Kiến thức: - Giải và biện luận phương trình dạng ax+b= 0 và ax2+bx+c=0.
- Định lý Vi-ét và các ứng dụng của nó.
- Ứng dụng định lý Vi-ét để xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai.
- Giải phương trình trùng phương và biện luận số nghiệm của phương trình này
2/ Kỷ năng: - Nắm vững cách giải và biện luận phương trình dạng ax+b=0 và ax2 +bx + c =0.
3 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 28, 29: Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 28+29 Ngày soạn: 15/11/2006
Tên bài :
BÀI TẬP
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức: - Giải và biện luận phương trình dạng ax+b= 0 và ax2+bx+c=0.
- Định lý Vi-ét và các ứng dụng của nó.
- Ứng dụng định lý Vi-ét để xét dấu các nghiệm của phương trình bậc hai.
- Giải phương trình trùng phương và biện luận số nghiệm của phương trình này
2/ Kỷ năng: - Nắm vững cách giải và biện luận phương trình dạng ax+b=0 và ax2 +bx + c =0.
- Biết áp dụng định lý Vi-ét để xét dấu các nghiệm của một phương trình bậc hai và biện luận số nghiệm của một phương trình trùng phương.
3/ Thái độ: - rèn luyện tính nghiêm túc khoa học.
- Rèn luyện tư duy logic .
B/ PHƯƠNG PHÁP:
Sử dụng các PPDH cơ bản sau một cách linh hoạt nhằm giúp HS phát hiện tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức:
Gợi mở, vấn đáp.
Phát hiện và giải quyết vấn đề.
C/ CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2/ Chuẩn bị của HS: - Cần ôn lại các kiến thức về phương trình bậc nhất, phương trình bậc hai đã học ở lớp dưới
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra bài củ: ? Nêu quy trình giải và biện luận phương trình dạng ax+b=0.
? Nêu quy trình giải và biện luận phương trình dạng ax2+bx+c=0.
3/ Bài mới:
a) Đặt vấn đề:
b) Triển khai bài:
Tiết 1
Hoạt động 1: Giải và biện luận phương trình ax+b=0:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe hiểu nhiệm vụ
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Ghi nhận kiến thức.
* Tổ chức cho hs ôn lại kiến thức củ.
Bài 12(sgk trang80) Giải và biện luận các phương trình sau:
a) 2(m+1)x-m(x-1)=2m+3
b) m2x+6=4x+3m
*Bài13(sgk trang80):
a) Tìm các giá trị của p để phương trình
(p+1)x-(x+2)=0 vô nghiệm.
b) Tìm các giá trị của p để phương trình
p2x-p=4x-2 có vô số nghiệm.
Hoạt động 2:Giải và biện luận phương trình dạng ax2+bx+c=0.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe hiểu nhiệm vụ
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Ghi nhận kiến thức.
* Tổ chức cho hs ôn lại kiến thức củ.
Bài 15 (sgk trang80) Giải và biện luận các phương trình sau:
a) (m - 1)x2 + 7x - 12=0
b) mx2 - 2(m + 3)x + m + 1=0
c) (mx - 2)(2mx – x + 1)=0
Hoạt động 3: Biện luận số giao điểm của parabol và đường thẳng
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe hiểu nhiệm vụ
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Ghi nhận kiến thức.
* Tổ chức cho hs xây dựng phương pháp biện luận số giao điểm của parabol P: y=ax2+bx+c và đường thẳng d: y=a’x+b’.
Bài 17 (sgk trang80) biện luận số giao điểm của hai parabol y=-x2-2x+3 và y=x2-m theo tham số m
a) (m - 1)x2 + 7x - 12=0
b) mx2 - 2(m + 3)x + m + 1=0
c) (mx - 2)(2mx – x + 1)=0
Hoạt động 4: Biện luận số nghiệm của phương trình dạng ax4 + bx2 + c=0.
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe hiểu nhiệm vụ
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Ghi nhận kiến thức.
* Tổ chức cho hs ôn lại kiến thức củ.
Bài 20 (sgk trang81)
Tiết 2:
Hoạt động 5: Giải các bài toán bằng cách lập phương trình bậc hai:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghe hiểu nhiệm vụ
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Ghi nhận kiến thức.
Bài 15 (sgk trang80)
Hoạt động 6: Bài tập 17 (sgk trang80):
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
- Nghiên cứu bài toán
- Nêu hướng giải quết bài toán
- Trình bày kết quả
- Chỉnh sửa và hoàn thiện.
- Ghi nhận kiến thức.
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán
- Nhận xét các hướng giải quyết của học sinh
- sửa chữa kịp thời các sai lầm cuẩ học sinh.
- Lưu ý học sinh dạng toán
- Ra những bài tập tương tự
Bài 1: Cho phương trình
x2 – 2(m - 1)x + m2 -3m +4 =0
Tìm các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 thoả mãn:
x12+x22 =5 (x1+x2 -2 )
Hoạt động 7:Củng cố kiến thức thông qua bài tập tổng hợp:
Cho phương trình x2 – 2(m -2 )x + m2-4 = 0 trong đó m là tham số
Giải và biện luận phương trình đã cho.
Với giá trị nào của m phương trình có hai nghiệm trái dấu.
Với giá trị nào của m phương trình có hai nghiệm âm phân biệt.
4/ Củng cố:
Giải và biện luận phương trình bậc nhất và bậc hai.
Ứng dụng của định lý Vi-ét.
Cách giải phương trình trùng phương.
5/ Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà: Làm các bài tập trong SGK và sách BT.
File đính kèm:
- Tiết thứ 28+29.doc