* Về kiến thức:
+ HS hiểu các khái niệm: mệnh đề đảo của một mệnh đề, hai mệnh đề tương đương.
+ HS hiểu và phân biệt được các ký hiệu và .
* Về kỹ năng:
+ HS biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
+ HS nhận biết được hai mệnh đề tương đương.
+ HS biết cho ví dụ mệnh đề chứa các ký hiệu và . Biết phủ định các mệnh đề này
3 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2: Mệnh đề (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 03 / 09 / 2007.
Tên bài dạy: Mệnh đề (tiếp theo).
Tiết: 2.
Mục đích:
* Về kiến thức:
+ HS hiểu các khái niệm: mệnh đề đảo của một mệnh đề, hai mệnh đề tương đương.
+ HS hiểu và phân biệt được các ký hiệu và .
* Về kỹ năng:
+ HS biết lập mệnh đề đảo của một mệnh đề cho trước.
+ HS nhận biết được hai mệnh đề tương đương.
+ HS biết cho ví dụ mệnh đề chứa các ký hiệu và . Biết phủ định các mệnh đề này.
Chuẩn bị:
* Giáo viên:
+ Bảng phụ.
+ Thước kẻ, phấn màu.
* Học sinh: Đọc trước bài học ở nhà.
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở.
Tiến trình lên lớp:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần việc đã dặn HS về nhà thực hiện trong tiết trước.
* Bài mới:
4. Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương
(i). Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề .
(ii). Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết phải đúng.
(iii). Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng thì ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương. Ký hiệu: .
Hoạt động 1: Tiếp cận khái niệm mệnh đề đảo của một mệnh đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho mệnh đề dạng sau đây: “Nếu trời mưa thì đường ướt”. Hãy phát biểu mệnh đề ?
Trong hai mệnh đề và mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai ?
GV giới thiệu (i) và (ii).
HS phát biểu.
HS nêu tính đúng sai của hai mệnh đề.
Hoạt động 2: Tiếp cận khái niệm hai mệnh đề tương đương.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho mệnh đề dạng sau đây: “Nếu tam giác ABC cân và có một góc bằng 60 0 thì tam giác ABC đều”. Hãy phát biểu mệnh đề ?
Trong hai mệnh đề và mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai ?
GV giới thiệu (iii).
Viết lại mệnh đề trên có sử dụng dấu “” ?
Mệnh đề “Nếu trời mưa thì đường ướt” viết lại “Trời mưa đường ướt” được không ? Vì sao ?
HS phát biểu.
HS nêu tính đúng sai của hai mệnh đề.
HS thực hiện.
Không được vì mệnh đề “Nếu đường ướt thì trời mưa” không đúng.
5. Kí hiệu và
(i). Ký hiệu đọc là “với mọi”.
(ii). Ký hiệu đọc là “có một” (tồn tại một) hay “có ít nhất một” (tồn tại ít nhất một).
Hoạt động 3: Tiếp cận ký hiệu .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
“” ?
Mệnh đề này đúng hay sai ?
GV nhận xét.
HS phát biểu.
HS nhận xét.
Hoạt động 4: Tiếp cận ký hiệu .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phát biểu thành lời mệnh đề sau:
“” ?
Mệnh đề này đúng hay sai ? Vì sao ?
GV nhận xét.
HS phát biểu.
Đúng vì có thể chọn hoặc .
Hoạt động 5: Phủ định mệnh đề có ký hiệu .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Dựa vào ví dụ 8 SGK trang 8, hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau: “Mọi động vật đều di chuyển được” ?
GV nhận xét.
HS phát biểu.
Hoạt động 6: Phủ định mệnh đề có ký hiệu .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Dựa vào ví dụ 9 SGK trang 8, hãy phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau: “Có một HS của lớp khôngan1” ?
GV nhận xét.
HS phát biểu.
* Củng cố:
+ Hãy phát biểu một mệnh đề và mệnh đề đảo của mệnh đề đó ? Chỉ ra giá trị của các mệnh đề vừa nêu ?
+ Cho hai mệnh đề sau P và Q sau đây có tương đương nhau không ?
P: “Tam giác ABC vuông”.
Q: “Tam giác ABC có một góc bằng 90 0 ”.
+ Cho ví dụ về mệnh đề chứa các ký hiệu và ? Hãy phủ định các mệnh đề vừa nêu ?
* Dặn dò: Làm bài tập 1 – 2 – 5 – 7 a, b trang 9 – 10 SGK.
File đính kèm:
- giao an dai so 10 tiet 2.doc