Bài giảng Tiết 27 - Bài 21: sự ăn mòn của kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

 

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS biết khái niệm về sự ăn mòn, nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn, từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật bằng kim loại.

- Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27 - Bài 21: sự ăn mòn của kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 27 - Bài 21: sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết khái niệm về sự ăn mòn, nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn, từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật bằng kim loại. - Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn. 2. Kĩ năng: - Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, yêu thích bộ môn. B.Chuẩn bị: - Bốn TN của bài trước đã được chuẩn bị. - Một số đồ dùng đã bị gỉ. - Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. C. Phương pháp: Thí nghiệm chứng minh, hoạt động nhóm, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: HS1 ? Thế nào là hơp kim? So sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép? HS2 ? Nêu nguyên liệu, nguyên tắc sản xuất gang. Viết PTPƯ? III/ Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? ? Thanh sắt để lâu trong môi trường ẩm sẽ có hiện tượng gì? - GV cho HS tự lấy VD - GV phân tích thêm. ? Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ? - GV cho HS quan sát kết quả thí nghiệm, nhận xét hiện tượng. - Thành phần của ống nghiệm (1),(4), từ đó nêu hiện tượng? - Thành phần của ống nghiệm (1),(4)?,từ đó nêu hiện tợng? ống nghiệm nào đinh sắt bị ăn mòn nhiều nhất? ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Trong thực tế người ta đã làm như thế nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? ? Lấy ví dụ minh hoạ? ? Bản chất của quá trình trên là gì? - HS hoạt động cá nhân HS1:Sắt bị gỉ - HS khác phát biểu và lấy ví dụ minh hoạ, nhận xét, bổ sung - HS quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng và báo cáo kết quả theo nhóm. Nhóm1: Đinh sắt không bị ăn mòn. Nhóm2: Đinh sắt bị ăn mòn. Nhóm3:ống 3 đinh sắt bị ăn mòn nhiều nhất Nhóm 4: kết luận HS suy nghĩ, phát biểu, nhận xét, bổ sung( hoạt động cá nhân ) HS:- Bôi dầu,phun sơn. - Mạ kim loại không bị ăn mòn. - Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. HS: Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường để chống lại sự phá huỷ của môi trường đối với kim loại. I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? - Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường. II. Những yếu tố nào ảnh hởng đến sự ăn mòn kim loại? 1. ảnh hưởng của các chất trong môi trường 2. ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ cao làm cho sự ăn mòn xảy ra nhanh hơn. III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn? - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. - Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn. IV. Kiểm tra đánh giá: - 1 HS đọc phần " Em có biết? ". - 2 HS lên bảng làm bài tập số 4,5 (SGK-67). - Cả lớp làm ra nháp, GV thu chấm. V.Hướng dẫn : - Làm bài tập: 1,2,3 (SGK – Tr 67). - Bài tập: 4,5 (SGK- Tr 69). Thứ……, ngày……. tháng…….năm 200 Tiết 28 - Bài 22: luyện tập chương ii: kim loại A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh được ôn tập hệ thống lại các kiến thức cơ bản. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học. Vận dụng để làm các bài tập định tính và định lượng. 3. Thái độ: Chăm chỉ học tập, yêu thích bộ môn. B.Chuẩn bị: Ôn tập lại các kiến thức trong chương II ; bảng phụ. C. Phương pháp: Ôn tập, hoạt động nhóm, vấn đáp. D. Tiến trình bài dạy: I/ Tổ chức lớp: II/ Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ ôn tập. III/ Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: I - Kiến thức cần nhớ ơ ? Nhắc lại các tính chất hoá học của kim loại? - HS nêu tính chất hoá học của kim loại. ? Viết dãy hoạt động hoá học của một số kim loại? (Gv treo bảng phụ). ? Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học các kim loại? ? So sánh tính chất hoá học của Al và Fe? - GV gọi 2 HS lên bảng chữa phần 2a, 3b. - Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung phần bài làm. - Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để điền vào các ô trống trong thời gian 1 - 2'. - Đại diện các nhóm điền vào bảng Các nhóm khác nhận xét. - Đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời lần lượt: Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Các yếu tố ảnh hưởng ? Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ? ? So sánh gang và thép? - Viết các PTPƯ xảy ra. (HS lên bảng) 1. Tính chất hoá học của kim loại: - Tác dụng với phi kim. - Tác dụng với dd axit. - Tác dụng với dd muối. * Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au. + ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại: - Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải. - Kim loại đứng trước Mg ( như Na, K, Ca, Ba ...) phản ứng với H2O ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí Hiđrô.. - Kim loại đứng trước( trừ Na, K, Ca, Ba ...) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối. - Kim loại đứng trước ậiphnr ứng với một số dd axít ( HCl, H2SO4 loãng...) giải phóng khí Hiđrô. 2. So sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt: a) Những tính chất hoá học giống nhau: - Có những tính chất hoá học của kim loại . - Không tác dụng với HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội. b) Tính chất hoá học khác nhau: - Nhôm có phản ứng với kiềm còn sắt thì không. - Trong các hợp chất thì nhôm chỉ có hoá trị II, còn Fe có cả 2 hoá trị II và III . - Viết các PTPƯ thực hiện dãy chuyển hoá: a) Al Al2(SO4)2 AlCl3 Al(OH)2 Al2O3 b) Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe 3. Hợp kim của sắt (thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép) Gang Thép Thành phần Tính chất Sản xuất .......................................................... ............................ ......................................................... ............................ Hoạt động 2: II - Bài tập - GV đưa ra bài tập 1. - Có các kim loại Fe, Al, Cu, Ag. ? ? Hãy cho biết trong các kim loại trên kim loại nào tác dụng được với: a) dd HCl . b) dd NaOH. c) dd CuSO4. d) dd AgNO3 . HS đọc và tóm tắt bài mR = 9,2 (g) mRCl = 23,4 (g) R = là kim loại nào ? MR = ? Muốn xác định M ta áp dụng công thức nào ? M = Dựa vào đâu để tính nR Lu ý: Muốn xác định nguyên tố phải xác định được (M, n) Bài tập 1: a) Những kim loại tác dụng với dd HCL là Fe và Al b) Những kim loại tác dụng với dd NaOH là Al c) Những kim loại tác dụng với dd CuSO4 là Fe và Al d) Những kim loại tác dụng với dd AgNO3 là Fe, Al, Cu - Các phương trình phản ứng Bài tập 2 - Bài 5 SGK t0 Có PTPƯ: 2R + Cl2 -> 2RCl 2 : 1 : 2 ADĐL BTKL mR + mCl = mRCl Ta có: -> mCl = mRCl - mR mCl = 23,4 - 9,2 = 14,2 (g) Theo phơng trình phản ứng nR = 2nCl = 2. = 0,4 (mol) -> MR = = 23 -> Natri (Na) IV- Dặn dò: Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4c, 6, 7 - T69 – SGK Chuẩn bị mẫu báo cáo,cách tiến hành thí nghiệm Hết tuần 14:

File đính kèm:

  • doctuan14.doc
Giáo án liên quan