Bài giảng Tiết 29 – bài 23: thực hành: tính chất hóa học của nhôm và sắt

1/ Kiến thức :

- Khắc sâu kiến thức đã được học về tính chất hóa học của nhôm và sắt.

2/ Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét hiện tượng; kỹ năng tiến hành thí nghiệm.

- Rèn kỹ năng viết PTHH, báo cáo kết quả và giải thích hiện tượng.

 3/ Thái độ:

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 11888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29 – bài 23: thực hành: tính chất hóa học của nhôm và sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt Ngày soạn: ........./11 / 2011 Ngày giảng: ........./11 / 2011 TIẾT 29 – BÀI 23: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Khắc sâu kiến thức đã được học về tính chất hóa học của nhôm và sắt.. 2/ Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận xét hiện tượng; kỹ năng tiến hành thí nghiệm. - Rèn kỹ năng viết PTHH, báo cáo kết quả và giải thích hiện tượng. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Dụng cụ: Đèn cồn, giá sắt, kẹp sắt, ống nghiệm, giá ống nghiệm, nam châm. - Hoá chất: Bột Al, bột Fe, bột S, dd NaOH - Phiếu kiểm tra thực hành 2/ Học sinh: - Đọc trước bài; Ôn lại tính chất hoá học của Al và Fe. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: ........../.........; 9A2: ........../...........; 2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành) 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành; Kiểm tra dụng cụ, hóa chất của các nhóm ? GV HS ? ? GV HS ? ? ? GV HS ? ? 2/ Hoạt động 2: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm? Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các nhóm. Làm thí nghiệm theo nhóm. Quan sát, nhận xét hiện tượng? Giải thích và viết PTHH? HD học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Làm thí nghiệm theo nhóm. Quan sát, nhận xét hiện tượng? Giải thích và viết PTHH? Trình bày cách tiến hành thí nghiệm? Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các nhóm. Làm thí nghiệm theo nhóm. Quan sát, nhận xét hiện tượng? Giải thích và viết PTHH? I/ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM: 1/ Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với Oxi: - Hiện tượng: Nhôm cháy tạo thành chất rắn màu trắng. - Giải thích: Nhôm cháy (tác dụng với oxi) tạo thành Nhôm oxit (chất rắn màu trắng). - PTHH: 4 Al + 3 O2 2 Al2O3. 2/ Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh: - Hiện tượng: Hỗn hợp cháy nóng đỏ, để nguội chất rắn màu đen (không bị nam châm hút). - Giải thích: Do sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua (FeS). - PTHH: Fe + S FeS 3/ Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Nhôm, sắt đựng trong hai lọ không dán nhãn: - Hiện tượng: + Ống 1: Có bọt khí thoát ra. + Ống 2: Không có hiện tượng gì. - Giải thích: + Ở ống 1: khí thoát ra là do nhôm phản ứng với dung dịch NaOH. Khí thoát ra là khí Hidro. - PTHH: 2 NaOH + 2 Al + 2H2O 2 NaAlO2 + 3 H2. + Chất còn lại không có phản ứng là sắt. GV 3/ Hoạt động 3: Yêu cầu, hướng dẫn học sinh viết bản tường trình theo mẫu tiết 9. II/ VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH: 4. Tổng kết – đánh giá: - Nhận xét giờ thực hành. - Hướng dẫn học sinh thu dọn phòng thực hành, vệ sinh dụng cụ thí nghiệm. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA THỰC HÀNH. TIẾT 29 – BÀI 23: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT. A/ Phần I: Đánh giá của GV trên lớp (7 điểm) Lớp Nhóm Thao tác thí nghiệm (3 điểm) Kết quả thí nghiệm (3 điểm) Ý thức thái độ (1 điểm) 9A1 1 2 3 9A2 1 2 3 Phần II: Tường trình thực hành (3 điểm) 1/ Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi - Giải thích: Bột nhôm đã tác dụng với oxi không khí tạo thành nhôm oxit. (0,25 điểm) - PTHH: 4Al + 3O2 2Al2O3 (0,5 điểm) - Kết luận: Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit. Trong phản ứng trên Al đóng vai trò là chất khử (0,25 điểm) 2/ Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh - Giải thích: ở nhiệt độ cao Fe đã tác dụng với S tạo thành FeS (0,25 điểm) - PTHH: Fe + S FeS (0,5 điểm) - Kết luận: Sắt phản ứng với nhiều phi kim ( S, Cl2) tạo thành muối (0,25 điểm) 3/ Thí nghiệm 3: Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe được đựng trong 2 lọ không dán nhãn. - Giải thích: + Al đã phản ứng với dd NaOH và giải phóng khí H2 (0,5 điểm) + Fe không phản ứng với dd NaOH (0,25 điểm) - Kết luận: Al có phản ứng với dd kiềm (0,25 điểm) 5. Hướng dẫn về nhà. - Chuẩn bị nội dung: “Tính chất của phi kim”. Ký duyệt Ngày soạn:........./.........../2011 Ngày giảng:........./.........../2011 CHƯƠNG III: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TIẾT 30 – BÀI 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được tính chất vật lí của phi kim. - Biết được tính chất hóa học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hidro và với oxi. - Sơ lược về mức độ hoạt động hóa học mạnh, yếu của một số phi kim. 2/ Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và nhận xét về tính chất hóa học của phi kim. - Viết một số phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa của phi kim. - Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập đúng đắn. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ thủy tinh, …. - Hóa chất: Khí Cl2; Fe, khí H2, O2, S, P, … 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại và vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: ........./..........; 9A2: .........../.........; 2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học) 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV ? GV ? HS GV 1/ Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh SGK mục I Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở những trạng thái nào? Lấy ví dụ các phi kim ở trạng thái đó? Cho học sinh quan sát một số mẫu phi kim: S, P, Br2, Cl2 Phi kim có những tính chất vật lý nào? So sánh với tính chất vật lý của kim loại? So sánh nêu được sự khác nhau về trạng thái tồn tại(điều kiện thường); tính dẫn điện, dẫn nhiệt... Giới thiệu một số phi kim độc( Cl2, Br2, I2). I/ PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÍ NÀO? - SGK / 74. GV ? HS ? GV ? HS GV ? HS ? GV ? GV ? ? HS ? 2/ Hoạt động 2: Đặt vấn đề: Từ lớp 8 đến nay các em đã được làm quen với nhiều PƯHH trong đó có sự tham gia PƯ của phi kim. Phiếu học tập số 1: Hoàn thành các PTHH sau 1. Fe + S 2. Fe + Cl2 3. Na + Cl2 4. Cu + O2 5. Al + O2 Hoạt động nhóm: Hoàn thành 5 phương trình trên Từ các PƯ trên hãy rút ra nhận xét về tính chất của phi kim tác dụng với kim loại? Viết PTHH của p/ư giữa khí O2 với khí H2? Cho h/s quan sát bình khí clo đã điều chế sẵn Nhận xét trạng thái, màu sắc của clo? Nêu được: trạng thái khí, màu vàng lục Giới thiệu dụng cụ, hoá chất điều chế Hiđro Làm thí nghiệm biểu diễn: + Điều chế hiđro sau đó đốt khí H2 và đưa H2 đang cháy vào lọ đựng khí clo + Sau p/ư cho 1 ít nước vào lọ, lắc nhẹ rồi dùng quỳ tím để thử Nhận xét hiện tượng? Nêu hiện tượng: - Bình khí clo ban đầu có màu vàng lục, sau khi đốt H2 trong bình khí clo thì màu vàng lục của khí biến mất (bình khí trở về không màu) - Giấy quỳ tím thành đỏ Vì sao giấy quỳ tím thành đỏ? Giải thích: Vì dd được tạo thành có tính axit Nêu nhận xét và viết PTPƯ? Thông báo: Ngoài ra nhiều phi kim khác như C, S, Br2… tác dụng với H2 tạo thành hợp chất khí Ví dụ: C + 2H2 CH4 S + H2 H2S Br2 + H2 2HBr F2 + H2 2HF Nêu kết luận về phản ứng của phi kim với H2? Mô tả lại hiện tượng của p/ư đốt S, P trong oxi và viết PTPƯ? Mô tả lại các hiện tượng ở 2 thí nghiệm trên (lưu ý : trạng thái, màu sắc của các chất trong PƯ) Xác định loại chất sản phẩm và rút ra nhận xét? II/ PHI KIM CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT HÓA HỌC NÀO? 1/ Tác dụng vơí kim loại: Fe + S FeS (1) 2Fe + 3Cl2 2 FeCl3 (2) 2Cu + O2 2CuO (3) * Nhận xét: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit 2/ Tác dụng với Hiđro: - Oxi tác dụng với hiđro: O2 + 2H2 2H2O - Clo tác dụng với hiđro: H2 + Cl2 2HCl (4) - Phi kim khác tác dụng với hiđro H2 + F2 2HF (5) * Kết luận: Phi kim p/ư với hiđro tạo thành hợp chất khí 3/ Tác dụng với oxi: S + O2 SO2 4P + 5O2 2P2O5 * Kết luận: Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit GV ? GV 3/ Hoạt động 3: Dựa vào phản ứng 1 và 2 => Phi kim Cl2 hoạt động hoá học mạnh hơn S Dựa vào PƯ4 và 5 => F2 hoạt động hoá học mạnh hơn Cl2 Mức độ hoạt động hoá học của phi kim được xét căn cứ vào điều kiện nào? Giới thiệu: F2, Cl2, O2 => Phi kim hoạt động mạnh. S, P, C, Si => Phi kim hoạt động yếu hơn 4/ Mức độ hoạt động hoá học của phi kim: Căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro 4. Tổng kết – đánh giá: 1/ Chọn dãy chất, trong đó tất cả các chất đều tác dụng được với oxi. A. P, Fe, CaO B. P, KCl, Fe, C. SO2, Fe, Fe(OH)2 D. Tất cả các dãy 2/ Khí N2 bị lẫn tạp chất là khí oxi. Chọn cách nào dưới đâyđể loại bỏ oxi thu được N2 tinh khiết? A. Cho hỗn hợp đi qua P nóng đỏ B. Cho hỗn hợp đi qua dd kiềm C. Cho hỗn hợp đi qua H2SO4 (đặc) D. Cho hỗn hợp đi qua CuO nóng đỏ 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK/76). - Chuẩn bị bài: “Clo”. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 29 + 30 - BÀI 23 + 25 - THỰC HÀNH NHÔM VÀ SĂT, TÍNH CHẤT PHI KIM.doc
Giáo án liên quan