Bài giảng tiết 2 chương 2 Tính chất hoá học của oxit khái quát về sự phân loại oxit

Học sinh biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những phương trình hoá học tương ứng với mỗi tính chất.

 Học sinh hiểu được cơ sở phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào những tính chất hoá học.

2. Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học. Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng thành thạo.

3. Hứng thú, say mê học tập. Cẩn thận, chính xác, tiếc kiệm khi làm thí nghiệm.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 2 chương 2 Tính chất hoá học của oxit khái quát về sự phân loại oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Tiết 2 Soạn: 04/9/07 Giảng: 07/9/07 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT A. Mục tiêu 1. Học sinh biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những phương trình hoá học tương ứng với mỗi tính chất. Học sinh hiểu được cơ sở phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào những tính chất hoá học. 2. Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học. Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính và định lượng thành thạo. 3. Hứng thú, say mê học tập. Cẩn thận, chính xác, tiếc kiệm khi làm thí nghiệm. B. Phương pháp Thí nghiệm nghiên cứu, vấn đáp tìm tòi. C. Chuẩn bị 1. Giáo viên: -Bộ giá thí nghiệm. - Hoá chất: CaO, CuO, P đỏ, nước cất, dd HCl. Điều chế sẳn oxi ở các ống nghiệm. 2. Học sinh: Mang theo CaO. Ôn tập và xem Oxit. D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định (1’) II. Kiểm tra bài cũ III. Bài mới (33’) 1. Đặt vấn đề (1’) Ở lớp 8, các em đã làm quen với hai loại oxit: oxit bazơ và oxit axit. Vậy, chúng có những tính chất hoá học nào? 2. Triển khai bài (32’) a) Hoạt động 1 (26’) ? Lớp 8, ta đã biết tính chất hoá học của oxit bazơ Gv. hướng dẫn thí nghiệm: CaO + H2O và CuO + H2O ? ? Nhận xét sản phẩm của 2 thí nghiệm khi thử với quỳ tím Viết phương trình phản ứng. ? Kết luận tính chất oxit bazơ + H2O Gv. oxit bazơ còn có tính chất hoá học nào. Hướng dẫn thí nghiệm: CaO + HCl và CuO + HCl ? Nhận xét hiện tượng Viết phương trình phản ứng. ? Kết luận tính chất oxit bazơ + axit Gv. bằng thực nghiệm, 1 số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối ? Kết luận chung tính chất oxit bazơ Gv. vậy, oxit axit có những tính chất hoá học nào giống và khác oxit bazơ Gv. biểu diễn thí nghiệm: Đốt P trong O2 rồi hoà tan sp P2O5 với H2O. Sau đó thử dung dịch với quỳ tím. ? Nhận xét hiện tượng Viết phương trình phản ứng P2O5 với H2O ? Kết luận tính chất oxit axit + H2O Gv. Liên hệ thực tế: hiện tượng “váng vôi”. (thí nghiện chứng minh trong hơi thở có CO2) Hs. viết phương trình phản ứng ? Kết luận tính chất oxit axit + dd bazơ Gv. Xem mục 1/c-oxit bazơ tính chất oxit axit với oxit bazơ ? Kết luận chung tính chất oxit axit Tính chất hoá học của oxit 1/ Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào? a/ Tác dụng với nước Ví dụ: CaO + H2O Ca(OH)2 * Một số oxit bazơ (CaO, Na2O, K2O, BaO ...) tác dụng với nước dung dịch bazơ (kiềm). b/ Tác dụng với axit Ví dụ: CaO + 2HCl CaCl2 + H2O CuO + 2HCl CuCl2 + H2O * Oxit bazơ tác dụng với axit muối và nước. c/ Tác dụng với oxit axit Ví dụ: BaO + CO2 BaCO3 * Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit muối. 2/ Oxit axit có những tính chất hoá học nào? a/ Tác dụng với nước Ví dụ: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 * Nhiều oxit axit tác dụng với nước dung dịch axit. b/ Tác dụng với bazơ Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O * Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ muối và nước. c/ Tác dụng với oxit bazơ Ví dụ: CO2 + CaO CaCO3 * Oxit axit tác dụng với 1 số oxit bazơ muối. b) Hoạt động 2 (6’) Gv. Giới thiệu sự phân loại. Nhấn mạnh định nghĩa và 1 số tính chất hoá học của từng loại oxit. Hs. lấy ví dụ minh hoạ. Khái quát về sự phân loại oxit 1/ Oxit bazơ: Na2O, CuO ... 