Bài giảng Tiết 22. phương trình hoá học (tiết 1)

- Học sinh biết được phương trình dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp.

- Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục củng cố kỹ năng lập công thức hoá học.

3. Thái độ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 22. phương trình hoá học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30.10.2013 Ngày dạy: 02.11.2013 Dạy lớp: 8A5 THCS Thân Nhân Trung-Việt Yên Tiết 22. phương trình HOá HọC (tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh biết được phương trình dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp. - Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục củng cố kỹ năng lập công thức hoá học. 3. Thái độ: -Rèn luyện ý thức tự học, hoạt động hợp tác. *Trọng tâm: Biết cách lập phương trình hoá học . II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: - Máy tính, đầu chiếu 2. Học sinh: -Ôn tập kiến thức về CTHH, định luật bảo toàn khối lượng. III. Hoạt động Dạy – Học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (8/) kiểm tra bài cũ Câu 1. Đốt cháy 4g khí hiđro trong 32g oxi tạo ra nước. 1.Viết phương trình chữ của phản ứng. 2.Tính khối lượng nước thu được. Câu 2. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Giáo viên: Hướng dẫn, nhận xét, đánh giá chung. Câu 1. -1HS lên bảng làm bài. -HS nhận xét. Câu 2. -1HS đứng trả lời. -HS nhận xét. Hoạt động 2 ( 12 / ) I. lập phương trình hoá học 1. Phương trình hoá học. -Từ PT chữ của phản ứng trong câu1. Hãy thay tên các chất bằng các CTHH? -Được sơ đồ của phản ứng. Vậy sơ đồ của phản ứng gồm CTHH của những chất nào? -Mô phỏng các phân tử các chất tham gia và sản phẩm trên hai đĩa cân: +Cân lệch bên nào vì sao? Có đúng theo định luật BTKL không? +Làm như thế nào để bên phải có 2O? +Cân lại lệch bên nào? vì sao? +Làm như thế nào để bên trái có 4H? +Hai đĩa cân như thế nào? Vì sao -Thay mũi tên nét đứt bằng mũi tên nét liền ta được PTHH. Hãy viết PTHH của phản ứng? -Vậy PTHH dùng để biểu diễn gì? -Gồm CTHH những chất nào? -Các số 2 trong PTHH có giống nhau không? Hiđrô + Oxi Nước Sơ đồ phản ứng: H2 + O2 -----> H2O -HS trả lời. + Bên trái có 2O. Bên phải có 1O. +Đặt bên phải 2H2O H2 + O2 -----> 2H2O + Bên phải có 4H. Bên trái có 2H. +Đặt bên trái 2H2 2H2 + O2 -----> 2H2O Cân thăng bằng. Vì số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai bên bằng nhau. Phương trình hóa học: 2H2 + O2 2H2O KL: phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp Hoạt động 3 ( 13 / ) 2. Các bước lập phương trình hoá học. -Từ quy trình lập PTHH ở trên các em thảo luận nhóm (5phút). Nêu các bước lập phương trình hoá học? -Gọi đại diện nhóm trình bầy. -Ví dụ. Biết P cháy trong oxi tạo hợp chất P2O5. +Lập phương trình hoá học? +Gọi 1 HS lên bảng làm -Hướng dẫn tìm thứ tự các hệ số. -Lưu ý: +Không thay đổi chỉ số trong CTHH. +Viết hệ số cao bằng KHHH. +Đối với nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng HS: Thảo luận nhóm. Bước 1. Viết sơ đồ phản ứng. Bước 2. Cân bằng số nguyên tử của mỗi ngtố. Bước 3. Viết phương trình hoá học. HS: Làm bài tập vào vở. P + O2 --------> P2O5 P + O2 --------> 2 P2O5 P + 5 O2 --------> 2 P2O5 4 P + 5 O2 2 P2O5 -HS nhận xét. Đúng: 5 O2; Sai: 10 O Đúng: 4 P; Sai: 4 P Na2CO3 + Ca(OH)2 2NaOH + CaCO3 Hoạt động 4 ( 12 / ) củng cố – dặn dò Bài tập : Cho các sơ đồ phản ứng hóa học sau, hãy lập thành phương trình hóa học: na + o2 na2o (1) al 2o3 + h2so4 al2(so4)3 + h2o (2) co + fe3o4 fe + co2 (3) -Chiếu kết quả các nhóm, nhận xét, hướng dẫn sửa sai. Bài tập về nhà : 2, 3, 4a, 5a, 7, ( SGK Tr : 57 – 58 ) -HS thảo luận nhóm, trình bày trên giấy A4 -Nhận xét -Sửa sai.

File đính kèm:

  • docgiao an thi GVG tinh chu ki 20112015.doc