành thí nghiệm. - GV đến các nhóm quan sát nhắc nhở những thiếu sót của HS. IV. Học sinh viết bản tường trình: (Theo mẫu GV đã chuẩn bị sẵn ) Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng Kalipemalganat ( thuốc tím ) ống nghiệm1 ống nghiệm 2 Tiến hành thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Nhận xét Giải thích -Viết phương trình phản ứng bằng chữ. Thí nghiệm 2 : Thực hiện phản ứng với Can xi hiđroxit. ống nghiệm1 Đựng nước ống nghiệm 2 Đựngdd Ca(OH)2 ống nghiệm3 Đựng nước ống nghiệm 4 Đựng dd Ca(OH)2 Tiến hành thí nghiệm. Hiện tượng quan sát được Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng xẩy ra. Giải thích thí nghiệm Phương trình bằng chữ của phản ứng: V. Kết thúc: - GV nhận xét tiết thực hành + Ưu nhược điểm của cá nhân, tổ. - Dặn dò chuẩn bị cho bài sau: Soạn bài tiết 21. Ngày soạn:4/11/2007 Tiết 21. ĐịNH LUậT BảO TOàN KHốI LƯợNG I Mục tiêu. 1.Kiến thức: - Học sinh hiểu được nội dung định luật,biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học. - Vận dụng được định luật để làm các bài tập hoá học. 2.Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết phương trìng hoá học bằng chữ. II. Phương tiện : - Giáo viên: Bảng phụ,phiếu học tập . Tranh vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí oxi và khí hidro. - Học sinh : ôn lại các khái niệm đã học. III. Tổ chức thực hiện : A. Bài cũ: B. Phát triển bài. Hoat động1. Thí nghiệm Hoạt động của GV GV làm thí nghiệm: -Đặt hai cốc chứa dd Bảiclorua và natisunfat lên 1 bên của cân. -Đặt quả cân vào đĩa bên kia sao cho kim cân thăng bằng. -Yêu cầu HS quan sát và xác nhận vị trí của kim cân -GV:Đổ cốc 1 vào cốc2 yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. GV: em hãy quan sát vị trí của kim cân? Qua TN trên em có nhận xét gì về tổng k/l của các chất tham gia và tổng k/l của sản phẩm chất phản ứng? GV:Đó là nội dung cơ bản của định lụât bảo toàn khối lượng.Ta xét tiếp ở phần nội dung của đinh luật . Hoạt động của HS -HS:Kim cân ở vị trí thăng bằng. -HS: Có chất rắn,trắng xuất hiệnàđã có phản ứng hoá học xảy ra. -HS:Kim vẫn ở vị trí thăng bằng. -HS:Tổng k/l của các chất tham gia bằng tổng k/l của sản phẩm. Hoat động2. Định luật Hoạt động của GV GV:Em hãy nhắc lại ý cơ bản của định luật? Hoạt động của HS Gọi HS đọc nội dung định luật trong SGK tr 53. HS : Trong một phản ứng hoá học,tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng các khối lượng của các chất tham gia phản ứng. GV :Em hãy viết PT chữ của phản ứng trong Tn biết rằng sản phẩm phản ứng đó là : Natri clorua và Barisunfat. HS : Bari clorua+ Natri sunfatà Natri clorua + Barisunfat. GV : Nếu kí hiệu k/l của mỗi chất là màthì nội dung của định luật bảo toàn k/l được thể hiện bằng biểu thức nào ? HS :m Bari clorua +m Natri sunfat àm Natri clorua +m Barisunfat GV :Giả sử có p/ư tổng quát giữa chất A và B tạo ra chất C và D thì biểu thức của định luật được viết như thế nào ? HS :Phương trình :A + B àC +D Theo định luật bảo toàn k/l ta có biểu thức.mA +mB =mC +mD GV hướng dẫn để HS giải thích định luật :-Treo tranh vẽ. -Các em hãy quan sát H.2.5(SGK tr 48). -Bản chất phản ứng hoá học là gì ? HS : Trong p/ư hoá học,liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử chất này thành phân tử chất khác. -Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không ? HS :Số nguyên tử của mỗi loại nguyên