Bài giảng Tiết 19 : phản ứng hóa học 8

1.Kiến thức :

*Học sinh biết:

- Các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.

- Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.

2.Kĩ năng :

* Rèn cho học sinh:

- Kĩ năng viết phương trình chữ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19 : phản ứng hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tt) A. Mục tiêu : 1.Kiến thức : *Học sinh biết: - Các điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra. - Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra. 2.Kĩ năng : * Rèn cho học sinh: - Kĩ năng viết phương trình chữ. - Khả năng phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học và nhận biết dấu hiệu phản ứng hóa học. 3.Thái độ: - Tạo hứng thú học tập môn họâp5 B.Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Hóa chất Dụng cụ -Pđỏ , Zn, đinh sắt. -Ống nghiệm -DD BaCl2 , CuSO4 -Đèn cồn, diêm -DD Na2SO4 hoặc H2SO4 -Muôi sắt -DD HCl , NaOH -Kẹp gỗ 2. Học sinh : -Học bài. -Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 50 -Đọc tiếp III và IV bài 13 SGK / 49,50 C.Hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập về nhà -Thế nào là phản ứng hóa học ? -Làm bài tập 5 SGK/ 51 - Trình bày diễn biến của phản ứng hóa học ? 2 – 3 học sinh trả lời và làm bài tập. Hoạt động 2 : Khi nào phản ứng hóa học xảy ra. - Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm : Cho viên Zn và dung dịch HCl. gYêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra. -Qua thí nghiệm trên, các em thấy, muốn phản ứng hóa học xảy ra nhất thiết phải có cac điều kiện gì ? -Thông báo : Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn. Yêu cầu HS lấy ví dụ. - Nếu để 1 ít Pđỏ trong không khí,chất có tự bốc cháy không ? -Hướng dẫn HS đốt Pđỏ trong không khí gYêu cầu HS nhận xét ? -Thuyết trình lại quá trình làm rượu. gMuốn chuyển hóa từ tinh bột sang rượu phải cần có điều kiện gì ? -“Men” đóng vai trò là chất xúc tác. Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi khi phản ứng kết thúc. -Theo em khi nào phản ứng hóa học xảy ra ? -Hoạt động theo nhóm, làm thí nghiệm : cho viên Zn và dung dịch HCl. gXuất hiện bọt khí ; Viên Zn nhỏ dần. -Muốn phản ứng hóa học xảy ra: Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau. -Ví dụ: đường cát dễ tan hơn so với đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn. -Chất sẽ không bốc cháy. -Làm thí nghiệm gKết luận: 1 số phản ứng hóa học muốn xảy ra phải được đun nóng đến t0 thích hợp. -Muốn chuyển hóa từ tinh bột sang rượu phải cần có men. gCó những phản ứng muốn xảy ra cần có mặt của chất xúc tác. - Kết luận, ghi vở III. KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA ? -Các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau. -Một số phản ứng cần có nhiệt độ và chất xúc tác. Hoạt động 3 :Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ? -Yêu cầu HS quan sát cac chất: dd BaCl2, dd CuSO4,dd Na2SO4, dd NaOH. -Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: B1: Cho 1 giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4. B2: Nhỏ vài giọt dd CuSO4 vào dd NaOH. -Yêu cầu HS quan sát rút ra kết luận. -Qua các thí nghiệm vừa làm và thí nghiệm dd HCl, các em hãy cho biết: làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ? -Dựa vào dấu hiệu nào để biết được có chất mới xuất hiện?. - GV nhận xét và kết luận - Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu để xảy ra phản ứng hóa học. yêu cầu HS cho ví dụ. - Quan sát nhận biết các chất trước phản ứng. -Làm thí nghiệm: B1:Có chất không tan màu trắng tạo thành. B2: Có chất không tan màu xanh lam tạo thành. -Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính chất khác chất phản ứng để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không. -Dựa vào: màu sắc, trạng thái, tính tan, … - HS ghi vở -Ví dụ: nến cháy, đốt gỗ, … IV. LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA? - Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành. Hoạt động 4: Củng cố -Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? -Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra? -Yêu cầu HS làm bài tập 5,6 SGK/ 51 -Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. D.Hướng dẫn HS học tập ở nhà: -Dặn dò HS chuẩn bị tiết thực hành: mỗi tổ chuẩn bị: 1 chậu nước, que đóm, nước vôi trong. -Làm bài tập 13.2 và 13.6 sách bài tập /16,17 E.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 T19.doc
Giáo án liên quan