Bài giảng Tiết 31. clo (tiết 1)

HS biết được tính chất vật lí của clo: Khí màu vàng lục, mùi hắc, rất độc, tan được trong nước, hơi nặng hơn không khí.

 - HS biết được tính chất hoá học của clo:

 + Clo có một số tính chất hoá học của phi kim: tác dụng với H2 tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua

 + Clo tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy mầu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối.

 

doc37 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 31. clo (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn: 8/12/2012 Ngày dạy: 12/12/2012 Tiết 31. clo (tiết 1) A. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết được tính chất vật lí của clo: Khí màu vàng lục, mùi hắc, rất độc, tan được trong nước, hơi nặng hơn không khí. - HS biết được tính chất hoá học của clo: + Clo có một số tính chất hoá học của phi kim: tác dụng với H2 tạo thành chất khí, tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua + Clo tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, có tính tẩy mầu, tác dụng với dung dịch kiềm tạo thành muối. - Biết dự đoán tính chất hoá học của clo và kiểm tra dự đoán bằng các kiến thức có liên quan và thí nghiệm hoá học. 2. Kĩ năng - Biết các thao tác tiến hành thí nghiệm: Cu tác dụng với khí clo, clo tác dụng với nước, clo tác dụng với dung dịch kiềm. Biết cách quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận. - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của clo. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Giáo dục - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học. B. Chuẩn bị của GV và HS GV: - Máy chiếu, bút dạ. Phim trong có in một số nội dung trong bài - Bảng phụ: Tính chất hoá học chung của phi kim, tính chất hoá học của Clo - Trang phục bảo hộ: khẩu trang, kính bảo hộ, gang tay - Thí nghiệm bao gồm: 1. Tác dụng của clo với nước. Clo tác dụng với dung dịch NaOH + Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, đĩa thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh. + Hoá chất: NaOH; 2 bình khí clo (miệng rộng), H2O, quì tím. HS: Ôn tính chất chung của phi kim, bút dạ. c. tiến trình bài giảng Hoạt động của GVvà HS Nội dung Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (6phút) GV: Kiểm tra 2 HS: HS1: Nêu các tính chất hoá học của phi kim, viết các phương trình phản ứng minh hoạ. HS2: Chữa bài 4 SGK/76 GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. đ GV nhận xét, chấm điểm. - Trả lời lí thuyết, viết phương trình minh hoạ (góc bảng phải). Chữa bài 4: Viết các phương trình phản ứng: a) H2 + F2 Trong bóng tối 2HF b) 2H2 + O2 2H2O c) Fe + S FeS d) C + O2 CO2 e) H2 + S H2S GV: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một trong những nguyên tố phi kim hoạt động mạnh và có nhiều ứng dụng trong thực tế đó là Clo. - Bài này được phân bố trong 2 tiết, tiết 1 chúng ta chỉ nghiên cứu về các tính chất của clo. GV: Em hãy cho biết kí hiệu hoá học, nguyên tử khối, công thức phân tử của clo? HS: Trả lời. Hoạt động 2: I. Tính chất vật lí (4phút) GV: Cho HS quan sát lọ đựng clo. (?) Em hãy cho biết những tính chất vật lí của clo? HS: Quan sát mẫu, nghiên cứu SGK trả lời. GV: Chiếu nội dung tính chất vật lí của clo đ Yêu cầu 1 HS đọc. HS: Ghi nhớ. GV: Thông báo: Clo là khí độc khi tiếp xúc với clo cần có trang phục bảo hộ. - Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. - Clo nặng gấp 2,5 lần không khí: () - Tan được trong nước (một thể tích nước hoà tan 2,5 thể tích khí clo). - Clo là khí độc Hoạt động 3: II. Tính chất hoá học (23 phút) GV: Đặt vấn đề: Liệu clo