Bài giảng tiết 22 Chương 3: liên kết hóa học bài 12: liên kết ion – tinh thể ion

Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?

- Liên kết ion được hình thành như thế nào?

2. Kĩ năng:

 Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 22 Chương 3: liên kết hóa học bài 12: liên kết ion – tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC BÀI 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION Tiết 22 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion? - Liên kết ion được hình thành như thế nào? 2. Kĩ năng: Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion. II. Phương pháp và phương tiện: Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan, tái hiện, thảo luận nhóm. Phương tiện: HS: Sách giáo khoa 10. GV: Biểu bảng, sơ đồ. III. Tổ chức hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tiến trình: Hoạt động Thầy và Trò Nội dung GV: Đặt vấn đề: Cho Li (Z = 3). Hãy chứng minh nguyên tử Li trung hòa về điện? HS: Lập luận: - Li có 3p mang điện tích 3+ - Li có 3e mang điện tích 3- → Nguyên tử Li trung hòa về điện. GV: Nếu nguyên tử Li nhường 1e. Tính điện tích còn lại của nguyên tử? HS: - Có 3p mang điện tích 3+ - Có 2e mang điện tích 2- → Phần còn lại của nguyên tử Li mang điện tích 1+. GV: Viết cấu hình e của Li? HS: 1s22s1. GV: Hãy biểu diễn quá trình nhường e của Li? HS: Li → Li+ + 1e GV: Nguyên tử trung hòa về điện, số proton mang điện tích dương bằng só e mang điện tích âm, nên khi nguyên tử nhường e sẽ trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation. GV: Các nguyên tử kim loại, lớp ngoài cùng có 1, 2, 3e dễ nhường e để tạo thành ion dương có cấu hình e lớp vỏ khí hiếm bền vững . Lấy một vài vd? HS: Na → Na+ + 1e Mg → Mg2+ + 2e Al → Al3+ + 3e GV: Các cation kim loại được gọi tên theo kim loại. Vd: Li+: cation liti. GV: Đặt vấn đề:Cho F (Z = 9). Hãy chứng minh nguyên tử F trung hòa về điện? HS: - F có 9p mang điện tích 9+ - Li có 9e mang điện tích 9- GV: Nếu nguyên tử F nhận thêm 1e. Tính điện tích còn lại của nguyên tử? HS: - Có 9p mang điện tích 9+ - Có 9e mang điện tích 10- → Phần còn lại của nguyên tử F mang điện tích 1-. GV: Viết cấu hình e của F? HS: 1s22s22p5. GV: Hãy biểu diễn quá trình nhận e của F? HS: F + 1e→ F- GV: Nguyên tử trung hòa về điện, số proton mang điện tích dương bằng só e mang điện tích âm, nên khi nguyên tử nhận e sẽ trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion. GV: Các nguyên tử phi kim, lớp ngoài cùng có 5, 6, 7e dễ nhận e để tạo thành ion âm có cấu hình e lớp vỏ khí hiếm bền vững . Lấy một vài vd? HS: F + 1e → F- O + 2e→ O2- N + 3e → N3- GV: Các anionphi kim được gọi tên theo gốc axit. Vd: Cl-: anion clorua GV: Cho hs nghiên cứu SGK sau đó cho hs nêu khái niệm ion đơn nguyên tử và đa nguyên tử? HS: Nêu khái niệm. I. Sự hình thành ion, cation, anion: 1. Ion, cation, anion: a) Nguyên tử trung hòa về điện. Khi nguyên tử nhường hay nhận electron sẽ trở thành phần tử mang điện gọi là ion. b) Kim loại có xu hướng nhường electron trở thành ion dương còn gọi là cation. Li ® Li+ +1e Các cation kim loại được gọi tên theo kim loại. Vd: Li+: cation liti c) Phi kim loại có xu hướng nhận electron trở thành ion âm còn gọi là anion. F + e ® F- 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử: a. Ion đơn nguyên tử là ion tạo thành từ một nguyên tử. Ví dụ Li+, Na+ b. Ion đa nguyên tử: là nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Ví dụ: , OH-, 4. Củng cố: Yêu cầu học sinh phân biệt cation và anion. Dặn dò: Về nhà làm bài tập: 5, 6 SGK. . Xem tiếp bài 12 phần còn lại. Sự tạo thành liên kết ion, tinh thể ion..

File đính kèm:

  • docLien ket ion.doc
Giáo án liên quan