I/ Mục tiêu
- HS hiểu mối quan hệ giữa ARN và Pr thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi A.a. Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) m ARN Prôtêin Tính trạng.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị : - Mô hình tổng hợp chuỗi A.a.
9 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu mối quan hệ giữa ARN và Pr thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi A.a. Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) đ m ARN đ Prôtêin đ Tính trạng.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
II/ Chuẩn bị : - Mô hình tổng hợp chuỗi A.a.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Vì sao Pr có tính đa dạng và đặc thù?
- Vì sao tính đặc thù của Pr lại được biểu hiện thành các tính trạng riêng của cơ thể?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- Yêu cầu HS nhắc lại:
+ Nêu chức năng của gen cấu trúc?
- GV yêu cầu HS đọc <1 mục I- Tr57-SGK đ Thảo luận:
+ Hãy cho biết giữa gen và Pr có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào?
Vai trò của dạng trung gian đó?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS quan sát H19.1- Sgk.
- Dựa vào mô hình..., GV thuyết trình về sự hình thành chuỗi A.a.
- GV yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi A.a?
+ Câu hỏi mục 6- Tr57.
- GV gọi HS trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung đ GV chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV yêu cầu HS thảo luận tiếp:
+ Em hãy trình bày quá trình hình thành chuỗi A.a?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV phân tích: + Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các A.a tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại Pr.
+ Sự tạo thành chuỗi A.a trên khuôn mẫu m ARN.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS quan sát H19.2-3,
đọc< - mục II- Tr58-SGK đ Thảo luận:
+ Câu hỏi 1 mục 6- Tr58?
- GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr58-SGK đ Thảo luận:
+ Nêu bản chất mối quan hệ trong sơ đồ: Gen (1 đoạn ADN) đ m ARN đ Prôtêin đ Tính trạng? (Mối liên hệ giữa gen và tính trạng).
- GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn.
I/ Tìm hiểu:Mối quan hệ giữa ARN và Pr.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS đọc<1 mục I-Tr57,SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
*m ARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và Pr, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của Pr sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
- HS quan sát H19.1- Sgk đ Lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Sự hình thành chuỗi A.a:
- mARN rời nhân đến Ribôxôm để tổng hợp Pr.
- Các tARN mang A.a vào Ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung đ Đặt A.a vào đúng vị trí.
- Khi Ribôxôm dịch được 1 nấc trên mARN
đ 1 A.a được nối tiếp.
- Khi Ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN đ chuỗi A.a được tổng hợp xong.
*Nguyên tắc tổng hợp:
-Dựa trên khuôn mẫu của mARN.
- NTBS: A liên kết với U, G liên kết với X.
=> Mối quan hệ gữa ARN và Pr: Trình tự các nu trên mARN quy định trình tự các A.a trong Pr.
II/ Tìm hiểu: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- HS quan sát H19.2-3,nghiên cứu < mục II- Sgk đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện trong sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) đ m ARN đ Pr
đ Tính trạng.
Bản chất: Trình tự các nu trên ADN quy định trình tự các nu trong ARN qua đó ADN quy định trình tự các A.a trong chuỗi A.a cấu thành nên Pr. Pr tham gia vào các hoạt động sống của tế bàođ Biểu hiện thành tính trạng.
=> Mối quan hệ giữa gen và tính trạng: Gen quy định tính trạng.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK - Tr59.
D/ Kiểm tra, đánh giá
HS trả lời: + Em hãy trình bày quá trình hình thành chuỗi A.a trên mô hình?
+ Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr59.
- Đọc trước bài 20.
- Ôn cấu trúc không gian của phân tử ADN.
Tiết 20 Thực hành:
Quan sát và lắp mô hình ADN.
I/ Mục tiêu
- HS được củng cố kiến thức về cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích mô hình ADN; kỹ năng hoạt động nhóm.
- Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN.
II/ Chuẩn bị : - Mô hình phân tử ADN.
- Hộp đựng mô hình phân tử ADN tháo rời.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Em hãy mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình ADN đ Thảo luận:
+ Vị trí tương đối của 2 mạch nu?
+ Chiều xoắn của 2 mạch?
+ Đường kính vòng xoắn? Chiều cao vòng xoắn?
+ Số cặp nu trong mỗi chu kì xoắn?
+ Các loại nu nào liên kết với nhau thành từng cặp?
- GV gọi HS lên trình bày trên mô hình.
- GV hướng dẫn HS chiếu mô hình ADN lên màn hìnhđ Yêu cầu HS so sánh hình này với H15- SGK.
Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn HS cách lắp ráp mô hình ADN:
+ Lắp mạch 1: Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống.
Chú ý: Lựa chiều cong của đoạn cho hợp lý, đảm bảo khoảng cách với trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong mang nu theo nguyên tắc bổ sung với mạch 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch.
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện, đánh giá chéo kết quả lắp mô hình.
I/ Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
1/ Quan sát mô hình
- HS quan sát mô hình ADN đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu nêu được:
- ADN gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều (xoắn phải).
Mỗi vòng xoắn có đường kính 20 Ao chiều cao 34 Ao gồm 10 cặp nu.
- Các nu giữa 2 mạch liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A - T, G - X.
- Đại diện nhóm vừa trình bày, vừa chỉ trên mô hình:
+ Đếm số cặp nu.
+ Chỉ rõ loại nu nào liên kết với nhau.
2/ Chiếu mô hình ADN.
- Một vài HS dùng nguồn sáng phóng hình chiếu của mô hình ADN lên 1 màn hình như đã hướng dẫn.
- HS quan sát hình, đối chiếu với H15- SGK
đ Rút ra nhận xét.
II/ Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
HS ghi nhớ cách tiến hành.
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn.
- Sau khi lắp xong, các nhóm kiểm tra tổng thể:
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể, đánh giá kết quả.
C/ Củng cố:
- Gọi 1 vài HS mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.
- GV căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình ADN đ Cho điểm.
E/ Hướng dẫn: - Vẽ hình 15- Sgk vào vở.
- Đọc trước bài 21.
- Ôn tập chương 1, 2, 3 theo câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị giấy, giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Tiết 21 Kiểm tra một tiết.
I/ Mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra
- Kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong chương I, II, III đ Từ đó có kế hoạch giảng dạy tốt những chương sau.
- Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
- Giáo dục tính trung thực cho HS khi làm bài kiểm tra.
II/ Chuẩn bị:
1/ Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra.
2/ Xác định các mục tiêu cần đo.
3/ Thiết lập ma trận hai chiều:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
1/ Thí nghiệm của Men Đen.
1
0,5
1
1
1
1,5
3
3
2/Nhiễm sắc thể.
1
0,5
1
0,5
1
1,5
1
1
4
3,5
3/ ADN
1
0,5
1
1,5
1
1
1
0,5
4
3,5
Tổng
4
3
3
3
4
4
11
10
4/ Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Phần I: Tự luận
Câu 1: Phát biểu nội dung quy luật phân li của Men Đen?
Câu 2: Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
Câu 3: Trình bày cấu trúc hoá học của phân tử ADN? Vì sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù?
Câu 4: ở gà, lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Biết rằng gen quy định tính trạng màu lông nằm trên nhiễm sắc thể thường.
P: Gà lông đen thuần chủng ´ Gà lông trắng, kết quả ở F1 sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây?
a- Toàn lông đen.
b- Toàn lông trắng.
c- 3 lông đen: 1 lông trắng.
d- 1 lông đen: 1 lông trắng.
Em hãy chọn đáp án đúng và giải thích.
Phần II: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a, b, c, d) ứng với câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1/ Về mặt biểu hiện trội không hoàn toàn khác trội hoàn toàn ở điểm cơ bản nào?
a- F1 thể hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
b- F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1.
c- Do gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn.
d- Do ảnh hưởng của môi trường.
2/ Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh là gì?
a- Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái.
b- Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.
c- Sự tạo thành hợp tử.
d- Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội.
3/ Nhiễm sắc thể giới tính có ở những loại tế bào nào?
a - Tế bào sinh dưỡng . c- Tế bào phôi.
b - Tế bào sinh dục. d- Cả câu a, b, c đúng.
4/ Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a- ARN vận chuyển. c- ARN ribôxôm.
b- ARN thông tin. d- Cả câu a, b, c đúng.
5/ Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
-A- U- X- G- U- A- G- X- U-
Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn làm mạch khuôn của gen tổng hợp nên đoạn mạch ARN trên sẽ như thế nào?
a) - T- T- A- X- G- A- X- T- A- c) -U- A- G- X- T- G- A- U- X-
b) - T- A- X- G- A- T- X- G- T- d) - T- A- G- X- A- T- X- G- A-
5/ Xây dựng đáp án và biểu điểm
Phần I: Tự luận: 7 điểm.
Câu 1: (1 điểm).
+ HS nêu được: Nội dung quy luật phân li.
Câu 2: (2,5 điểm)
+ HS nêu được:
a/ Cơ chế NST xác định giới tính ở người: (cho 1,5 điểm)
- Giảm phân: + Mẹ: 1 loại trứng (NST X).
+ Bố: 2 loại tinh trùng ( NST X, NST Y).
- Thụ tinh: + Giao tử đực NST X ì Trứngđ Hợp tử đ Con gái.
+ Giao tử đực NST Y ì Trứngđ Hợp tử đ Con trai.
=> Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế TB học của sự xác định giới tính ở người.
b/ Giải thích: (1 điểm)
HS nêu được: Mẹ cho 1 loại trứng X; bố cho 2 loại tinh trùng (X, Y) với tỉ lệ ngang nhau, 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.
Câu 3: (2 điểm). HS nêu được:
a/ Cấu trúc hoá học của ADN: (cho 1,5 điểm)
- Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O,N,P.
- ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X.
- ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nu.
- Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nu đ Tạo nên tính đa dạng của ADN.
=> Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của SV.
b/ Giải thích: (0,5 điểm)
ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Câu 4: (cho 1,5 điểm)
* Đáp án đúng là câu a: Toàn lông đen.
