Bài giảng Tiết 3: chất (tiếp theo) tuần 2

I/.Mục tiêu:

 1/.Kiến thức: Biết được :

 - Khái niệm chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp

 -Cách phân biệt được chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

 2/Kĩ năng:

 - Phân biệt được chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp

 - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. ( Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát).

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3: chất (tiếp theo) tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: Từ 26/8/2013 đến 31/8/2013 Ngày soạn: 25/8/2013 Tiết 3: CHẤT ( tiếp theo ) I/.Mục tiêu: 1/.Kiến thức: Biết được : - Khái niệm chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp -Cách phân biệt được chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 2/Kĩ năng: - Phân biệt được chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. ( Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát). - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ: đường, muối ăn, tinh bột. 3/.Thái độ: Giúp học sinh yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học II/.Chuẩn bị: *Giáo viên: Tranh vẽ phóng to hình 1.4,1.5SGK; muối, đèn cồn, bát sứ, đũa thủy tinh. Chai nước khoáng và 4 ống nước cất. + Phương án tổ chức lớp học: hoạt động nhóm, cá nhân. *Học sinh: tìm hiểu trước bài III/.Hoạt động dạy học: Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Kiểm tra bài cũ: (6 phút) *Câu hỏi: 1) Hãy chỉ ra đâu là vật thể,đâu là chất trong các câu sau: a.Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su… b.Thịt bò,thịt gà có chứa prôtit c.Lọ cắm hoa thường làm bằng thủy tinh 2) Biết khí cacbonic là chất có thể làm đục nước vôi trong.Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi ta thở ra? *Trả lời: 1)-Vật thể: xe đạp, thịt bò, thịt gà, lọ cắm hoa -Chất: sắt, nhôm, cao su, prôtit , thủy tinh 2) Thổi hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong thấy nước vôi trong vẩn đục Bài mới: Giới thiệu bài: Một chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định.Vậy chất tinh khiết là chất như thế nào? Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp? Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 30 phút 6 phút Hoạt động 1: Chất tinh khiết *Tiến hành: -Cho HS quan sát nước khoáng và nước cất H: Nước khoáng và nước cất có điểm nào giống và khác nhau? H: Vì sao? GV:Cũng như nước khoáng, nước biển, nước giếng…đều có lẫn 1 số chất khác.Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. Vậy hỗn hợp là gì? Chưng cất bất kì thứ nước tự nhiên nào đều thu được nước cất -Giới thiệu H1.4a:Chưng cất nước tự nhiên Nhấn mạnh:Quá trình chuyển từ nước lỏng sang hơi nước,rồi hơi nước chuyển qua ống sinh hàn mà ngưng tụ lại thành nước lỏng, nước thu được sau khi chưng cất gọi là nước cất -Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết? -H: Vậy chất như thế nào mới có những tính chất nhất định? GV cung cấp thêm: Tuy nhiên, không thể coi chất là tuyệt đối tinh khiết được, việc tinh chế một chất không phải là dễ dàng. Chất có lẫn 0,000001% tạp chất đã được coi là chất siêu tinh khiết -Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm tách muối ra khỏi hỗn hợp H: Nhận xét hiện tượng, giải thích? GV:Tương tự, nước trong tự nhiên có hòa tan 1 số chất rắn và cả chất khí.Khi đun nóng các chất khí thoát đi, những chất rắn lắng xuống, hơi nước bay lên và ngưng tụ lại thành nước cất -H: Dựa vào đâu ta có thể tách riêng được 1 chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách chưng cất? GV: Ngoài ra có thể dựa vào sự khác nhau về các tính chất khác nhau như khối lượng riêng, tính tan…và bằng cách thích hợp ta đều có thể tách riêng được chất Vd:Dựa vào tính tan tách bột ra khỏi hỗn hợp bột đường; dùng nam châm hút sắt… -H:Vậy dựa vào tính chất nào có thể tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp? Hoạt động 2: *Củngcố: 1/Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là hỗn hợp? Khí oxi, không khí, hơi nước, sữa tươi, nhôm, nước muối 2/Bài 8 SGK: -Quan sát nước khoáng và nước cất: đều là chất lỏng không màu,không mùi,uống được… Nước cất được dùng để pha chế thuốc tiêm đưa thẳng vào máu,dùng để pha chế dung dịch…còn nước cất thì không Vì nước cất không có lẫn chất khác(chất tinh khiết) còn nước khoáng có lẫn 1 số chất tan à Quan sát hình vẽ HSk:Chỉ nước tinh khiết mới có: tonóngchảy = 0oc; tosôi = 100oc; D =1g/cm3 -HSTB:Chất phải tinh khiết mới có những tính chất nhất định. -Các nhóm tiến hành thí nghiệm :cho muối ăn vào nước, khuấy cho tan,đun nóng. Hiện tượng:Khi đun nóng, nước sôi và bay hơi. Muối ăn kết tinh vì có nhiệt độ sôi cao hơn (1450oc) -HSTB:Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất -HSTB: Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có thể tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp. HSTB: 1/ Chất: Khí oxi, hơi nước, nhôm Hỗn hợp: không khí, sữa tươi, nước muối 2/Bài 8 SGK:Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí đến -196oC Nitơ lỏng sôi và bay lên trước,còn oxi lỏng đến -183oC mới sôi, tách riêng được 2 khí. III/.Chất tinh khiết: 1/Hỗn hợp: Là nhiều chất trộn lẫn vào nhau VD: Nước tự nhiên 2/.Chất tinh khiết: Là chất không lẫn chất khác VD: Nước cất *Chú ý: + Mỗi chất tinh khiết có những tính chất vật lí và hóa học nhất định. + Hỗn hợp có tính chất thay đổi vì phụ thuộc vào bản chất và khối lượng của các chất thành phần. 3/.Tách chất ra khỏi hỗn hợp: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. *Các phương pháp: lắng, gạn, lọc, chiết, chưng cất, cho bay hơi… 4/.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 2 phút ) -Học thuộc bài -Làm bài tập 7SGK; bài 2.6-2.8 Sách bài tập Hóa học -Tìm hiểu trước bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp IV/Rút kinh nghiệm và bổ sung: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 3 CHAT tt.doc
Giáo án liên quan