Bài giảng Tiết 3 Chất (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS cần

- Phân biệt được chất và hỗn hợp, một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết ) mới có những tính chất những định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không.

 - Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3 Chất (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2010 Ngày dạy : 18/8/2010 Tuần :2 Tiết :3 Bài2: I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: HS cần - Phân biệt được chất và hỗn hợp, một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết ) mới có những tính chất những định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không. - Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết. 2. Kĩ Năng: - Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí. - Rèn kĩ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua các hình vẽ. - Bứơc đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học cho chính xác. 3. Thái độ: Hứng thú với bộ môn hoá học, kiên trì trong học tập, biết bảo vệ môi trướng. II. CHUẨN BỊ: Đồ dùng dạy học. Giáo viên: Hoá chất: muối ăn, nước cất. Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 50ml, đèn cồn, giá sắt, lưới amiăng, đủa thuỷ tinh, hình vẽ 1.4, chai nước khoáng, nước cất, phiếu học tập, bảng phụ Nước cất Nước khoáng Giống Uống, lỏng, không màu, trong suốt khác Y tế , PTN Sinh hoạt Học sinh:Chai nước khoáng, lọ nước cất, soạn bài trước ở nhà … 2. Phương pháp : thực nghiệm, quan sát, nhóm, đàm thoại, vấn đáp, giải thích …… III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. Ổn định lớp ( 1 phút ) Kiểm Tra bài cũ: Câu hỏi: Chất có ở đâu ? Mỗi chất có những tính chất nhất định nào ? làm thế nào biết được các tính chất của chất ? làm bài tập số 5 sgk trang 11 ? Câu hỏi: Gọi 1 Hs làm bài tập 4 sgk trang 11 ? Chất Muối ăn Đường Than Màu Vị Tính tan Tính cháy Bài giảng: Vào bài: Tiết trước đã giúp ta phân biệt được chất , vật thể, mỗi chất có những tính chất nhất định. Chất như thế nào là tính khiết, hỗn hợp, là thế nào tách một chất ra khỏi hỗn hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1 : Tìm hiểu chất tinh khiết – hỗn hợp GV: cho HS quan sát hai chất nước khoáng và chai nước cất. Trong hai chai nước trên, chai nước nào có lẫn chất khát trong chai nước thì chai nước đó gọi là chai nước hỗn hợp. ĐVĐ: Thế nào là hỗn hợp ? GV: Yêu cầu HS quan sát hai chai nước trên và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 GV: kết luận ? Vì sao nước khoáng không dùng để pha thuốc và dùng trong phóng thí nghiệm ? GV: cũng như nước khoáng: nước biển, sông, ao , hồ … đều có lẫn nhiều chất. Nước sông, biển, ao, hồ … được gọi là hỗn hợp. ? Vậy. Thế nào là hỗn hợp ? GV: Kết luận. Vậy nước tự nhiên là một hỗn hợp Chuyển ý: chất như thế nào gọi là tinh khiết. ? Vì sao chia nước cất lại dùng trong PTN, dùng để pha thuốc trong y tế ? GV: Vậy nước cất là chất tinh khiết. ? Thế nào là chất tinh khiết ? ĐVĐ: Trong đời sống ngưòi ta sản xuất chất tinh khiết bằng cách nào ? GV: Treo hình 1.4a ( hoặc mô hình) và mô tả quá trình chưng cất nước tự nhiên ? Làm thế nào khẳng định nước cất là chất tinh khiết? GV: Treo hình 1.4b bổ sung, kết luận theo sgk ? Nước cất có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, d là bao nhiêu? GV: Kết luận như sgk ? Vậy, theo em chất như thế nào mới có những tính chất nhất định ? Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tách chất ra khỏi hỗn hợp Chuyển ý: Trong nước biện có muối. Vậy, làm thế nào tách muối ăn ra khỏi nước biển ? GV: Treo bảng phụ có ghi nội dung của thí nghiệm “ Bỏ muối ăn vào cốc nứơc, khuấy cho tan được hỗn hợp nước và muối trong suốt. ( gọi là dung dịch muối ăn ) ” GV: yêu cầu HS hoà tan muối trong nước ? Theo em làm thế nào thu được muối ăn từ hỗn hợp trên ? GV: Yêu cầu HS đun nóng ( cô cạn dung dịch ) và phát biểu hiện tượng xảy ra ? ? Vì sao khi đun nóng hỗn hợp nước muối thì ta thu được muối ăn còn lại ở đáy cốc ? Bổ sung: Tương tự, trong nước tự nhiên có hoà tan một số chất rắn và cả chất khí. Khi đun nóng các chất khí thoát đi, những chất rắn lắng xuống, hơi nước bay lên và ngưng tụ thành nứoc cất ? Qua thí nghiệm và vấn đề vừa nói trên. Người ta dựa vào đâu để có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp? Bổ sung: Ngoài ra, có thể dựa vào sự khác nhau về các tính chất khác nhau như khối lượng riêng, tính tan … và bằng cách thích hợp ta có thể tách riêng được chất. ? Vậy, dựa vào tính chất nào của chất có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp ? HS ghi phần III HS quan sát hai chai nước. HS ghi mục 1 HS thảo luận, đại diện nhóm trả lời, bổ sung. Lẫn tạp chất. HS nghe HS trả lời. HS ghi mục 2. Không lẫn tạp chất. HS rả lời. HS quan sát mô hình và nghe mô tả. Đo ts, tn/c, d … HS trả lời. Chất tinh khiết. HS ghi mục 3 HS đọc thí nghiệm. HS làm TN. Đun nóng. HS làm TN ts (muối )> ts (nước) HS nghe Nhiệt độ sôi. HS nghe. Tính chất vật lí. III. Chất tinh khiết Hỗn hợp. Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Ví dụ: nước sông, biển, nước khoáng Chất tinh khiết. Chất tinh khiết là chất không lẫn chất nào khác. Ví dụ: nước cất 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ: 1.Củng cố: Câu 1: Thế nào là hỗn hợp ? chất tinh khiết ? chất như thế nào gọi là chất tinh khiết ? Câu 2: Dựa vào tính chất nào của chất có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp? Làm bài tập số 8 sgk ? 2.Dặn dò: Học bài và làm bài tập 7 sgk Chuẩn bị bài tiế[ theo : bài thực hành số 1 + Kẻ bảng theo mẫu sau : TT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Ghi chú ( kết quả) 1 Theo dõi sự nóng chảy của các chất. 2 Tách riêng chất từ từ hỗn hợp + Nghiên cứu và hòan thành cột 1 , 2 và 3 + Tìm hiểu trước qui tắc an tòan thí nghiệm và an tòan khi sử dụng hóa chất Nước cất dùng trong y tế Nước khoáng Một số hình ảnh tham khảo:

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc