Bài giảng Tiết 23- Bài 17: các dãy hoạt động hoá học của kim loại

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - HS biết vị trí các nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động của kim loại.

 - HS hiểu dãy hoạt động hoá học của các kim loại.

2. Kĩ năng: - Biết cách tiến hành thí nghiệm đối chứng để rút ra cách sắp xếp vị trí hoạt động của các nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động hoá học của kim loại.

 - Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.

 - Viết được PTPƯ chứng minh ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23- Bài 17: các dãy hoạt động hoá học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần12 Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 23- Bài 17: dãy hoạt động hoá học của kim loại A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết vị trí các nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động của kim loại. - HS hiểu dãy hoạt động hoá học của các kim loại. 2. Kĩ năng: - Biết cách tiến hành thí nghiệm đối chứng để rút ra cách sắp xếp vị trí hoạt động của các nguyên tố kim loại trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. - Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học. - Viết được PTPƯ chứng minh ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, yêu thích bộ môn. B.Chuẩn bị: - Đinh sắt, dây đồng, dd FeSO4, dd CuSO4, dây bạc, dd AgNO3, dd HCl. C. Phương pháp: Thí nghiệm chứng minh, hoạt động nhóm, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: - HS1: Nêu tính chất hoá học của kim loại. Viết các PTPƯ để c/m. ?Hoàn thành các PTHH theo các sơ đồ phản ứng sau: a) …… + HCl CaCl2 + H2 b) …… + AgNO3 Zn(NO3)2 + Ag III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: I - Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào ? * GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng và báo cáo kết quả. ? PTPƯ xảy ra? ? Nhận xét về khả năng hoạt động của sắt và đồng? Sắp xếp vị trí của chúng? ? Nhận xét về khả năng hoạt động của đồng và bạc? Sắp xếp vị trí của chúng? ? Nhận xét về khả năng phản ứng của sắt và đồng với axit? ? Sắp xếp vị trí của chúng? ? So sánh độ hoạt động của Fe, Cu, Ag và H. ? Hãy sắp xếp vị trí các nguyên tố theo độ hoạt động hoá học giảm dần. * GV làm thí nghiệm của Na với H2O; Fe với H2O. - Yêu cầu HS q/s hiện tượng và nêu nhận xét ? So sánh độ hoạt động của Fe, Na. ? Sắp xếp vị trí các nguyên tố Fe, Cu, Ag ,H và Na theo độ hoạt động hoá học giảm dần. ? Dãy hoạt động hoá học của kim loại được sắp xếp như thế nào? - GV chốt lại kiến thức và hoàn thiện dãy hoạt động hoá học của kim loại. - HS tiến hành các thí nghiệm 1,2,3 HS nêu nhận xét thí nghiệm 1: Có lớp đồng mầu đỏ bám lên đinh sắt. - Viết PTPƯ. - Nhận xét về khả năng hoạt động của sắt và đồng? Nêu nhận xét thí nghiệm 2. - Viết PTPƯ. - Nhận xét về khả năng hoạt động của đồng và bạc? ? Sắp xếp vị trí của Fe, Cu và Ag. Nêu nhận xét thí nghiệm 3. - Viết PTPƯ. - Nhận xét về khả năng hoạt động của Fe, Cu trong axít. ? Sắp xếp vị trí của Fe, Cu, và H. trả lời câu hỏi. HS nêu hiện tượng và nhận xét thí nghiệm 4. - Viết PTPƯ. - Nhận xét về khả năng hoạt động của Fe và Na - Sắp xếp vị trí các nguyên tố Fe, Cu, Ag ,H và Na. - Trả lời câu hỏi và nêu kết luận về dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng dựa theo mức độ phản ứng mạnh, yếu khác nhau của các kim loại đó. Một vài HS nhận xét, bổ sung. Thí nghiệm 1: Cho Fe + dd CuSO4. Hiện tượng : Có lớp đồng mầu đỏ bám lên đinh sắt. Fe(r)+ CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r) Kết luận: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồngđ xếp sắt đứng trước đồng: Fe, Cu. Thí nghiệm 2: Cho Cu + ddAgNO3. Hiện tượng : Có lớp Ag màu xám, bám lên lá đồng. Cu (r) + 2AgNO3 (dd) Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r) Kết luận: Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc đ xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag. -Thí nghiệm 3: Cho Fe + dd HCl. - Hiện tượng : Fe tan ra và có bọt khí thoát ra. Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2 (dd) + H2(k) - Kết luận: Sắt đẩy được hiđrô ra khỏi dd axit. Đồng không đẩy được hiđro ra khỏi dd axit đ ta xếp Fe đứng trước H, Cu đứng sau H: Fe, H, Cu. => Qua 3 thí nghiệm cho thấy: Vị trí sắp xếp các nguyên tố như sau: Fe, H, Cu, Ag. -Thí nghiệm 4: + Cho Na + H2O( ống nghiệm 1). + Cho Fe + H2O( ống nghiệm 2). ( Cho thêm vào mỗi ống nghiệm 1 -2 ml dd phênol không màu). - Hiện tượng: + ống nghiệm 1: Có chất khí thoát ra và dd thu được làm phê nol không màu đổi thành màu đỏ. + ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra. 2Na(r) +2H2O(l)2NaOH(dd) + H2(k) - Kết luận: Natri hoạt động hoá học mạnh hơn sắtđ xếp natri đứng trước sắt: Na, Fe, H, Cu, Ag. => Dãy hoạt động hoá học của kim loại được sắp xếp như sau: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Ag, Pt, Au. Hoạt động 2: II - Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào? ? Dựa vào các thí nghiệm vừa nghiên cứu và dãy hoạt động hoá học của kim loại cho ta biết được những điều gì? - GV chốt kiến thức. - Gọi 1 HS đọc ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại. - HS hoạt động độc lập. - 1 Hs trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi nội dung SGK. - Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải. - Kim loại đứng trước Mg ( như Na, K, Ca, Ba ...) phản ứng với H2O ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí Hiđrô.. - Kim loại đứng trước( trừ Na, K, Ca, Ba ...) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối. - Kim loại đứng trước ậiphnr ứng với một số dd axít ( HCl, H2SO4 loãng...) giải phóng khí Hiđrô. IV. Củng cố: - GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và 2 (SGK-Tr 54). - HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung bài làm của bạn. V. Hướng dẫn : - Làm bài tập: 3,4 (SGK - Tr 54), 15.13, 15.18 (SBT-Tr 19) - HS khá: làm bài 5 (SGK-Tr 54) - Đọc trước bài "Nhôm". Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 24 - Bài 18: nhôm ( Al = 27 ) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được tính chất vật lí, hoá học của nhôm, viết được PTPƯ minh hoạ. - Nắm được các ứng dụng của nhôm trong đời sống, sản xuất. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét hiện tượng và rút ra tính chất của chất; - Phát triển tư duy suy luận lôgíc. 3. Thái độ: - Chăm chỉ học tập, yêu thích bộ môn. B.Chuẩn bị: - Bột nhôm, dây nhôm, dd CuCl2, dd NaOH đặc. - Tranh sơ đồ điện phân nhôm oxit nóng chảy. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. C. Phương pháp: Thí nghiệm chứng minh, hoạt động nhóm, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: - HS1: Làm bài tập 3 SGK - Tr 54. - HS2: Làm bài tập 5 SGK - Tr 54. - HS1: ? Nêu tính chất hoá học của kim loại? Viết các PTPƯ với nhôm? III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: I- Tính chất vật lí * GV đưa ra mẫu vật nhôm, yêu cầu HS quan sát, nhận xét về tính chất vật lí của nhôm. - GV cùng HS hoàn thiện kiến thức. - HS quan sát, nhận xét, nêu t/c vật lí của nhôm. + HS1: Nhận xét, bổ sung. +HS2: Hoàn thiện t/c vật lí của nhôm. - Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ. - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C. - Có tính dẻo. Hoạt động 2: I- Tính chất hoá học * GV Cho HS n/c thí nghiệm trong SGK - Tr 55, yêu cầu HS q/sát, nhận xét hiện tượng xảy ra. ? Viết PTPƯ của nhôm với oxi? ? Viết PTPƯ của nhôm với clo? ? Nhận xét về sản phẩm phản ứng của nhôm với phi kim? * GV chiếu thí nghiệm Al + dd HCl. ? Nhôm có tác dụng với axit không? ?Viết PTPƯ minh hoạ? ? Yêu cầu HS đọc thông tin lưu ý từ SGK - Tr 56 . * GV cho HS q/s thí nghiệm Al + dd CuSO4. - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng? viết PTPƯ ? ? So sánh tính chất hoá học của nhôm với t/c hoá học của kim loại? * GV yêu cầu HS tiến hành TN theo nhóm, nhận xét và báo cáo kết quả? GV giới thiệu các sản phẩm ( NaAlO2 & H2) ? Viết PTHH và nêu kết luận t/c nhôm với dd kiềm? ? Kết luận gì về tính chất hoá học của nhôm. - HS quan sát. - HS1 nêu nhận xét, lên bảng viết PTPƯ. - HS2 nêu nhận xét, lên bảng viết PTPƯ, - HS3 nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. - HS4 nêu nhận xét lên bảng viết PTPƯ. - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS nghe và ghi nhận thông tin, ghi bài. - HS5 quan sát, nhận xét, bổ sung: Lá nhôm phủ lớp đồng màu đỏ. - HS6 lên bảng viết PTPƯ. - HS7 nêu kết luận t/c hoá học của nhôm. - HS tiến hành TN theo nhóm, nhận xét và báo cáo kết quả. Có bọt khí thoát lên và lá nhôm tan dần. Nhóm2: Viết PTHH Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm. - HS : Nêu kết luận chung về t/c hoá học của nhôm. 1. Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không? a. Phản ứng của nhôm với phi kim * Phản ứng của nhôm với oxi: - Hiện tượng: Nhôm cháy sáng trong oxi không khí. 4Al(r) + 3O2(k) t0 2Al2O3(r) * PƯ của nhôm với phi kim khác: - Hiện tượng: Nhôm cháy sáng trong lọ khí clo. 2Al(r) + 3Cl2(k) t0 2AlCl3(r) - Kết luận: Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối. b. Phản ứng của nhôm với dung dịch axit - Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra. 2Al(r)+6HCl(dd)đ2AlCl3(dd)+3H2(k) + Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội. c. Phản ứng của nhôm với dung dịch muối: - Hiện tượng: Lá nhôm phủ lớp đồng màu đỏ và mầu xanh của dd CuSO4 nhạt dần. 2Al(r) + 3CuCl2(dd) đ 2AlCl3(dd ) + 3Cu(r) - Kết luận: Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại. 2. Nhôm có những tính chất hoá học nào khác? - Thí nghiệm : Cho lá nhôm vào dd NaOH - Hiện tượng : Có bọt khí thoát lên và lá nhôm tan dần. 2Al(r) + 2NaOH(dd) +2H2O(l) 2NaAlO2(dd) + 3H2(k) - Kết luận: Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm. Hoạt động 3: III - ứng dụng ? Nhôm có những ứng dụng gì trong đời sống và trong công nghiệp? - HS thảo luận trả lời. - HS khác ghi bài. - Là nguyên liệu sx đồ dùng trong gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng. - Hợp kim nhôm (Đuyra) nhẹ, bền, dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay. Hoạt động 4: IV- Sản xuất nhôm * GV treo tranh và giới thiệu về phương pháp sản xuất nhôm - HS chú ý nghe và viết PTPƯ. - Điện phân nóng chảy nhôm ôxít trong bình điện phân có criôlít làm chất xúc tác. 2Al2O34Al + 3O2 IV/ Củng cố: - 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK - Tr 57. - 2 HS lên bảng làm bài tập : 2,4 (SGK- Tr 58). - Cả lớp làm bài tập vào vở, nhận xét, bổ sung bài làm của bạn V/ Hướng dẫn: - Học thuộc bài, nắm vững t/c hoá học của nhôm và viết PTHH minh hoạ. - Làm bài tập: 1,3,5,6(SGK - Tr 58). - Đọc trước bài"Sắt". Hết tuần 12:

File đính kèm:

  • doctuan12.doc
Giáo án liên quan