có các tính chất hoá học của phi kim mà tiết trước chúng ta đã học không? ( yêu cầu HS xem lại các tính chất của phi kim lưu ở góc bảng) GV: Chiếu ý 1 của phiếu học tập: Hãy dự đoán xem clo tác dụng được với chất nào sau đây? đ Phân nhóm học, giao phiếu học tập: 1. Em hãy đánh dấu (x) vào ô phản ứng và đánh số (0) vào ô không phản ứng trong các ô trống của bảng sau: Fe Cu O2 H2 Cl2 2. Viết các phương trình phản ứng: đ Yêu cầu HS làm ý 1 HS: Trao đổi làm phim trong. GV: Chiếu 1 số bài. đ Làm thí nghiệm phản ứng của clo với Cu (nung nóng đồng trên ngọn lửa đèn cồn đ đưa nhanh vào bình chứa clo, đổ nước và lắc). HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra đ có xảy ra phản ứng hoá học. GV: Chiếu lại dự đoán của 1 số nhóm HS. - Thông báo: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi. (?) Vậy em hãy cho biết kết quả dự đoán của nhóm bạn đúng hay sai? HS: Nhận xét. GV: Yêu cầu các nhóm tiếp tục làm ý 2 (chú ý ghi kèm trạng thái, màu sắc) đ Chiếu một số bài. HS: Nhận xét, bổ sung GV: Chốt đáp án đúng trên máy chiếu. HS: Tự chỉnh sửa đáp án của nhóm. GV: Thông báo: Khí hiđro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit. - S phản ứng với sắt chỉ tạo ra muối sắt II, mà clo phản ứng với sắt đ muối sắt III đ Em có nhận xét gì về độ hoạt động của phi kim clo? HS trả lời: Cl > S GV: Qua đây em có kết luận như thế nào về tính chất hoá học của clo? HS: Kết luận. GV: Chiếu kết luận, yêu cầu 1 HS đọc. HS: Ghi nhớ. GV: Đặt vấn đề: ? Ngoài các tính chất hoá học của phi kim; clo còn có những tính chất hoá học nào khác? GV: Làm thí nghiệm: Đổ nhanh nước vào bình đựng khí clo, đậy nút, lắc nhẹ. Dùng đũa thuỷ tinh chấm vào dung dịch thu được và nhỏ vào giấy qùi tím. HS: Quan sát: Dung dịch thu được và màu sắc của quì trước và sau thí nghiệm đ Nêu hiện tượng. GV: Giúp HS hoàn thiện bằng cách chiếu nội dung hiện tượng HS: Ghi nhớ. GV Tại sao quì chuyển sang màu đỏ? HS Trả lời: Dung dịch thu được có axit HCl. GV: Cùng HS viết PTPU. Đặt vấn đề: Tại sao khi cho nước vào clo có màu vàng lục và mùi hắc, quì chuyển đỏ rồi mất màu? GV giải thích trên máy chiếu: - Phản ứng của clo với nước xảy ra theo hai chiều. Cl2(k) + H2O(l) HCl(dd)+ HClO(dd) Axit hipoclorơ - Nước clo có màu vàng lục, mùi hắc vì nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất Cl2, HCl, HClO. - Ban đầu quì tím chuyển sang đỏ, sau đó lập tức mất màu do: Nước clo có tính tẩy màu (do axit hipoclorơ HClO có tính oxi hoá mạnh: HClO đ HCl + O). ? Vậy khi cho nước vào bình chứa khí clo xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học, hay cả 2 hiện tượng? HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, trình bày. GV: Ghi các ý kiến trên bảng. Gợi ý HS chú ý vào phần giải thích ở trên. đ GV giải thích trên PTPU: Dẫn khí clo vào nước xảy ra cả hiện tượng vật lí và hoá học: - Khí clo tan vào nước (hiện tượng vật lí) - Clo phản ứng với nước tạo thành chất mới là HCl và HClO (hiện tượng hoá học). HS tự đối chiếu dự đoán, sửa lại dự đoán sai. GV: Đặt vấn đề: Clo có phản ứng với dung dịch NaOH không? GV làm thí nghiệm: Đổ nhanh dung dịch NaOH vào bình đựng khí clo đậy nút, lắc nhẹ. Dùng đũa thuỷ tinh chấm vào dung dịch thu được và nhỏ vào giấy qùi tím. HS: Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra. GV: Dựa vào phản ứng của clo với nước, GV hướng dẫn viết phương trình hoá học của clo với NaOH (tạo ra dung dịch hỗn hợp 2 muối của 2 axit trên). HS: Viết phương trình phản ứng. GV: Em hãy đọc tên muối NaClO? (chú ý HS tên axit HClO đ tên gốc của nó - ClO) đ Thông báo thành phần nước Giaven. GV: Giải thích: Dung