* Giải thích:
- Quy ước: - Gen A quy định tính trạng trội lông đen.
- Gen a quy định tính trạng lặn lông trắng.
=> Gà lông đen thuần chủng sẽ có kiểu gen là: AA
Gà lông trắng sẽ có kiểu gen là: aa.
- Ta có sơ đồ phép lai:
P: Lông đen ´ Lông trắng
AA ´ aa
Gp : A ¯ a
F1 : Aa (100% lông đen).
Phần II: Trắc nghiệm
- Từ câu1- câu 4: Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm.
HS chọn được câu trả lời đúng là: 1.a; 2.b; 3.d; 4.b.
- Câu 5: HS chọn câu trả lời đúng là 5.d (cho 1 điểm)
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/Kiểm tra : GV phát đề cho HS đ Yêu cầu HS làm bài kiểm tra.
3/ Kiểm tra, đánh giá
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
4/ Hướng dẫn
- Tiếp tục ôn chương I, II, III.
- Đọc trước bài 21.
Đề kiểm tra 45 phút - Môn Sinh học 9.
Phần I: Tự luận
Câu 1: Phát biểu nội dung quy luật phân li của Men Đen?
Câu 2: Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
Câu 3: Trình bày cấu trúc hoá học của phân tử ADN? Vì sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù?
Câu 4: ở gà, lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Biết rằng gen quy định tính trạng màu lông nằm trên nhiễm sắc thể thường.
P: Gà lông đen thuần chủng ´ Gà lông trắng, kết quả ở F1 sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây?
a- Toàn lông đen.
b- Toàn lông trắng.
c- 3 lông đen: 1 lông trắng.
d- 1 lông đen: 1 lông trắng.
Em hãy chọn đáp án đúng và giải thích.
Phần II: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a, b, c, d) ứng với câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1/ Về mặt biểu hiện trội không hoàn toàn khác trội hoàn toàn ở điểm cơ bản nào?
a- F1 thể hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
b- F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1.
c- Do gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn.
d- Do ảnh hưởng của môi trường.
2/ Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh là gì?
a- Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái.
b- Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.
c- Sự tạo thành hợp tử.
d- Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội.
3/ Nhiễm sắc thể giới tính có ở những loại tế bào nào?
a - Tế bào sinh dưỡng . c- Tế bào phôi.
b - Tế bào sinh dục. d- Cả câu a, b, c đúng.
4/ Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a- ARN vận chuyển. c- ARN ribôxôm.
b- ARN thông tin. d- Cả câu a, b, c đúng.
5/ Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
-A- U- X- G- U- A- G- X- U-
Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn làm mạch khuôn của gen tổng hợp nên đoạn mạch ARN trên sẽ như thế nào?
a) - T- T- A- X- G- A- X- T- A- c) -U- A- G- X- T- G- A- U- X-
b) - T- A- X- G- A- T- X- G- T- d) - T- A- G- X- A- T- X- G- A-
Đề kiểm tra 45 phút - Môn Sinh học 9.
Phần I: Tự luận
Câu 1: Phát biểu nội dung định luật phân li của Men Đen?
Câu 2: Trình bày cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người? Vì sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
Câu 3: Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào?
Câu 4: ở gà, lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Biết rằng gen quy định tính trạng màu lông nằm trên nhiễm sắc thể thường.
P: Gà lông đen thuần chủng ´ Gà lông trắng, kết quả ở F1 sẽ như thế nào trong các trường hợp sau đây?
a- Toàn lông trắng.
b- Toàn lông đen.
c- 3 lông đen: 1 lông trắng.
d- 1 lông đen: 1 lông trắng.
Em hãy chọn đáp án đúng và giải thích.
Phần II: Trắc nghiệm
Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a, b, c, d) ứng với câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1/ Về mặt biểu hiện trội không hoàn toàn khác trội hoàn toàn ở điểm cơ bản nào?
a- Do gen trội không lấn át hoàn toàn gen lặn.
b- F1 thể hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
c- F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 2 : 1.
d- Do ảnh hưởng của môi trường.
2/ Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh là gì?
a- Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái.
b- Sự tạo thành hợp tử.
c- Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái.
d- Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội.
3/ Nhiễm sắc thể giới tính có ở những loại tế bào nào?
a- Tế bào sinh dưỡng . c- Tế bào phôi.
b- Tế bào sinh dục. d- Cả câu a, b, c đúng.
4/ Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a- ARN thông tin. c- ARN ribôxôm.
b- ARN vận chuyển. d- Cả câu a, b, c đúng.
5/ Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtit như sau:
-A- U- X- G- U- A- G- X- U-
Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn làm mạch khuôn của gen tổng hợp nên đoạn mạch ARN trên sẽ như thế nào?
a) - T- T- A- X- G- A- X- T- A- c) -U- A- G- X- T- G- A- U- X-
b) - T- A- G- X- A- T- X- G- A- d)- T- A- X- G- A- T- X- G- T-
File đính kèm:
- Tiet 19- 21.doc