tố trước và sau khi p/ư không thay đổi(bảo toàn). -Khối lượng của mỗi nguyên tử trước và sau p/ư có thay đổi không ? HS : Khối lượng không đổi GV :Vậy tổng k/l của các chất được bảo toàn. GV ? Khi p/ư hoá học xảy ra,có những chất mới được tạo thành,nhưng vì sao tổng k/lcủa các chất vẫn không thay đổi ? HS :Vì trong p/ư hoá học,chỉ có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử còn số nguyên tử không thay đổi. Hoat động3 . áp dụng. GV Dựa vào nội dung của đ/l bảo toàn k/l,ta sẽ tính được k/l của một chất còn lại nếu biết khối lượng của chất kia. Chúng ta sẽ áp dụng để làm các bài tập sau: BT1:Đốt cháy hoàn toàn 3.1 g phốt pho trong không khí,ta thu được 7.1g hợp chất điphôtpho pentaoxit(P2O5). a.Viết PT chữ của phản ứng . b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng? GV hướng dẫn: -Viết PT chữ. -Viết biểu thức của định luật bảo toàn khối lượng? -Em hãy thay đổi các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi? BT2:Nung đá vôi (có thành phần chính là canxicacsbonat)người ta thu được 112kg canxioxit(vôi sống) và 88 kg khí cacbonic. a.Viết PT chữ của phản ứng. b.Tính khối lượng của canxicacbonat đã phản ứng? HS: Phương trình chữ: a.Phốt pho + oxi àđiphôtpho pentaoxit. b.Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mphot pho + moxi = mđiphôtpho pentaoxit à3.1 + moxi =7.1 à moxi =7.1-3.1 =4 gam HS làm vào vở BT khoảng 5 phút. a.Phương trình chữ: Canxicacbonat àCanxioxit +Khí cacbonic. b.Theo đ/l bảo toàn khối lượng ta có: mcanxicacbonat =mcanxioxit +mcacbonic mcanxicacbonat =112+88 =200 kg Hoat động4. củng cố-dặn dò GV yêu cầu HS nhắc lại: 1.Nội dung định luật bảo toàn khối lượng. 2.Giải thích định luật BT về nhà: 1;2 ;3 SGK tr.54 HS : Trả lời Ngày soạn:9-11-2007 Tiết 22. Phương trình hoá học Mục tiêu: - Hiểu được phương trình hoá học dùng để biểu diễn phản ứng hoá học của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp. - Biết vận dụng để làm bài tập. II. Tiến trình lên lớp: Bài cũ: H1. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. Tính khối lượng của BaCl2 ở bài tập 2. Bài mới: Mở bài: ...Giáo viên vào bài ghi tên bài lên bảng... Phát triển bài: Hoạt động 1: Lập phương trình hoá học Hoạt động của GV - GV nêu ví dụ : Cho phương trình hoá học bằng chữ : Khí hiđrô tác dụng với khí oxi tạo thành nước. - GV gọi 1 HS lên bảng viết phương trình hoá học bằng chữ. - Thay tên bằng công thúc hoá học . - Gọi 1 HS lên bảng viết phương trình hoá học . - GV nhận xét bổ sung H2 + O2 H2O H1. Theo định luật bảo toàn khối lượng . khối lượng chất tham gia và khối lượng chất tạo thành như thế nào? Vậy ta phải làm như thế nào? GV hướng dẫn cho HS : 2H2 + O2 2 H2O H. Em hãy tính khối lượng của chất tham gia và sản phẩm chất tạo thành như thế nào? H. Em có nhận xét gì? ( Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau ) - GV cho thêm các ví dụ sau: Na + O2 Na 2O - Cho HS cân bằng phương trình phản ứng. Na + O2 Na2O - Cho thêm ví dụ khác: Zn + Cl2 à ZnCl2 Zn + Cl2 à ZnCl2 - GV gọi 2 HS lên bảng viết thêm ví dụ? - GV nhận xét bổ sung. Kết luận Hoạt động của HS - HS theo dõi . - 1 HS lên bảng viết pt hoá học bằng chữ: Hiđrô + oxi à Nước - HS khác nhận xét. - 1 HS khác lên bảng viết pthh bằng công thức hoá học: H2 + O2 H2O - HS khác nhận xét . - ( Khối lượng chất tham gia và sản phẩm chưa bằng nhau ) - ( ta phải cân bằng phương trình ) - 1 HS đọc kết quả . - ( Khối lượng chất tham gia và sản phẩm đã bằng nhau ) - 1 HS lên cân bằng phương trình . Na + O2 Na2O 2 Na + O2 Na 2O 2Na + O2 Na 2O - Zn + Cl2 à ZnCl2 Zn + Cl2 à ZnCl2 - 2 HS lên bảng cho 2 ví dụ. * Kết luận: - Lập phương trình hoá học gôm các bước sau: Bước1: Viết Sơ đồ phản ứng Al + O2 Al2O3 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố 4Al + 3 O2 2Al2O3 Bước 3: Viết phương trình hoá học 4Al + 3O2 2Al2O3 H. Mỗi phương trình hoá học được biểu thị bằng mấy phản ứng hoá học? Hoạt động 2. áp dụng: Bài số2 : - GV gọi 1 HS lên bảng làm. P2O5 + H2O H3PO4 H. Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng ? Bài số3. 2 HgO 2Hg + O2 2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O - GV nhận xét bổ sung thêm. Kết luận Bài số2. - 1 HS lên bảng làm - Cả lớp cùng làm. - HS trả lời (.........) - HS khác nhận xét bổ sung. Bài số3. - HS lên làm - Cả lớp cùng làm. - Cho HS khác nhận xét bổ sung. C. Cũng cố: - Nêu các bước lập phương trình hoá học.? D. Dặn dò: - Học bài, vận dụng các bước làm được bài tập. - Làm bài tập số 4a, 5a, 6a, và 7. - Lớp 8A làm thêm bài tập ở SBT và SNC. Ngày soạn:22-11-2007 Tiết23: Phương trình hoá học I.Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa của phương trình hoá học, biết tìm ra các tỷ lệ về số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. Tỷ lệ này bằng tỷ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình. - Biết vận dụng để làm bài tập . II. Tiến trình lên lớp: Bài cũ: Kiểm tra 15’ cuối giờ - Đề ra : Cho phương trình phản ứng sau: Na + O2 Na2O HgO Hg + O2 Lập phương trình hoá học và cho biết sơ đồ phản ứng khác với phương trình hoá học ở điểm nào ? - Đáp án: Lập phương trình hoá học gồm 3 bước. B1 : Na + O2 Na2O B2 : Cân bằng 4Na + O2 2Na2O B3 : Viết phương trình. 4Na +O2 2NaO Tương tự như trên : 2HgO 2Hg + O2 Sơ đồ phản ứngkhác với phương trình hoá học là thường thì chưa có hệ số thích hợp , tức chưa cân bằng số nguyên tử , chưa biết được tỉ lệ... (2đ) Bài mới Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa của phương trình hóa học Giáo viên cho học sinh lập một số phương trình Một học sinh lên bảng cả lớp cùng hoá học giữa các chất : làm CaO + H2O Ca(OH)2 Lập công thức hỗn hợp giữa Na với O2 4Na + O2 2 Na2O Ta có tỷ lệ : : 1 : 2 : 1 1 : 2 4 : 2 Hỏi : - Em hiểu như thế nào về cách viết trên ? - Em cho biết các tỷ lệ giữa các chất ở phương trình hoá học sau : 4Al + 3O2 2AlO3 - Em hãy tìm các cặp tỷ lệ ở phương trình trên ? - Vậy phương trình hoá học có ý nghĩa như thế nào ? Hoạt động 2 : Ap dụng bài tập - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng làm - 1 Học sinh lên bảng làm bài tập 2 Bài tập 2 2Al + 3Cl 2AlCl3 - Cả lớp cùng làm 2 : 3 : 2 Hỏi Ngoài ra còn có các cặp tỷ lệ nào ? ( 2 : 3 ; 3 : 2 ; 2 : 2 ) Bài tập 3b 2F2(OH)3 Fe2O3 +3H2O - 1 học sinh lên bảng làm 2 : 1 : 3 Bài tập 5b - Học sinh nhận xét bổ sung Mg + H2SO4 MgSO4 + h2 (2 : 1; 2 : 3 ; 1 : 3 ) Tỷ lệ: 1 : 1 : 1 : 1 Bài 6 2 Cu + O2 2CuO 2 : 1 : 2 ( 2 : 2 ; 1 : 2 ) Dặn dò - Học bài, soạn bài tập còn lại sách giáo khoa và sách bài tập - Soạn bài . Luyện tập 3 Ngày soạn:2-12-2007 Tiết 24: Bài luyện tập 3 I. Mục tiêu: - Cũng cố kiến thức về phản ứng hoá học - Cũng cố kiến thức về Định luật bảo toàn khối lượng. - Cũng cố kiến thức về Phương trình hoá học - Rèn luyện kĩ năng phân biệt hiện tuợng hoá học, lập phương trình hoá học khi biết các chất tham gia phản ứng. II. Tiến trình lên lớp: Hoạt động1: I.Những kiến thức cần nhớ: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Bằng phương pháp hỏi đáp GV dẫn dắt học sinh hoàn thành phần kiến thức cần nhớ. H. Hiện tượng hoá học là gì ? cho ví dụ. H. Trong phản ứng hoá học xẩy ra sự thay đổi gì? H. Phản ứng hoá học là gì? H. Khi nào thì phản ứng hoá học xẩy ra? H. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. H. Công thức tổng quát về định luật bảo toàn khối lượng được biểu thị như thế nào? H. Phương trình hoá học là gì? H. Lập phương trình hoá học gồm mấy bước .đó là những bước nào? H. Lập phương trình phản ứng hoá học sau: Mg + O2 MgO Zn + O2 ZnO H. Hoàn thành phương trình phản ứng sau. Cho biết tỉ lệ các chất và các cặp chất trong phản ứng? CuSO4 + NaCl CuCl2 + Na2SO4 - GV nhận xét bổ sung thêm. Kết luận - HS trả lời lần lượt các câu hỏi của giáo viên để hoàn thành phần kiến thức cần nhớ. - HS khác nhận xét bổ sung. - Một HS lên bảng viết công thức tổng quát. mA + mB = mC + mD - HS khác nhận xét bổ sung. - Gồm 3 bước - Hai HS lên bản làm bài tập. - Cả lớp cùng làm. - HS nhận xét bổ sung. * Kết luận:..(SGK)......................................................................................................... Hoạt động 2. II. Bài tập - GV hỏi – HS trả lời câu 1,2 SGK. - GVnhận xét bổ sung. Kết luận. Câu1: N2 + 3 H2 2 NH3 Câu2: Đáp án D đúng. Bài 3: - GV gọi 1 HS lên bảng làm . - GV kiểm tra vở của HS – Quan sát cả lớp làm bài tập. - GV nhận xét bổ sung thêm hoàn thành bài tập 3. Phương trình phản ứng: CaCO3 CaO + CO2 a. Công thức về khối lượng: m CaCO3 = m CaO + m CO3 b. Tỉ lệ % CaCO3 trong đá vôi: m CaCO3 = 140 + 110 = 250 (Kg ) Tỉ lệ % CaCO3 chứa trong đá vôi % CaCO3 = 250 / 280 . 100 % CaCO3 = 89,3% Bài 4: - GV gọi 1 HS lên bảng làm. - Cả lớp cùng làm. - GV kiểm tra HS làm bài. - Nhận xét bổ sung thêm, chữa hoàn chỉnh bài tập. Phương trình hoá học của phản ứng: C2H4 + 3 O2 2CO2 + 2H2O Cứ 1 phân tử C2H4 t/d với 3 pt O2 ( 3: 1) Cứ 1............................tạo ra 2 pt CO2 Bài 5: GV hướng dẫn HS về nhà làm. ( với lớp 8A chữa thêm 1 số bài tập ở SBT và SNC) - HS trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK. - HS khác nhận xét bổ sung. Bài 3: - Một HS lên bảng làm BT - Cả lớp cùng làm. - Nhận xét bổ sung bài làm của bạn. - Cả lớp quan sát bài chữa của GV, sữa vào vở những phần sai sót. Bài 4: - Một HS lên bảng làm. - Cả lớp cùng làm. -Nhận xét bài làm của bạn. Dặn dò chuẩn bị bài sau: - Tiết sau kiểm tra viết 1tiết. - Ôn lại các phần đã luyện tập để làm bài tốt. Ngày soạn:3-12-2007 Tiết 25 Kiểm tra viết : 1 tiết Mục tiêu: Giáo viên đánh kết quả học tập của học sinh về phản ứng hoá học, phương trình hoá học , vận dụng định luật bảo toàn khối lượng các chất Rèn kĩ năng lập phương trình hoá học , lập mối liên hệ giữa sốnguyên tử , phân tử giữa các chất trong một phản ứng hoá học Qua đó học sinh tự nhận thấy được mức độ nhận thức của mình để có cách học có hiệu quả. Giáo dục tinh thần trách nhiệm B Chuẩn bị : Học sinh ôn tập các kiến thức đã học . Giáo viênchuẩn bị bài kiẻm tra Đề ra: Câu 1: Lập phương trình hoá học cho các phản ứng hoá học sau đây Lưu huỳnh chấy trong khí ô xi sinh ra chất khí có mùi hắc đó là khí sun fua rơ (SO2) Khí ê ti len: (C2H4) cháy trong khí ô xi tạo thành khí các bon níc và hơi nước Nat ri hi đrô xít: (NaOH) tác dụng với khí các bon níc tạo thành nát ri các bon nát: (Na2CO3) và nước Kim loại nhôm tác dụng với a xít sun fua ríc tạo thành muối nhôm sun fát: [ Al2(SO4)3 ] khí sun fua rơ và nước e. Hợp chất FexOy tác dụng với khí hi đrô tạo ra kim loại Fe và nước Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Hãy cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng Từ phương trình lập được hãy điền số thích hợp vào chỗ có dấu ...trong các câu sau: Số nguyên tử Fe = .. .Số phân tử Fe2(SO4)3 Số phân tử H2SO4 = . . .Số phân tử SO2 Số nguyên tử Fe = . . .Số phân tử SO2 Số phân tử SO2 =.. . .Số phân tử H2SO4 Câu3: a/. Trong các công thức hoá học sau công thức hoá học nào viết sai * NaCl, K2O, Mg2O, Cu(OH)3 , Al2S3, Na S, CaCl. Nếu sai hãy sửa lại cho đúng b / Nguyên tử A có tổng số hạt là 53 trong đó số hạt mang điện nhiêu hơn số hạt không mang điện là 15. Hỏi A là nguyên tử của nguyên tố nào? .Hãy tính khối lượng của nguyên tử A . ---Hết--- C Đáp án Câu 1: (4đ) Lập được 1 phương trình được 0,8 điểm S + O2 à SO2 C2H4 + 3 O2 à 2 CO2 + 2 H2O 2 NaOH + CO2 à Na2CO3 + H2O 2Al + 6 H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3 SO2 + H2O FexOy + y H2 à x Fe + y H2O Câu 2: (3đ) 2 Fe + 6 H2SO4 à Fe2(SO4)3 + 3 SO2 + H2O 1đ Số phân tử H2SO4 = 2 Số phân tử SO2 Số nguyên tử Fe = 1/3 Số phân tử Fe2(SO4)3 2đ Số nguyên tử Fe = 2/3 Số phân tử SO2 Số phân tử SO2 = 1/2 số phân tử H2SO4 Câu 3: Các công thức sai : Mg2O Sửa lại là : MgO a. Cu(OH)3 sủa lại là: CuOH hoặc Cu(OH)2 2đ NaS sủa lại là : Na2S. CaCl Sửa lại là: CaCl2 (1đ) Số p + số e + số n = 53 Số p + số e – số n = 15 Giải được Số p = 17 à n = 19 A thuộc nguyên tố Clo, A có khối lượng là 19 +17 = 36 đvC Ngày soạn:3-12-2007 Chương III. Mol và tính toán hoá học Tiết 26. Mol Mục tiêu Học sinh biết và phát biểu được: - Mol là gì ? - Khối lượng Mol. - Thể tích Mol của chất khí là gì? II. Phương tiện và thiết bị cần thiết: - Bảng phụ. III. Tiến trình lên lớp: A.Mở bài: ( GV giới thiệu sơ về chương - giới thiệu về Mol ) B. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu Mol là gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu 1 số ví dụ hưóng tới cho HS trả lời các câu hỏi sau. H. Một tá bút chì có bao nhiêu cái ? H. Một ram giấy có mấy trăm tờ ? H. Một yến gạo có mấy kg ? H. Vậy Mol là gì ? H. Số 6.10 gọi là số gì ? H. Một Mol nguyên tử Fe là một lượng Fe có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe ? H. Một phân tử nước có chứa bao nhiêu phân tử nước ? - GV nhận xét bổ sung thêm . Kết luận. - HS nghe GV giới thiệu một số ví dụ. Trả lời các câu hỏi của GV. - (12 cái ) - (500 tờ ) - ( 10 kg ) - ( Mol là lượng chất có chứa 6.10 nguyên tử hoặc phân tử gam chất đó ) - ( Là lượng sắt có chứa N nguyên tử sắt) - ( Là lượng nước có chứa N phân tử khối của chất đó ). - HS khác nhận xét bổ sung thêm. * Kết luận: ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng Mol ? Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV diễn giải cho HS hiểu : Các em đều biết 1 tá bút chì có 12 cái và 1 ram giấy có 500 tờ . Trong hoá học người ta nói: Khối lượng Mol nguyên tử đồng, khối lượng Mol của phân tử sắt.... Khối lượng Mol là gì? Cho ví dụ ? Khối lượng Mol của 1 chất có số trị bằng chính số nào ? Kí hiệu như thế nào ? Em

File đính kèm:

  • docGiao an(2).doc
Giáo án liên quan