Bài giảng Tiết 19 - Bài 14 : thực hành: về tính chất hoá học của bazơ và muối

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 -Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của bazơ, muối.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hoá học,giải các bài tập thực hành hoá học.

- Rèn luyện các kĩ năng viết các PTPƯ hóa học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19 - Bài 14 : thực hành: về tính chất hoá học của bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ ……., ngày……tháng…….năm 200 Tiết 19 - bài 14 : Thực hành: tính chất hoá học của bazơ và muối A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của bazơ, muối. 2. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hoá học,giải các bài tập thực hành hoá học. - Rèn luyện các kĩ năng viết các PTPƯ hóa học. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học. B. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Giáo viên: - Dụng cụ: 1 giá ống nghiệm,10 ống nghiệm,1 kẹp gỗ,1 lọ thuỷ tinh miệng rộng,1 muôi sắt. - Hoá chất: Quỳ tím, dd HCl, CuSO4, NaOH, BaCl2, FeCl3, Na2SO4, H2SO4, đinh sắt C. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị tường trình của HS. III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị thí nghiệm. - Kiểm tra sự chuẩn bị hoá chất, dụng cụ thí nghiệm cho giờ thực hành. - Nêu mục tiêu của giờ thực hành. - Những điều cần lưu ý của giờ thực hành. - Gọi HS : ? Nêu t/c hoá học của bazơ? ? Nêu t/c hoá học của muối? - HS các nhóm kiểm tra hoá chất, dụng cụ trong bộ thí nghiệm thực hành. - HS1: Nêu t/c hoá học của bazơ. - HS 2:Nêu t/c hoá học của muối. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm - GV chiếu lên màn hình nội dung hướng dẫn làm TN1 và TN2 như SGK, yêu cầu HS làm theo nhóm, quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PTPƯ và báo cáo kết quả. Nêu kết luận thí nghiệm 1? - Nêu kết luận thí nghiệm 2? - GV kiểm tra giữa các nhóm và chốt lại kiến thức. - GV chiếu lên màn hình nội dung hướng dẫn làm TN 3 như SGK, yêu cầu HS làm theo nhóm, quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PTPƯ và báo cáo kết quả. - Nêu kết luận thí nghiệm 3? - GV kiểm tra giữa các nhóm và chốt lại kiến thức. - GV chiếu lên màn hình nội dung hướng dẫn làm TN 4 như SGK, yêu cầu HS làm theo nhóm, quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PTPƯ và báo cáo kết quả. - Nêu kết luận thí nghiệm 4? - GV kiểm tra giữa các nhóm và chốt lại kiến thức - GV chiếu lên màn hình nội dung hướng dẫn làm TN 5 như SGK, yêu cầu HS làm theo nhóm, quan sát, nhận xét hiện tượng, viết PTPƯ và báo cáo kết quả. Nêu kết luận thí nghiệm 5? - GV kiểm tra giữa các nhóm và chốt lại kiến thức. Tính chất hoá học của bazơ: - HS làm thí nghiệm theo nhóm. TN1: dd NaOH + dd FeCl3 + Cách tiến hành : SGK - Tr 44. + Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ ( là Fe(OH)3). 3NaOH(dd) + FeCl3 (dd) Fe(OH)3 (r) + 3NaCl(dd) KL: Dung dịch bazơ tác dụng với muối sinh ra muối mới và bazơ mới. TN2: Cho Cu(OH)2 + dd HCl + Cách tiến hành : SGK - Tr 44. + Hiện tượng: Chất rắn tan ra, dd tạo thành có màu xanh lơ ( là CuCl2). PTPƯ: Cu(OH)2 (r) + 2HCl (dd) CuCl2(dd) + 2H2O(l) KL: Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. b. Tính chất hóa học của muối: TN3: dd CuSO4 + Fe + Cách tiến hành : SGK - Tr 44. + Hiện tượng: Có chất màu đỏ của Cu bám vào đinh sắt, dd màu xanh dương nhạt dần. PTPƯ: CuSO4 (dd) + Fe(r) FeSO4 (dd) + Cu(r) KL: Dd muối tác dụng với kim loại tạo ra muối mới và kim loại mới. TN4: dd Na2SO4 + dd BaCl2 + Cách tiến hành : SGK - Tr 44. + Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng (BaSO4). PTPƯ: Na2SO4(dd) + BaCl2(dd) BaSO4 (r) + 2NaCl(dd) KL: Hai dung dịch muối tác dụng với nhau sinh ra 2 muối mới. TN5: dd BaCl2 + dd H2SO4 + Cách tiến hành : SGK - Tr 44. + Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng (BaSO4). PTPƯ: BaCl2(dd) + H2SO4(dd) BaSO4 (r) + 2HCl(dd) KL: Muối tác dụng với axít tạo ra muối mới và axít mới. Hoạt động 3: Viết bản tường trình - GV dành 10 phút cho HS hoàn thành và nộp bản tường trình. IV/ Nhận