I. Mục tiêu: - Mục tiêu: H/s phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất; Biết được ở đâu có vật thể là có chất và ngược lại các chất cấu tạo nên mọi vật thể - Biết được mỗi chất đều có những t/c nhất định ; Bước đầu làm quen một số dụng hoá chất và các thao tác TN đơn giản
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, h/đ nhóm
- Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học và an toàn trong giờ học
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2, 3 – bài 2: chương 1: chất, nguyên tử, phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:19/08/2008 Tiết 2, 3 – Bài 2:
Giảng:21/08/2008 Chương 1: Chất, nguyên tử, phân tử
Chất
*Những kiến thức học sinh cần đạt được:
- chất có ở đâu ? chất có những tính chất cơ bản nào ?
.
I. Mục tiêu: - Mục tiêu: H/s phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất; Biết được ở đâu có vật thể là có chất và ngược lại các chất cấu tạo nên mọi vật thể - Biết được mỗi chất đều có những t/c nhất định ; Bước đầu làm quen một số dụng hoá chất và các thao tác TN đơn giản
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét, h/đ nhóm
- Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học và an toàn trong giờ học
II.Chuẩn bị của g/v và h/s
1. G/v: - Chuẩn bị thí nghiệm để h/s bước đầu làm quen với việc nhận ra t/c của chất
- Thí nghiệm để h/s phân biệt được cồn (rượu etylic) với nước
- Dụng cụ: cân, cốc thủy tinh có vạch, kiềng đun, nhiệt kế, đũa thủy tinh, phiếu học tập
- Hoá chất: Một miếng sắt hoặc nhôm, nước cất, muối ăn, cồn
2. H/s: - Đọc trước bài 2 tr.7 sgk
III. Hoạt động dạy & học
Hoạt động 1: Kiểm tra đầu giờ (5 phút): 1/ Em hãy cho biết hó hoá học là gì ? Vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta ? Phương pháp học tập tốt môn hoá học ?
3. Bài mới: * Mở bài: Bài mở dầu cho biết: môn hoá học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất . Trong bài này ta sẽ làm quen với chất.
T/g
H/đ của g/v và h/s
Nội dung ghi bài
15
Phút
15
Phút
5
Phút
Hoạt động 2
? Em hãy kể tên một số vật thể ở xung quanh ta ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
+ bàn, ghế, cây, cỏ, không khí, suối, sông, sách, vở, bút ...
- G/v thông báo: các vật thể xung quanh ta được chia thành hai loại chính:
+ vật thể tự nhiên
+ vật thể nhân tạo
? Em hãy phân loại các vật thể ở những ví dụ trên ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v ghi vào góc bảng theo sơ đồ sau:
Vật thể
Vật thể tự
Nhiên
Vật thể
Nhân tạo
- G/v đưa ra nội dung bài tập lên bảng: Em hãy cho biết loại vật thể & chất cấu tạo nên từng vật thể trong bảng sau:
TT
Tên gọi
Thông thường
Vật thể
Chất c/t nên vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Không khí
2
ấm đun nước
3
Hộp bút
4
Sách vở
5
Thân cây mía
6
Cuốc. xẻng
- Y/c thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả (2 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo lên chữa bài tập vào phiếu học tập nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp án chuẩn
? Qua ví dụ trên các em thấy chất có ở đâu
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
Hoạt động 3
- G/v thông báo mỗi chất có một t/c nhất định
- G/v thuyết trình về t/c của chất
- H/s chú ý nghe & ghi vào vở ghi
- Vậy làm thế nào để biết được t/c của chất
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 1.1 &1.2 sgk tr.8 kết hợp nhận biết dụng cụ & hoá chất có sẵn trên khay của mỗi nhóm
- Y/c các nhóm báo cáo dụng cụ & hoá chất của mỗi nhóm (1 phút)
+ Dụng cụ gồm: cân, cốc thủy tinh có vạch, kiềng đun, nhiệt kế, đũa thủy tinh
+ Hoá chất: Miếng sắt, nước cất, muối ăn, cồn
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm theo nội dung sau:
+ Tự tiến hành thí nghiệm cần thiết để tự biết được một số t/c của sắt, muối ăn ...
+ Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
Chất
Cách thức tiến hành thí nghiệm
t/c của chất
Sắt
Muối ăn
- G/v có thể hướng dẫn gợi ý các nhóm tiến hành thí nghiệm: q/s hiện tượng, cách tiến hành, cân hoặc đo ...
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm & thảo luận ghi hiện tượng
- G/v quan sát, theo dõi các nhóm làm thí nghiệm, không nhất thiết phải các nhóm cùng làm thí nghiệm như nhau
- Đ/d các nhóm báo cáo kết quả của thí nghiệm theo mẫu bảng đã cho nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét & đưa bảng chuẩn kiến thức
Chất
Cách thức tíen hành thí nghiệm
t/c của chất
Sắt
- Quan sát
- Chất rắn màu trắng bạc
- Cho vào nước
Không tan trong nước
- Cân đo thể tích (đong vào cốc có vạch)
- Khối lượng riêng
Muối ăn
- Quan sát
- Chất rắn màu trắng
- Cho vào nước khuấy đều
- Tan trong nước
- Đốt
- Không cháy được
? Qua bảng trên em hãy tóm tắt lại các cách
để x/đ được t/c của chất ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
- G/v thuyết trình: để biết được t/c vật lý thì chúng ta có thể q/s hoặc dùng dụng cụ để đo, hoặc làm thí nghiệm. Còn các t/c hoá học thì phải làm thí nghiệm mới biết được
Hoạt động 4
- G/v đặt v/đ: Vậy tại sao chúng ta phải biết t/c của các chất ? để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng làm thí nghiệm sau:
+ Trong khay của các em có 2 lọ đựng 2 chất lỏng trong suốt : 1 lọ đựng nước, 1 lọ đựng cồn (không có nhãn) các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt được 2 chất lỏng trên ?
- Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm để phân biết được – nhóm thảo luận ghi hiện
tượng kết quả (2 phút)
- G/v có thể gợi ý: để phân biệt được 2 chất lỏng trên , ta phải dựa vào t/c khác nhau của
cồn & nước. Đó là t/c nào ?
+ Dựa vào t/c khác nhau của nước & cồn: cồn cháy được còn nước thì không cháy được
- Đ/d nhóm báo cáo cách làm để phân biệt được 2 chất lỏng trên
+ Muốn phân biệt được 2 chất lỏng trên ta lấy ở mỗi lọ 1 ít chất lỏng & đem đốt nếu cháy được thí chất lỏng đem đốt là cồn ; nếu không cháy được thì chất lỏng đó là nước
- G/v có thể hướng dẫn h/s nhận biết bằng cách đổ mỗi lọ một ít ra lỗ nhỏ của đế sứ giá thí nghiệm rồi đốt
? Qua thí nghiệm em cho biết tại sao chúng ta phải biết t/c của chất ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét & chốt kiến thức
I. Chất có ở đâu ?
- Chất có ở trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể nơi đó có chất.
II. Tính chất của chất
1/ Mỗi chất có những t/c nhất định
a) Tính chất vật lý gồm:
- Trạng thái, màu sắc, mùi vị
- Tính tan trong nước, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt ...
- Khối lượng riêng
b) T/c hoá học gồm:
- Khả năng biến đổi chất này thành chất khác: tính cháy được. Khả năng bị phân huỷ ...
- Để x/đ dược t/c của chất cần thực hiện một số thao tác sau: quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm
2/ Việc hiểu biết t/c của chất có lợi gì ?
- Giúp chúng ta phân biệt được chất này với chất khác ( nhận biết được chất)
- Biết cách sử dụng chất
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đ/s và s/x
4. Củng cố (4 phút ): 1/ Em cho biết t/c của chất & mỗi chất có những t/c gì ? lấy ví dụ chứng minh ?
5. Dặn dò (1 phút ): - Từ bài 1 – bài 6 tr.11 sgk
- Đọc trước phần III bài 2 sgk
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 2,3.doc