dịch nước Giaven có tính tẩy màu vì NaClO là chất oxi hoá mạnh (tương tự như HClO). - Liên hệ: Trong nước rửa bát, thuốc tẩy thành phần có nước Giaven khi sử dụng nước rửa bát cần phải rửa sạch tay sau khi vệ sinh dụng cụ… hoặc đi găng tay khi sử dụng thuốc tẩy…. - Thông báo: Cl2 phản ứng được với cả dung dịch KOH HS kết luận. GV: Em hãy tóm tắt tính chất hoá học cơ bản của clo? HS: Trình bày. 1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không? a) Tác dụng với kim loại: 2Fe(r) + 3Cl2(k) 2FeCl3(r) (trắng xám) (vàng lục) (nâu đỏ) Cu(r) + Cl2(k) CuCl2(r) (đỏ) (vàng lục) (trắng) b) Tác dụng với hiđro: H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) Kết luận: Clo có những tính chất hoá học của phi kim như: tác dụng với hầu hết các kim loại, tác dụng với hiđro… Clo là một phi kim hoạt động hoá học mạnh. 2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác? a) Tác dụng với nước - Thí nghiệm: - Hiện tượng: + Dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc. + Nhúng giấy quì vào dung dịch thu được, giấy quì tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu ngay. - Phương trình phản ứng: Cl2(k) + H2O(l) HCl(dd)+ HClO(dd) Axit hipoclorơ b) Tác dụng với dung dịch NaOH - Thí nghiệm: - Hiện tượng: + Dung dịch tạo thành không màu + Giấy quì tím mất màu. - Phương trình phản ứng: Cl2(k)+2NaOH(dd) đNaCl(dd) +NaClO(dd+ H2O(l) (vàng lục) (không màu) (không màu) (không màu) (Natri clorua) (Natri hipoclorit) - Dung dịch hỗn hợp 2 muối NaCl, NaClO được gọi là nước Giaven đ có tính tẩy màu. Kết luận: Clo tác dụng được với dung dịch kiềm đ dung dịch hỗn hợp 2 muối. Hoạt động 4: củng cố (10 phút) GV: Chiếu phiếu học tập đ Giao phiếu bài tập cho các nhóm (bàn): Hãy khoanh vào đáp án đúng: Bài tập 1: Cho các chất sau chất nào phản ứng được với clo: 1) S 2) H2 3) Fe 4) dd KOH 5) Al(OH)3 6) CaCO3 7) H2O 8) dd NaCl - Hãy viết các phương trình hoá học: Bài tập 2: Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào: Dung dịch HCl Dung dịch NaCl Dung dịch NaOH Nước Bài tập 3: Có thể dùng thuốc thử nào ở cột B để nhận biết các chất ở cột A (Hãy nối nội dung từ cột A đến cột B sao cho phù hợp): Các chất (A) Đ/a Thuốc thử (B) 1. Khí clo (Cl2) a) Tàn đóm đỏ 2. Khí oxi (O2) b) Nước vôi trong 3.Khí cacbonic (CO2) c) Quì tím ẩm GV: Yêu cầu các nhóm trong 2 dãy trao đổi bài cho nhau. đ Chiếu đáp án, thang điểm yêu cầu HS chấm điểm theo thang điểm của đáp án xem nhóm bạn nắm được kiến thức đến đâu. GV: Chiếu 1 số bài xem học sinh làm và chấm bài như thế nào. HS: Nhận xét, bổ sung. GV: Có thể giải thích 1 số tình huống HS lựa chọn: - Lựa chọn ý 5 bài 1 Al(OH)3 có phải là dung dịch kiềm không? - Lựa chọn ý d bài 2 chú ý HS xem lại thí nghiệm nước với clo. Bài tập 1: (5 điểm) Clo tác dụng với: 2, 3, 4, 7 (1đ) 2) H2 + Cl2 2HCl (1đ) 3) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (1đ) 4) Cl2+ 2KOH đ KCl + KClO+ H2O (1đ) 7) Cl2+ H2O HCl+ HClO (1đ) Bài tập 2: (2 điểm) Dung dịch NaOH Vì dung dịch này phản ứng được với khí clo tạo thành muối. Bài tập 3: (3 điểm) 1-c (1đ) 2-a (1đ) 3-b (1đ) Hoạt động 5: Dặn dò (2phút) GV: Chiếu nội dung hướng dẫn Học tính chất của clo Làm bài tập 3, 4, 5, 6, 10 SGK/80 Làm bài 26.2, 26.9 SBT/28 Tiếp tục tìm hiểu về ứng dụng và điều chế của clo (Xem lại sản xuất NaOH ở bài 8 SGK/26). Tuần 17 Ngày soạn: 8/12/2012 Ngày dạy: 14/12/2012 Tiết 32. clo (tiết 2) A. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết được một số ứng dụng của clo. - HS biết được phương pháp: + Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm: bộ dụng cụ, hoá chất, thao tác thí nghiệm, cách thu khí.... + Điều chế khí clo trong công nghiệp: điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn. 2. Kĩ năng - Biết quan sát sơ đồ, đọc nội dung SGK hoá học 9... để rút ra các kiến thức về tính chất, ứng dụng và điều chế khí clo. 3. Giáo dục - Giáo dục đức tính cẩn thận, thói quen làm việc khoa học, lòng yêu thích bộ môn. - Dựa kiến thức được học trong bài vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. B. Chuẩn bị của GV và HS GV: - Máy chiếu, phim trong, bút dạ. - Tranh vẽ: Hình 3.4. Sơ đồ về một số ứng dụng của clo. - Thí nghiệm bao gồm: + Dụng cụ: Bình điện phân (để điện phân dung dịch NaCl), giá sắt, đèn cồn, bình cầu có nhánh, ống dẫn khí, bình thuỷ tinh có nút để thu khí clo, cốc thuỷ tinh đựng dung dịch NaOH đặc để khử clo dư. + Hoá chất: Dung dịch HCl đặc, NaOH đặc; bình đựng H2SO4, MnO2 (hoặc KMnO4) HS: Theo dặn dò tiết trước. c. tiến trình bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (15phút) GV: Em hãy nêu các tính chất hoá học của clo, viết các phương trình hoá học minh hoạ? 2 HS chữa bài tập 6, 11 SGK/81 HS khác theo dõi, nhận xét, sửa sai GV: kiểm tra vở bài tập HS dưới lớp, GV chấm điểm HS trên bảng. ? Em có thể làm bài tập 11 theo cách nào? Cách 2: áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: Theo phương trình: 0,4mol đ MM = Vậy M là nhôm Nội dung kết luận SGK/80 Chữa bài 6: Dùng giấy quì tím ẩm để thử - Nếu giấy quì tím chuyển sang màu đỏ là khí HCl - Nếu quì tím bị mất màu là khí clo - Còn lại là khí oxi Chữa bài tập 11: Phương trình hoá học: 2M + 3Cl2 2MCl3 Gọi số mol của kim loại M là x mol Theo phương trình: Ta có: M ´ x = 10,8g (1) (M + 35,5´3)x = 53,4g (2) Giải (1) và (2) ta có: M = 27, vậy kim loại M là nhôm. Hoạt động 2: iii. ứng dụng của clo(5 phút) GV: Cho HS quan sát tranh vẽ H 3.4. HS: Quan sát hình đ nêu những ứng dụng của clo. GV: Vì sao clo được dùng để tẩy trắng vải sợi? Khử trùng nước sinh hoạt…? (Nước Gia-ven, clorua vôi được sử dụng trong đời sống hàng ngày như thế nào?) HS Dựa vào tính chất hoá học trả lời. - Dùng để khử trùng nước sinh hoạt - Tẩy trắng vải sợi, bột giấy - Điều chế nước Gia-ven, clorua vôi - Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu, cao su…. Hoạt động 3: Iv. điều chế khí clo (12 phút) GV: Giới thiệu các nguyên liệu được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm trên máy. GV: Làm thí nghiệm điều chế clo. HS: Quan sát GV làm thí nghiệm, nhận xét hiện tượng xảy ra. GV: Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng. GV: Hãy nhận xét về cách thu khí clo, có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không? Vì sao? Vai trò của bình đựng H2SO4 đặc; Vai trò của bình đựng dung dịch NaOH. HS: - Nêu cách thu khí clo đ giải thích: Không nên thu khí clo bằng cách đẩy nước vì clo tan một phần trong nước, đồng thời có phản ứng với nước. - Bình đựng H2SO4 đặc để làm khô khí clo. Bình đựng dung dịch NaOH đặc để khử khí clo sau khi làm thí nghiệm (vì clo độc). GV: Giới thiệu (đồng thời chiếu lên màn hình). HS: Nghe giảng và ghi bài. GV: Sử dụng bình điện phân dung dịch NaCl để làm thí nghiệm (GV nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch). HS: Quan sát và nêu hiện tượng: GV: Hướng dẫn HS dự đoán sản phẩm (dựa vào màu và mùi của khí thoát ra, màu hồng của dung dịch tạo thành). HS Dự đoán sản phẩm và viết phương trình phản ứng. GV: Nói về vai trò của màng ngăn xốp, sau đó liên hệ thực tế sản xuất ở Việt Nam (nhà máy hoá chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng …). 