1/ Về kiến thức :
Củng cố các kiến thức đã học trong Đ2 về PT bậc nhất và bậc hai
2/ Về kỹ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Giải và biện luận PT bậc nhất hay bậc hai một ẩn có chứa tham số ; Biện luận số giao điểm của đường thẳng và parabol ; các ứng dụng của định lí viet , nhất là trong việc xét dấu các nghiệm của PT bậc hai và biện luận số nghiệm số nghiệm của PT trùng phương
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 28,29 : luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28,29 : Ngày soạn : 02/11/06
luyện tập
I/ Mục tiêu :
1/ Về kiến thức :
Củng cố các kiến thức đã học trong Đ2 về PT bậc nhất và bậc hai
2/ Về kỹ năng :
Rèn luyện các kĩ năng : Giải và biện luận PT bậc nhất hay bậc hai một ẩn có chứa tham số ; Biện luận số giao điểm của đường thẳng và parabol ; các ứng dụng của định lí viet , nhất là trong việc xét dấu các nghiệm của PT bậc hai và biện luận số nghiệm số nghiệm của PT trùng phương .
3/ Về tư duy và thái độ :
- Rèn luyện tính cẩn thận, và tư duy thuật toán
- Biết quy lạ về quen .
II/ Chuẩn bị phương tiện dạy học :
HS : Chuẩn bị làm bài tập ở nhà
GV : Giáo án
III/ Phương pháp :
Cơ bản dùng PP gợi mở vấn đáp thông qua các HĐ điều khiển tư duy
IV/ Tiến trình bài giảng :
1/ Kiểm tra bài cũ : Lồng vào các hoạt động học tập của giờ học
2/ Bài mới :
Tiết 28 :
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Nhận nhiệm vụ
- Tiến hành giải hoặc xem lại lời giải
- Giao nhiệm vụ cho HS : Làm các bài tập ở SGK hoặc xem lại kết quả đã làm ở nhà
Hoạt động 2: Tiến hành giải bài tập
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đại diện HS lên bảng làm
a/ PT có nghiệm nếu m ≠ -2 và vô nghiệm nếu m = -2
b/ PT có nghiệm nếu m ≠ 1 và nghiệm đúng với mọi x nếu m = 1
c/ PT có nghiệm nếu m ≠ và vô nghiệm nếu m = -1/3
d/ PT có nghiệm nếu m ≠ ±2, vô nghiệm nếu m = -2 và nghiệm đúng với mọi x nếu m = 2
- Đại diện HS nhận xét
- Đại diện HS lên bảng làm
a/ p = 0
b/ p2 – 4 = p – 2 = 0 p = 2
- Đại diện HS nhận xét
- Ghi nhận kết quả
- Đại diện HS lên bảng làm
a/ x ≈ 4,00 ; x ≈ 1,60
b/ x ≈ 0,38 ; x ≈ -5,28
- Đại diện HS lên bảng làm
Gọi cạnh ngắn nhất là x(m) ( ĐK x > 0 ) , ta có PT
( x + 25 )2 = ( x + 23 )2 + x2
PT này có 2 nghiệm x= 12 và x = -8 , nhưng chỉ có x = 12 thoả mãn .
- Đại diện HS lên bảng làm
a/ Với m = 1 , PT có 1 nghiệm x = 12/7
Với -1/48 ≤ m ≠ 1 , PT có 2 nghiệm
Với m < -1/48 , PT vô nghiệm
b/ Với m = 0 , PT có 1 nghiệm x = 1/6
Với -9/5 ≤ m ≠ 0 , PT có 2 nghiệm
Với m < -9/5 , PT vô nghiệm
- Gọi lần lượt HS lên bảng làm bài 12 và 1 HS đứng tại chỗ nêu các bước giải và biện luận PT dạng : ax + b = 0
- Gọi HS khác nhận xét , GV chính xác kết quả và nhấn mạnh các bước tiến hành giải
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 13 và 1 nêu điều kiện tương ứng với các bài , được suy ra từ kết quả bài toán tổng quát
- Gọi HS khác nhận xét , GV chính xác kết quả và nhấn mạnh các điều kiện của bài toán
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài 14
- Gọi HS khác nhận xét , GV chính xác kết quả
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 15
- Gọi HS khác nhận xét , GV chính xác kết quả
- Gọi lần lượt HS lên bảng làm bài 16 và 1 HS đứng tại chỗ nêu các bước giải và biện luận PT dạng : ax2 + bx + c = 0
- Gọi HS khác nhận xét , GV chính xác kết quả và nhấn mạnh các bước tiến hành giải
Tiết 29 :
Hoạt động 3: Tiến hành giải bài tập
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
- Đại diện HS lên bảng làm
- Số giao điểm cần tìm bằng số nghiệm của PT
- x2 – 2x + 3 = x2 – m hay 2x2 + 2x – m – 3 = 0 (* )
PT này có Δ’= 2m + 7
- Khi m < 3,5 thì (*) vô nghiệm , suy ra 2 parabol không có điểm chung
- Khi m = 3,5 thì (*) có nghiệm kép , suy ra 2 parabol tiếp xúc với nhau
- Khi m > -3,5 thì (*) có 2 nghiệm phân biệt , suy ra 2 parabol có 2 điểm chung
- Đại diện HS lên bảng làm
- ĐK PT có nghiệm : Δ = 5 – m ≥ 0 . Khi đó :
x1 + x2= 4 và x1 . x2= m – 1
x13 + x23= 76 – 2m . Suy ra m = 3 thoả mãn
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 17
- Cho 1 HS khác nêu bài toán tương đương
- Gọi HS khác nhận xét , GV chính xác kết quả
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 18
- Cho 1 HS khác nêu định líviet
- Gọi HS khác nhận xét , GV chính xác kết quả
V/ Củng cố :
- Nhắc lại cách giải và biện luận PT bậc nhất và bậc hai một ẩn
- Cách biện luận số giao điểm của hai đồ thị
- Các ứng dụng của định lý viet
File đính kèm:
- Tiet 28,29 Luyen tap.doc