I. Mục Tiêu.
1.Kiến thức
- Nêu được khái niệm bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau.
- Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: thu thập thông tin về các đối tượng địa lý, biết cách chuyển mặt cong của trái đất lên mặt phẳng của giấy, thu nhỏ khoảng cách, dùng kí hiệu để thể hiện các đối tượng.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3 Bản đồ. Cách vẽ bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày:
Giảng ngày:
Tiết 3
Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
I. Mục Tiêu.
1.Kiến thức
- Nêu được khái niệm bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau.
- Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: thu thập thông tin về các đối tượng địa lý, biết cách chuyển mặt cong của trái đất lên mặt phẳng của giấy, thu nhỏ khoảng cách, dùng kí hiệu để thể hiện các đối tượng.
2. Kĩ năng
- Vẽ bản đồ và thu thập trình bày các thông tin
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập cho Hs
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
Tư duy
Tự nhận thức
Giao tiếp
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Động não, đàm thoại gợi mở, thuyết trình tích cực
IV. Đồ dùng dạy học.
Quả địa cầu, bđ tg, Châu á, tranh H.4.
Quả bóng nhựa cắt 1/3 KT, bđ 2 nửa cầu.(nếu có)
V. Hoạt động dạy học.
*Khởi động ;
-Mục tiêu:củng cố kiến thức cũ,gây hứng thú học tập
-Thời gian;(3’)
-Đồ dùng dạy học:Quả địa cầu
-Cách tiến hành:
1- XĐ trên bđ, địa cầu của đường KT, VT?
2- XĐ trên địa cầu: KT, VT gốc, nửa cầu ĐT?
GTB:? Tsao em biết nước VN có hình chữ S? (qua bđ). Vậy, Tsao bản đồ lại biểu hiện được đặc điểm đó? Cách vẽ bđ ntn? Đó là nội dung bài học hôm nay.
* Tiến trình bài giảng.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐ1:
*Mục tiêu:Nêu được khái niệm về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phép chiếu đồ khác nhau.
*Thời gian:27’
*Đồ dùng dạy học ;Quả địa cầu, bđ tg, Châu á, tranh H.4.
Quả bóng nhựa cắt 1/3 KT, bđ 2 nửa cầu.
*Tiến hành:
- HS qs quả địa cầu và bđ tg.
? Em so sánh sự giống và khác nhau giữa quả địa cầu và bđ tgiới?
- bđ: mặt phẳng, địa cầu: mặt cong ->1
1.Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của trái đất lên mặt phẳng của giấy.
? Em XĐ các ĐD , châu lục trên bđ?
? Vậy em hiểu bđ là gì? T/d của bản đồ khi học môn Địa lí?
- Bđồ, địa cầu: là hình ảnh thu nhỏ của Trái đất song bđ vẽ trên giấy, địa cầu vẽ trên mặt cong.
- HS đọc SGK 1(9)
? Em hiểu gì về công việc vẽ bđ?
- Chiếu các điểm trên mặt cong của Trái đất, dựa vào p2 toán học để vẽ trên mặt phẳng của giấy.
- HS qs quả bóng cắt 1/3 đầu KT -> dàn thành mặt phẳng.
? Em có nhận xét gì về h/d quả bóng đã cắt so với ban đầu?
- HS qs H.4 + bđ tg + quả địa cầu.
? Em hãy so sánh H.4 với quả địa cầu + bđ tg?
- Từ khối cầu dàn -> mặt phẳng: đầu các KT bị cắt rời, nhiều phần đất bị tách rời xa.
- HS qs Châu Mĩ trên địa cầu + bđ tg.
Châu Mĩ: Bắc Mĩ : 24 triệu Km2
Nam Mĩ : 18 triệu Km2
Đảo grơn len : 2 triệu Km2
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất.
? Bđ H.5 khác bđ H.4 ntn?
- Người ta vẽ các chỗ bị đứt lại, KT, VT là những đường thẳng.
? Nêu các p2 chiếu đồ?
HS qs bđ b/c Đông, Tây.
HS qs bđ VN.
? Nhận xét hình dạng các đường KT, VT trên bđ VN?
-> Chiếu đồ này dùng cho các quốc gia có lãnh thổ hẹp ngang, chạy dài theo hướng KT.
*Các phương pháp chiếu đồ:
- Chiếu đồ có các KT chụm ở cực.
- Chiếu đồ bán cầu.
- Chiếu đồ có hệ thống KT, VT là những đường thẳng.
Bài tập:
- Dựa vào H.4, 5, 6, 7 trả lời các câu hỏi sau:
? Nhận xét H.4: h/d các châu lục so với ban đầu? Vị trí nào còn giữ nguyên, vị trí nào sai so với h/d ban đầu?
? Bản đồ H.5 khác bđ H.4 ntn? Vì sao DT Đảo Grơn len trên bđ lại to gần bằng đại lục N.Mĩ?
- Nam Mĩ > Grơn len 16 triệu Km2
- HS hoạt động nhóm 6’.
Các nhóm thảo luận, cử đại diện b/c.
NH1,2 : b/c câu 1.
NH3, 4: b/c câu 2.
? Nhận xét sự khác nhau về h/d của đường KT, VT ở H.5, 6, 7?
? Theo em p2 chiếu đồ nào là chính xác nhất?
? Những khu vực nào trên bđ ít bị sai sót, khu vực nào sai sót nhiều nhất?
? Em có nhận xét gì về đ2 của các loại bđ?
? Tsao trong GT hàng hải người ta hay dùng bđ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng (bđ Mec Cato).
- Có phương hướng chính xác hơn cả.
- Các bản đồ bao giờ cũng có sự sai sót, đặc biệt là ở các vùng đất xa trung tâm bđ.
HĐ2:
*Mục tiêu:- Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: thu thập thông tin về các đối tượng địa lý, biết cách chuyển mặt cong của trái đất lên mặt phẳng của giấy, thu nhỏ khoảng cách, dùng kí hiệu để thể hiện các đối tượng.
*Thời gian:10’
*Tiến hành:
- HS qs bđ Châu á + ng/c 2(11).
? Muốn vẽ được 1 bđ tg, 1 khu vực người ta phải làm gì?
- Từng MĐ SD mà người ta lựa chọn từng loại bđ cho thích hợp.
- HS đọc ký hiệu Msắc trên bđ.
2. Thu thập thông tin và dùng ký hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
* Vẽ các bản đồ cần:
- Thu thập thông tin và vẽ các đối tượng địa lí.
- XĐ nội dung và lựa chọn tỉ lệ bđồ.
- Thiết kế, lựa chọn ký hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.
VI,Tổng kết hướng dẫn học tập ở nhà(5’)
a. Củng cố - kiểm tra.
- HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm ở BT 2 (BT BĐ).
-> Giáo viên thu chấm 1 số em.
b. Dặn dò – BT : - Xem trước H.8, 9 -> rút ra đặc điểm giống và khác nhau của 2 hình đó.
- BT 2, 3 (11), 2 (BT BĐ).
.................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giaoandia6_t3.doc