Bài giảng Tiết 25 - Bài 19: về sắt (fe = 56 )

1. Kiến thức:

 - H/s nên nắm được 1số t/c vật lí – hoá học của Fe và những ứng dụng của sắt trong đời sống hàng ngày.

 - Qua đó biết dự đoán tính chất hoá học chung của kim loại và vị trí của nó trong dãy hoạt động hoá học của kim loại .

2. Kĩ năng:

 - Biết dùng thí nghiệm và dùng kiến thức cũ để dự đoán kiến thức mới .

 - HS biết được tính chất vật lí, hoá học của sắt, viết được PTPƯ minh hoạ.

 - Phát triển tư duy suy luận lôgíc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25 - Bài 19: về sắt (fe = 56 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 13 Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 25 - Bài 19: Sắt (Fe = 56 ) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - H/s nên nắm được 1số t/c vật lí – hoá học của Fe và những ứng dụng của sắt trong đời sống hàng ngày. - Qua đó biết dự đoán tính chất hoá học chung của kim loại và vị trí của nó trong dãy hoạt động hoá học của kim loại . 2. Kĩ năng: - Biết dùng thí nghiệm và dùng kiến thức cũ để dự đoán kiến thức mới . - HS biết được tính chất vật lí, hoá học của sắt, viết được PTPƯ minh hoạ. - Phát triển tư duy suy luận lôgíc. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, yêu thích bộ môn. B.Chuẩn bị: - Bột Fe, dây sắt, dd CuSO4, dd NaOH. - Dây sắt quấn hình lò so, bình chứa khí Clo, O2 đèn cồn, kẹp gỗ . C. Phương pháp: Thí nghiệm chứng minh, hoạt động nhóm, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: - HS1: ? Nêu tính chất hoá học của nhôm? Viết các PTPƯ? - HS2: Làm bài tập 2 SGK - Tr 58. III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: I- Tính chất vật lí ? Nêu tính chất vật lý của sắt mà em biết? ? So sánh t/c vật lý của sắt với nhôm? - HS hoạt động đọc lập - H/s phát biểu từ thông tin . - Sắt là kim loại màu trắng xám,nặng. - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 15390C. - Có tính dẻo, và có tính nhiễm từ. Hoạt động 2: I- Tính chất Hoá học - Sắt có những tính chất hoá học của kim loại không ? ? Đốt Fe trong ôxi có hiện tượng gì ? ? Viết PTHH. ? Cách tiến hành ? Nêu hiện tượng của phản ứng. ? Mầu của khói giống với màu của hợp chất sắt nào đã học. ? Viết PTHH xảy ra. - GV yêu cầu HS mô tả lại thí nghiệm Fe tác dụng với S. - GVyêu cầu HS nêu kết luận t/c (1). ? Nêu hiện tượng của thí nghiệm kim loại phản ứng với dd axít. ? Viết PTPƯ của Fe với dd HCl; H2SO4. - GVyêu cầu HS nêu kết luận t/c (2). - GV đưa thêm thông tin Fe không tác dụng với HNO3đặc nguội và H2SO4đặc, nguội . ? GV yêu cầu HS nêu hiện tượng của thí nghiệm: Fe + dd CuSO4 ? Viết PTHH. - GVyêu cầu HS nêu kết luận t/c (3). - H/s nhớ lại và trả lời. + Cháy sáng, tạo khói mầu nâu . + Viết PTHH. - HS nêu cách làm Nêu hiện tượng & nhận xét. - Lên bảng viết PTHH - H/s khác nêu nhận xét và bổ sung. -HS1: Nêu thí nghiệm và viết PTPƯ xảy ra - HS ở dưới lớp ghi bài vào vở. HS nêu kết luận - HS nêu hiện tượng . - HS lên bảng viết PTPƯ . - HS khác nêu kết luận t/c (3). - HS ở dưới lớp ghi bài vào vở. 1) Tác dụng với phi kim : a) Tác dụng với ôxi: 3Fe(r) + 2O2(k) t0 Fe3O4(r) b) Tác dụng với Clo : - Cách tiến hành (sgk ) - Hiện tượng : + Cháy sáng tạo khói mầu nâu đỏ . - Chứng tỏ: Sắt đã phản ứng với Clo tạo ra sắt (III) clorua . PTHH: 2Fe(r) + 3Cl2(k) to 2FeCl3(r) (trắng xám ) (vàng đục ) (nâu đỏ). Ngoài ra: Fe + Br2 t0 FeBr3 + S t0 FeS. Kết luận: ở to cao , Fe tác dụng được với nhiều phi kim tạo thành muối. 2) Tác dụng với dd axit : Fe(r) + HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k) Fe(r)+H2SO4(dd) FeSO4(dd) +H2(k) Kết luận: Fe tác dụng với một số dd axít (HCl; H2SO4loãng) tạo thành muối và giải phóng khí Hiđrô. *Chú ý : Fe không tác dụng với HNO3đặc nguội và H2SO4đặc, nguội 3) Tác dụng của Fe với dd muối . Fe(r) +CuSO4 (dd) FeSO4(dd) + Cu(r) Fe(r) + 2AgNO3 (dd) Fe(NO3)2 (dd) + 2Ag(r) Kết luận: Fe tác dụng với một số dd muối tạo thành muối mới và giải phóng kim loại trong muối. IV. Củng cố : - Hãy