xét, rút kinh nghiệm: - GV nhận xét về ý thức, thái độ của HS trong buổi thực hành. Đồng thời nhận xét về kết quả thực hành của các nhóm. - GV hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ và vệ sinh phòng thực hành. - Thu bản tường trình thực hành. V/ Hướng dẫn: - Ôn tập các tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối. Viết PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất. - Làm lại các dạng toán tính theo PTHH có trong các bài học. - Chuẩn bị giấy giờ sau làm bài kiểm tra 45 phút. Thứ…., ngày ……tháng ……năm 200 Tiết 20: kiểm tra viết (45 phút) A/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS về phần oxit, axit,bazơ và muối. Qua đó GV rút kinh nghiệm bổ sung phần kiến thức HS chưa nắm vững. 2. Kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng giải bài tập HH định tính, pp trình bày lời giải bài tập phần tự luận, nhận biết các chất dựa vào t/c hoá học đặc trưng của mỗi chất. - Kiểm tra kĩ năng tính theo PTHH, kĩ năng nhận biết một số chất. 3. Thái độ: - Rèn ý thức tự giác, tự lập và tính nghiêm túc trong kiểm tra thi cử. B/ Phương pháp: Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. C/ chuẩn bị: * GV chuẩn bị đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm : - Phần trắc nghiệm: 2.5 điểm. - Phần tự luận : 7.5 điểm. * HS ôn tập kiến thức và chuẩn bị giấy kiểm tra. D/ Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp. II/ Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra của HS. III/ Bài mới: : Đề bài kiểm tra Đáp án và biểu điểm I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu cho câu trả lời đúng: Câu1: (0.5 điểm) Cách sắp xếp nào sau đây theo thứ tự các chất là oxit, axit, bazơ, muối: A. Ca(OH)2, H2SO4, Al2O3, NaCl. B. NaCl, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2. C. Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2, NaCl. D. Ca(OH)2, NaCl, Al2O3, H2SO4. Câu 2: (0.5 điểm) Người ta dẫn hỗn hợp khí gồm: CO2, SO2, CO, N2 đi qua bình đựng dd nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi bình là: A. SO2, CO2, N2. B. CO, N2, CO2. c. CO, N2. D. Không có khí nào. Câu 3: (1,5 điểm) Những trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra chất kết tủa khi trộn 2 đung dịch với nhau? A.Dung dịch NaCl và dung dịch AgNO3. B.Dung dịch Na2CO3 và dd ZnSO4. C.Dung dịch Na2SO4 và dung dịch AlCl3. D.Dung dịch ZnSO4và dung dịch CuCl2. E.Dung dịch BaCl2 và dung dịch K2SO4. II. Phần tự luận: Câu 1: (3,0 điểm) Viết các PTPƯ hoàn thành chuyển đổi sau: CuCuO CuCl2 Cu(OH)2 CuO Câu 2: (4.5 điểm) Cho axit clohiđric HCl phản ứng hết với 6 g hỗn hợp dạng bột gồm Mg và MgO. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). a) Viết PTPƯ xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu. c) Tính thể tích dung dịch HCl nồng độ 20% (d = 1,1g/ml) vừa đủ để phản ứng với hỗn hợp trên. (Cho Mg =24;Cl = 35,5 ;O = 16; H = 1). I. Phần trắc nghiệm: Câu1: Đáp án C (0.5 điểm) Câu 2: Đáp án C (0.5 điểm) Câu 3: Đáp án A, B, E (1,5 điểm) II. Phần tự luận: Câu 1: ( 3,0 điểm) Mỗi phương trình đúng, đủ cho 0,75 điểm) 1/ 2Cu(r) + O2(k) t0 2CuO(r) 2/ CuO(r) + 2HCl(dd) CuCl2(dd) + H2O(l) 3/ CuCl2(dd) + 2KOH(dd) Cu(OH)2(r) + 2KCl(dd) 4/ Cu(OH)2(r) t0 CuO(r) + H2O(h) - Nếu HS viết PTPƯ khác đúng , cho điểm tương tự. Câu 2: (4,5 điểm) a)Viết đúng 2 PTPƯ (1,0 điểm) Mg(r) + 2HCl(dd) MgCl2(dd) + H2(k) (1) MgO(r) +2HCl(dd) MgCl2(dd) + H2O(l) (2) b)Tính đúng % khối lượng mỗi chất.(2,5 điểm) Theo bài cho có: nH= 2,24/ 22,4 = 0,1 (mol) Theo PTPƯ (1) có nMg = nH= 0,1 (mol) => mMg = 0,1 x 24 = 2,4 (g) Và mMgO = 100% - 40% = 60% c) Tính đúng thể tích HCl (1,0 điểm) Theo câu (b) ta có: Theo PTPƯ(2) ta có: mMgO = 6 - 2,4 = 3,6 (g) =>nMgO = 3,6/ 40 = 0,09 (mol) Theo các PTPƯ 1&2 ta có: => VddHCl = 67,45 . 1,1 = 74,195 (ml) IV/ Củng cố: - HS nộp bài kiểm tra. - GV nhận xét, rút kinh nghiệm giờ làm bài kiểm tra của HS. V/ Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức về oxit, axit, bazơ, muối - Đọc trước bài: "Tính chất hoá học của kim loại" Hết tuần 10 :

File đính kèm:

  • doctuan10.doc
Giáo án liên quan