2/ Oxit axit: P2O5, CO2 ... 3/ Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO ... 4/ Oxit trung tính: CO, NO ... IV. Củng cố (7’) 1/ Nhắc lại tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit 2/ cho các oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. a) Gọi tên và phân loại oxit. b) Oxit nào tác dụng với: H2O, ddHCl, ddNaOH. Viết phương trình phản ứng. V. Dặn dò (4’) * Bài tập về nhà: 3, 4*, 6* sgk/6 Gv. hướng dẫn bài 6-lượng thừa, thiếu. * Bài mới: Canxi oxit. Trả lời câu hỏi: - Canxi oxit thuộc oxit nào? - Tính chất hoá học tương ứng? Mang đi một ít vôi sống và chú ý các thao tác thí nghiệm. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG Tiết 3 Soạn: 08/9/07 Giảng: 10/9/07 CANXI OXIT CaO A. Mục tiêu 1. Học sinh hiểu được tính chất của canxi oxit CaO Biết được các ứng dụng của CaO, phương pháp điều chế CaO trong công nghiệp. 2. Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng, thao tác thí nghiệm, quan sát so sánh và vận dụng kiến thức thực hiện bài tập. 3. Hứng thú, say mê học tập. Cẩn thận, chính xác, khi làm thí nghiệm. Hoá học phục vụ sản xuất, đời sống. Giáo dục môi trường. B. Phương pháp Thí nghiệm chứng minh, quan sát tìm tòi. C. Chuẩn bị 1. Giáo viên: -Bộ giá thí nghiệm. - Hoá chất: CaO, nước cất, dd HCl. Tranh sản xuất vôi. 2. Học sinh: Mang theo CaO. Xem tính chất hoá học oxit bazơ CaO. D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định (1’) II. Kiểm tra bài cũ (7’) Bài tập 4 sgk/6. III. Bài mới (26’) 1. Đặt vấn đề (1’) Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu oxit nói chung. Nay tiếp tục tìm hiểu đại diện điển hình của mỗi oxit đó. Đầu tiên là CaO: tìm hiểu về tính chất, ứng dụng, sản xuất như thế nào? 2. Triển khai bài (25’) a) Hoạt động 1 (13’) Hs. Quan sát mẫu CaO. Nhận xét tính chất vật lí. ? CaO thuộc oxit nào. Nêu tính chất hoá học nói chung Gv. để kiểm chứng, thực hiện thí nghiệm Hs. thực hiện thí nghiệm: CaO + H2O và CaO + HCl ? Nhận xét hiện tượng mỗi ống nghiệm Viết phương trình phản ứng Gv. nhấn mạnh ứng dụng mỗi tính chất ? Giải thích vì sao CaO để lâu trong không khí sẽ kém phẩm chất Hs. Do CaO tác dụng với hơi nước và CO2 ? Kết luận chung về tính chất hoá học CaO Canxi oxit có những tính chất nào? 1/ Tính chất vật lí CaO (vôi sống): - chất rắn màu trắng - = 25850C 2/ Tính chất hoá học a/ Tác dụng với nước CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2(dd) Ca(OH)2 ít tan trong nước, phần tan tạo dung dịch bazơ. b/ Tác dụng với axit Ví dụ: CaO + 2HCl CaCl2 + H2O CaO + H2SO4 CaSO4 + H2O c/ Tác dụng với oxit axit Ví dụ: CaO + CO2 CaCO3 * Canxi oxit CaO là 1 oxit bazơ. b) Hoạt động 2 (6’) ? Nêu những ứng dụng của CaO mà em biết ? Dựa vào tính chất nào mà CaO được dùng để khử chua đất trồng, xử lí nước thải công nghiệp ... Gv. nhấn mạnh-liên hệ thực tế giáo dục môi trường. Canxi oxit có những ứng dụng gì? - Nguyên liệu trong công nghiệp - Vật liệu xây dựng - Khử chua đất, xử lí nước thải công nghiệp - Sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường c) Hoạt động 3 (6’) Gv. Nguyên liệu sản xuất trong công nghiệp phải đạt các tiêu chí: rẻ tiền, dễ kiếm (có sẳn trong tự nhiên) ? Nguyên liệu sản xuất vôi sống. Nguyên liệu đó đã đạt các tiêu chí đó chưa ? Phản ứng chính xảy ra trong lò nung Gv. Treo tranh, phân tích quá trình sản xuất ? Quá trình sản xuất vôi có ảnh hưởng gì đến môi trường. Phải làm gì để sản xuất CaO mà không ảnh hưởng đến môi trường Sản xuất canxi oxit như thế nào? 1/ Nguyên liệu - Đá vôi: CaCO3 - Chất đốt: than, củi 2/ Các phản ứng hoá học xảy ra - Đốt than: C + O2 CO2 + Q - Nhiệt sinh ra phân huỷ đá vôi (> 9000C): CaCO3 CaO + CO2 IV. Củng cố (7’) 1/ Đọc mục “Em có biết” 2/ Viết phương trình hoá học cho mỗi biến đổi sau: Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3 V. Dặn dò (4’) * Ôn lại tính chất hoá học của oxit bazơ nói chung và CaO nói riêng. Bài tập về nhà: 1, 3* sgk/ Gv. hướng dẫn bài 3-toán hỗn hợp theo 2 phương trình phản ứng. * Bài mới: Lưu huỳnh đioxit. Trả lời câu hỏi: - Lưu huỳnh đioxit thuộc oxit nào? - Tính chất hoá học tương ứng? Ôn lại tính chất hoá học của oxit axit nói chung. Tiết 4 Soạn: 11/9/07 Giảng: 14/9/07 LƯU HUỲNH ĐIOXIT SO2 A. Mục tiêu 1. Học sinh biết được tính chất của lưu huỳnh đioxit SO2. Ứng dụng của SO2 cũng như tác hại của nó đối với sức khoẻ và môi trường. Biết được phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2. Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, vận dụng kiến thức thực hiện bài tập hoá học. Kĩ năng làm việc với hoá chất độc, quan sát và phân tích. 3. Hứng thú, say mê học tập. Vận dụng trong đời sống và thực tiễn. Ý thức bảo vệ môi trường. B. Phương pháp Thí nghiệm mô phỏng, quan sát tìm tòi. C. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Tranh vẽ thí nghiệm mô phỏng SO2 + H2O và SO2 + Ca(OH)2. 2. Học sinh: Xem tính chất hoá học oxit axit SO2. D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định (1’) II. Kiểm tra bài cũ (8’) 1/ Nêu tính chất hoá học và ứng dụng của CaO. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. 2/ Phân biệt 2 chất khí không màu CO2 và O2 bằng phương pháp hoá học. III. Bài mới (24’) 1. Đặt vấn đề (1’) Chúng ta đã biết các tính chất hoá học của oxit axit. Hôm nay ta xét một oxit axit quan trọng: SO2. Ngoài tính chất, nó còn có ứng dụng và điều chế như thế nào? 2. Triển khai bài (23’) a) Hoạt động 1 (14’) ? Lớp 8 đã làm quen với SO2. Vậy, SO2 có những tính chất vật lí nào Gv. Nêu biện pháp sơ cứu khi hít phải khí độc. Gv. SO2 thuộc oxit axit. Vậy, SO2 có những tính chất hoá học nào? Hs. trả lời Gv. Treo tranh thí nghiệm mô phỏng: SO2 + H2O và SO2 + Ca(OH)2. Hs. Quan sát, nhận xét và kết luận. Viết phương trình hoá học. ? Ví dụ khác ? Sản oxit axit (SO2) + oxit bazơ Viết phương trình hoá học. ? Kết luận chung về tính chất hoá học SO2 Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì? 1/ Tính chất vật lí SO2: chất khí không màu, mùi hắc, độc... 2/ Tính chất hoá học a/ Tác dụng với nước SO2(k) + H2O(l) H2SO3(dd) SO2 gây ô nhiễm không khígây mưa axit b/ Tác dụng với axit Ví dụ: SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O c/ Tác dụng với oxit axit Ví dụ: SO2 + Na2O Na2SO3 * Lưu huỳnh đioxit SO2 là 1 oxit axxit. b) Hoạt động 2 (3’) ? Nêu những ứng dụng của SO2 mà em biết Gv. nhấn mạnh-liên hệ thực tế. Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì? - Sản xuất H2SO4 - Chất tẩy trắng bột gỗ, diệt nấm mốc... c) Hoạt động 3 (6’) ? Từ thí nghiệm h.1.6 và h.1.7, cho biết hoá chất điều chế SO2 ở phòng thí nghiệm ? Thu khí SO2 như thế nào. Cách xử lí SO2 thừa Gv. giới thiệu thêm điều chế SO2 từ Cu + H2SO4 đ. ? Nguyên liệu điều chế SO2 trong công nghiệp Viết phương trình phản ứng. Gv. giới thiệu thêm đốt FeS2 SO2 ? Tại sao không dùng S điều chế SO2 phòng thí nghiệm. Làm gì bảo vệ môi trường tránh nhiễm khí độc SO2 Điều chế lưu huỳnh đioxit như thế nào? 1/ Trong phòng thí nghiệm Muối sunfit + dung dịch axit Ví dụ: Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2+ H2O 2/ Trong công nghiệp Đốt lưu huỳnh trong không khí: S + O2 SO2 IV. Củng cố (9’) 1/ Nhắc lại tính chất hoá học của SO2. Với tính chất nào của SO2 mà có thể nói nó là một chất gây ô nhiễm không khí và một trong những nguyên nhân gây mưa axit? 2/ Viết phương trình hoá học cho mỗi biến đổi sau: CaSO3 S SO2 H2SO3 Na2SO3 SO2 Na2SO3 V. Dặn dò (3’) * Học và làm bài tập về nhà: 3, 4, 6* sgk/ Gv. hướng dẫn bài 6-toán lượng thừa, thiếu như bài tập 6/6. * Bài mới: tính chất hoá học của axit. Trả lời câu hỏi: - Tính chất hoá học nào của axit đã học lớp 8? - Axit còn có tính chất hoá học nào? Đọc kĩ cách tiến hành, thao tác thí nghiệm nghiên cứu tính chất của axit.

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 9(7).doc