nêu các t/c của sắt. Đọc ghi nhớ SGK - Tr 59. - GV yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ sau : Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4 FeCO3 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2(SO4)3 Fe(NO3)3 V. Hướng dẫn : Bài tập 5 : Fe dư CuSO4 phản ứng hết hỗn hợp rắn gồm có Cu,Fe Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 26 - Bài 20: hợp kim sắt: gang, thép A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được: - Gang là gì? Thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép. - Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao. - Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng kiến thức thực tế về sản xuất gang, thép để rút ra ứng dụng của chúng. - Viết được các PTHH minh hoạ cho quá trình sản xuất gang, thép. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, yêu thích bộ môn. B.Chuẩn bị: - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Một số mẫu vật gang, thép. - Tranh vẽ sơ đồ lò cao, lò luyện thép. C. Phương pháp: Thí nghiệm chứng minh, hoạt động nhóm, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: - HS1: ? Nêu tính chất hoá học của sắt? Viết các PTPƯ minh hoạ? - HS2: Làm bài tập 2 SGK - Tr 60. III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: I - Hợp kim của sắt * Cho HS nghiên cứu SGK - Tr 61. ? Hợp kim là gì ? ? Gang là gì? ? Có mấy loại gang? Nêu ứng dụng của gang trong đời sống, sản xuất. * GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : ? Thép là gì? ? So sánh gang và thép. ? Gang, thép có ứng dụng như thế nào trong đời sống? - HS làm việc cá nhân. - HS nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời - HS thảo luận nhóm để rút ra nhận xét. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của gang và thép. HS khác bổ sung. HS nêu ứng dụng của thép. - Khái niệm: (SGK- Tr 61) 1.Gang là gì? - Là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%. - Có 2 loại: Gang trắng và gang xám - ứng dụng : (SGK- Tr 61) 2. Thép là gì? - Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%. - ứng dụng: Chế tạo nhiều chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động… Hoạt động 1: II. Sản xuất gang, thép ? Nguyên liệu dùng để sản xuất gang là gì? ?Nguyên liệu phải thoả mãn đk gì? - GV: đưa thêm thông tin về quặng sắt? Gang được sản xuất dựa trên nguyên tắc nào? * GV treo sơ đồ lò luyện gang cho HS quan sát. - GV trình bày hoạt động của lò, yêu cầu HS hoạt động nhóm viết PTPƯ xảy ra. ? Các phản ứng tạo khí CO? Oxit sắt? xỉ? * Nguyên liệu sản xuất thép là gì ? Thép được sản xuất dựa trên nguyên tắc nào? - GV treo sơ đồ lò luyện thép cho HS quan sát. - GV trình bày hoạt động của lò, yêu cầu HS viết PTPƯ xảy ra. - HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi. - HS theo dõi, nhận xét bổ sung và ghi bài. - HS quan sát, thảo luận và viết PTPƯ xảy ra. Nhóm1: Viết PTHH tạo khí CO. Nhóm2: Viết PTHH khử Fe2O3. Nhóm3: Viết PTHH tạo xỉ. - HS nghiên cứu trả lời - HS quan sát, thảo luận và viết PTPƯ xảy ra. 1. Sản xuất gang như thếnào? a. Nguyên liệu: - Quặng sắt: Manhêtit(Fe3O4) màu nâu và hêmatit(Fe2O3) màu đen. - Than cốc, không khí, chất phụ gia… b)Nguyên tắc sản xuất: - Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao. c. Quá trình sx gang trong lò cao: * Phản ứng tạo khí CO & nhiệt: C + O2 CO2 + Q C + CO2 2CO. * Phản ứng khử ôxit sắt: 3CO + Fe2O3 3CO2 +2Fe * Phản ứng tạo xỉ: CaO + SiO2 CaSiO3 2. Sản xuất thép như thế nào? a. Nguyên liệu: Gang, sắt phế liệu,oxi b. Nguyên tắc sản xuất: (SGK) c. Quá trình sản xuất: Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy. Khí oxi oxi hoá sắt thành oxit sắt. IV/ Củng cố: - GV yêu cầu HS làm bài tập số 5 (SGK- Tr 63). - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, GV thu chấm. V/ Hướng dẫn: - Làm bài tập số: 1,2,3,4,6 (SGK- Tr 63). - Đọc trước bài: “Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn”. Hết tuần 13.

File đính kèm:

  • doctuan13.doc