1) Kiến thức :
– Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử.
– Rèn luyện kỹ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 27, 28 bài 16 : luyện tập : liên kết hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 27, 28 (CB).
BÀI 16 : LUYỆN TẬP : LIÊN KẾT HÓA HỌC.
I. Mục đích yêu cầu :
Kiến thức :
Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng giải thích sự hình thành một số loại phân tử.
Rèn luyện kỹ năng xác định hóa trị và số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất.
Kỹ năng :
Vận dụng kiến thức ® Giải bài tập liên quan.
Chuẩn bị cho bài “Phương pháp cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử”.
II. Đồ dùng dạy học – Phương pháp:
Giáo án lên lớp.
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG.
· So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị :
Loại liên kết
Liên kết ion
Liên kết cộng hóa trị
Không cực
Có cực
Định nghĩa
LK.ION là LK được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
LK.CHT là LK được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.
Bản chất của liên kết
Cho và nhận electron.
Đôi electron chung không lệch về nguyên tử nào.
Đôi electron chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn.
Hiệu độ âm điện
Đặc tính
Bền
Bền
· So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử :
Khái niệm
Tinh thể Ion
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
Các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể ion.
Ở điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử.
Ở điểm nút của mạng tinh thể phân tử là những phân tử.
Lực liên kết
Các ion mang điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn.
Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hóa trị. Lực này lớn.
Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều lực hút tĩnh điện giữa các ion và lực liên kết cộng hóa trị.
Đặc tính
Bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.
Bền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.
Không bền, dể nóng chảy, dể bay hơi.
B. BÀI TẬP.
HS làm các bài tập 1 ® 9 SGK.
BT về nhà : Bài tập liên quan HTTH (SBT).
File đính kèm:
- Chuong 3 Bai 16 (47-48).DOC