Bài giảng Tiết 21- Bài 15: tính chất vật lí chung của kim loại

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết một số tính chất vật lí của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.

- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng chất. Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21- Bài 15: tính chất vật lí chung của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Chương II Kim Loại Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 21- Bài 15: tính chất vật lí chung của kim loại A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết một số tính chất vật lí của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim. - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất. 2. Kĩ năng: - Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng chất. Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại. 3. Thái độ: Có ý thức bảo quản khi sử dụng đồ dùng bằng kim loại. B.Chuẩn bị: - Dây thép (20 cm), đèn cồn, bao diêm, đèn điện để bàn. - Một đoạn dây nhôm, một mẩu than gỗ, một chiếc búa đinh ... C. Phương pháp: D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: I - Tính chất *Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm; và đập vào một mẩu than. - Yêu cầu HS quan sát => Nêu nhận xét. (?) Qua hiện tượng trên có nhận xét gì ? ? Lấy VD về một số kim loại khác. - GV lấy VD về tính dẻo của các kim loại khác nhau. *GV tiến hành thí nghiệm. (?) Trong thực tế dây dẫn thường được làm bằng những kim loại nào? (?) Các kim loại khác có tính dẫn điện không ? ? Nêu ứng dụng của kim loại. - GV : bổ sung bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất. *Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. ? 1 HS nêu cách tiến hành. - Yêu cầu các nhóm làm TN. (?) Quan sát hiện tượng thí nghiệm và nêu nhận xét ? (?) Qua thí nghiệm trên có thể rút ra nhận xét gì ? ? Nhờ tính chất này, kim loại có ứng dụng như thế nào đối với đời sống con người ? * GV cho HS quan sát mẫu đồ trang sức bằng bạc, vàng. (?) Nhận xét ? - Kim loại còn có một số tính chất vật lý khác. Nghiên cứu ở phần em có biết. - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Quan sát hiện tượng và nêu nhận xét: - Than vỡ còn nhôm thì bẹt ra. - Nhôm có tính dẻo - Nghe và ghi vào vở - Quan sát hiện tượng và nêu nhận xét: - Đèn sáng - Các dây dẫn thường sử dụng là nhôm , đồng … - HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra. - HS kiểm tra dụng cụ. - HS làm thí nghiệm theo nhóm. - Quan sát hiện tượng & nêu nhận xét. - Dây thép nóng lên. Nhận xét : - Kim loại có tính dẫn điện. - Làm dụng cụ nấu ăn…. - Nghe và ghi bài *Quan sát mẫu Nhận xét: Có phản xạ ánh sáng. => Nhận xét và nêu ứng dụng của tính chất này. - Yêu cầu HS đọc phần “Em có biết”. I. Tính dẻo: * Thí nghiệm: - Dùng búa đập: +Dây nhôm => Dây nhôm bẹt ra. + Mẩu than =>Than vỡ - Kết luận: - Kim loại có tính dẻo. - Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau II - Tính dẫn điện * Thí nghiệm: SGK- Tr 47. - Hiện tượng: Đèn sáng - Kết luận: + Kim loại có tính dẫn điện. Vì vậy thường dùng kim loại Cu, Al làm dây dẫn điện. III - Tính dẫn nhiệt *Thí nghiệm: - Đốt nóng một sợi dây thép trên ngọn lửa đèn cồn. - Hiện tượng: Toàn bộ dây thép đều nóng. - Nhận xét: + Kim loại có tính dẫn nhiệt. + Thường dùng các kim loại nhôm (inox) để làm dụng cụ nấu ăn. IV - ánh kim : - Kim loại có ánh kim => Con người dùng kim loại làm đồ trang sức, vật dụng trang tr.í IV. Củng cố: (?) Nêu các tính chất vật lí của kim loại và các ứng dụng của các tính chất đó. (?) Làm bài tập 2, 4 SGK- Tr 48. V. Hướng dẫn: - Về nhà làm các bài tập còn lại SGK. - Nghiên cứu trước nội dung bài: Tính chất hoá học của kim loại. Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 22- Bài 16: tính chất hoá học của kim loại A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được tính chất hoá học của kim loại: Tác dụng với dd axit, tác dụng với phi kim, với dd muối. 2. Kĩ năng: - Biết rút ra tính chất hoá học của kim loại: Từ phản ứng của một số kim loại cụ thể khái quát hoá. - Viết được các phương trình phản ứng. 3. Thái độ: Có ý thức bảo quản khi sử dụng đồ dùng bằng kim loại. B.Chuẩn bị: - Bộ dụng cụ thí nghiệm (5) ;đèn cồn ; muối ; lọ thuỷ tinh miệng rộng. - Hoá chất: O2 ; Cl2 ; Na ; Fe(dây) ; Zn ; Cu , dd H2SO4 loãng ; dd CuSO4 ; dd AgNO3 ; dd AlCl3 C. Phương pháp: Thí nghiệm trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: ? Nêu các tính chất vật lí của kim loại và ứng dụng của các tính chất này với đời sống con người. III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: I - Phản ứng của lim loại với phi kim. *Làm thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát. + Đốt sắt trong oxi. ? Nêu hiện tượng của phản ứng. ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ ? - GV giới thiệu: Nhiều kim loại khác (trừ Ag, Pt, Au) cũng phản ứng với oxi => oxit bazơ. * GV: ở t0 cao nhiều kim loại tác dụng với phi kim khác tạo thành muối GV:Làm thí nghiệm đốt Na trong lọ dựng khí clo. - Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng ? ?Viết phương trình phản ứng ? - GV cho HS quan sát thí nghiệm : Fe + Cl2 qua mô tả. - Yêu cầu HS mô tả lại TN Fe tác dụng với S. - Yêu cầu HS đọc phần kết luận SGK. HS hoạt động độc lập. HS 1: Nêu cách tiến hành HS 2: Sắt cháy sáng chói trong khí oxi. HS 3: Bổ sung tạo ra các hạt mầu nâu(Fe3O4) HS 4: Lên bảng viết PTHH. HS 5: Lên bảng làm VD , kết luận t/c (1). HS hoạt động độc lập HS: Cháy sáng trong lọ khí clo và tạo nhiều khói trắng và phản ứng toả nhiệt mạnh. Lên bảng viết PTHH Fe + Cl2 ? Fe + S ? = > nêu kết luận t/c (2). - HS theo dõi, nhận xét bổ sung và ghi bài 1. Tác dụng với oxi: -Thí nghiệm: Đốt sắt trong oxi - Hiện tượng: ắt cháy với ngọn lửa sáng chói. Sản phẩm là hạt màu nâu (Fe3O4). - PTHH 3Fe(r) + 2O2 (k) to Fe3O4(r) 4Al(r) +3O2(k) 2Al2O3 (r) 2Cu(r) + O2(k) 2CuO(r) - Kết luận: Kim loại t/d với ôxi tạo thành ôxít ba zơ. 2. Tác dụng với phi kim: -Thí nghiệm : Đốt Na trong lọ đựng khí Cl2 - Hiện tượng : Na cháy sáng trong lọ khí clo, tạo nhiều khói trắng & phản ứng toả nhiệt mạnh. - PTHH: 2Na(r) + Cl2(k) t0 2NaCl(r) 2Fe(r) + 3Cl2(k) t0 2FeCl3(r) Fe(r) + S (r) t0 FeS (r) - Kết luận: Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối. Hoạt động 2: I - Phản ứng của lim loại với dung dịch axít. * Yêu cầu HS nêu lại kết quả TN của: - Mg + H2SO4 - Al + HCl =>Nêu kết luận t/c (3) của kim loại. - 1 HS nêu kết quả TN của: Mg + H2SO4 và Al + HCl đã n/c ở bài t/c hoá học cuỉa axít. - HS 2 nêu kết luận t/c (3) của kim loại. - Thí nghiệm: - PTHH: Mg(r) + H2SO4(dd) MgSO4(dd) + H2(k) 2Al(r) + 6HCl(dd) 2AlCl3(dd) + 3H2(k) - Kết luận: Kim loại tác dụng với axít tạo thành muối và khí Hiđrô. Hoạt động 3: I - Phản ứng của lim loại với dung dịch muối. * Gv hướng dẫn HS làm thí nghiệm. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - ? Nêu nhận xét với từng thí nghiệm và viết phương trình hoá học xảy ra. nêu kết luận t/c (4) ? Vậy kim loại phản ứng với dd muối khi nào? GV: Vậy chỉ có kim loại hoạt động mạnh mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối trừ (Na, K, Ba, Ca ...) - GV yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm Na + H2O. - Yêu cầu HS đọc kết luậnSGK-Tr 50. - HS làm thí nghiệm, q/s hiện tượng và nêu nhận xét. HS nêu hiện tượng xảy Lên bảng viết PTHH. Nêu nhận xét từng thí nghiệm. và nêu kết luận t/c (4) - HS : Kim loại phản ứng với dd muối khi kim loại trong muối hoạt động yếu hơn kim loại đem phản ứng. HS đọc kết luận -Thí nghiệm: a) Cho dây đồng vào dd AgNO3( ống nghiệm 1) b) Cho dây kẽm vào dd CuSO4( ống nghiệm 2) c)Cho dâyđồngvào dd AlCl3( ống nghiệm 3) Hiện tượng: + ống nghiệm 1 có lớp bạc mầu xám bám vào dây đồng => Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối bạc. + ống nghiệm 2 có lớp Cu mầu đỏ bám vào dây kẽm => Kẽm đã đẩy đồng ra khỏi muối đồng. => Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc. Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng. + ống nghiệm 3 không có hiện tượng gì => Đồng không đẩy được nhôm ra khỏi muối nhôm nên đồng hoạt động hoá học yếu hơn nhôm. PTPƯ: Cu(r) + 2AgNO3(dd) Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r) Zn (r) +CuSO4(dd) ZnSO4(dd) + Cu(r) Kết luận: Nhiều kim loại (trừ Na, K, Ba, Ca ...) tác dụng với dd muối tạo muối mới và kim loại mới. IV. Củng cố: - HS1: Nhắc lại các tính chất hoá học của kim loại ? - GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS chọn chất thích hợp hoàn thành PTPƯ: a) Zn + S ? e) R + ? R2(SO4)3 + ? b) ? + ? AlCl3 f) ? + CuSO4 FeSO4 + ? c) ? + ? MgO g) Mg + ? ? + Ag d) ? + HCl FeCl2 h) Al + CuSO4 ? + ? V. Hướng dẫn: - Học thuộc các t/c hoá học của kim loại. Viết được các PTHH minh hoạ. Hết tuần 11:

File đính kèm:

  • doctuan11.doc