1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm Nguyên liệu: - MnO2 (hoặc KMnO4, KClO3…) - Dung dịch HCl đặc Cách điều chế: Sơ đồ SGK/79 Phương trình: MnO2 + 4HClđặc MnCl2 + Cl2 + 2H2O (đen) (vàng lục) Cách thu: Thu bằng cách đẩy không khí (đặt ngửa bình thu, vì khí clo nặng hơn không khí) 2. Điều chế clo trong công nghiệp Trong công nghiệp clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hoà (có màng ngăn xốp). Hiện tượng: - ở 2 điện cực có nhiều bọt khí thoát ra. - Dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng. Phương trình phản ứng: 2NaOH + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 Hoạt động 4: củng cố (11phút) GV: Chiếu Bài tập 1: Hãy hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: HS làm bài trên phim trong. GV: Chiếu bài làm của HS lên màn hình. HS nhận xét, sửa sai. GV: chiếu Bài tập 2: Cho m gam một kim loại R (có hoá trị II) tác dụng với clo dư. Sau phản ứng thu được 13,6 gam muối. Mặt khác, để hoà tan m gam kim loại R cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 1M. a) Viết phương trình hoá học. b) Xác định kim loại R. HS: Nêu cách làm bài tập. 1 đại diện làm trên bảng. GV: yêu cầu HS tìm ra cách giải khác. Bài tập 1: 1) Cl2 + H2 2HCl 2) 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2O (dd đặc) 3) Cl2 + 2Na 2NaCl điện phân có màng ngăn 4) 2NaCl+2H2O 2NaOH+Cl2+H2 5) HCl + NaOH đ NaCl + H2O Bài tập 2: Phương trình hoá học: R + Cl2 RCl2 (1) R + 2HCl đ RCl2 + H2 (2) NHCl = 0,2´1 = 0,2 (mol) * Theo phương trình 2: nR = Vì khối lượng R ở 2 phản ứng bằng nhau nên nR (1) = nR (2) * Theo phương trình 1: nR = đ ta có: đ Vậy R là Zn. Hoạt động 5: dặn dò (2 phút) - Học tính chất, ứng dụng và điều chế clo. - Bài tập về nhà: 7, 8, 9, 10 SGK trang 81. - Bài tập SBT 26.11-26.14. - Ôn lại tính chất chung của phi kim. - Tìm hiểu về cacbon: tính chất, ứng dụng. Tuần 18 Ngày soạn: 16/12/2012 Ngày dạy: 19/12/2012 Tiết 33. cacbon A. Mục tiêu 1. Kiến thức HS biết được: - Đơn chất cacbon có ba dạng thù hình chính, dạng hoạt động hoá học nhất là cacbon vô định hình. - Sơ lược tính chất vật lí của ba dạng thù hình. - Tính chất hoá học của cacbon: cacbon có một số tính chất hoá học của phi kim. Tính chất hoá học đặc biệt của cacbon là tính khử ở nhiệt độ cao. - Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hoá học của cacbon. 2. Kĩ năng - Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hoá học của cacbon. - Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ. - Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử. 3. Giáo dục - Giáo dục đức tính cẩn thận, thói quen làm việc khoa học, lòng yêu thích bộ môn. - Dựa kiến thức được học trong bài vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. B. Chuẩn bị của GV và HS GV: - Máy chiếu, phim trong, bút dạ. - Mẫu vật: Than chì (ruột bút chì), cacbon vô định hình (than gỗ, than hoa...) - Thí nghiệm bao gồm: 1.Tính hấp phụ của than gỗ 2. Cacbon tác dụng với oxit kim loại 3. Cacbon cháy trong oxi + Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm , bộ ống dẫn khí, lọ thuỷ tinh có nút (thu sẵn khí O2), đèn cồn, cốc thuỷ tinh, phễu thuỷ tinh, muôi sắt, giấy lọc bông. + Hoá chất: Than gỗ, bình O2, H2O, CuO, dung dịch Ca(OH)2 HS Theo dặn dò tiết trước. c. tiến trình bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (10phút) GV: Em hãy nêu cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hoá học? 1 HS chữa bài tập 10/81 GV kiểm tra vở bài tập của HS dưới lớp. HS khác theo dõi nhận xét, sửa sai GV nhận xét, chấm điểm. - Nội dung kết luận SGK/80 Chữa bài tập 10: Phương trình: 2NaOH + Cl2 đ NaCl + NaClO + H2O Theo phương trình: nNaOH = 2 ´ nclo = 2 ´ 0,05 = 0,1mol Dung dịch sau phản ứng có NaCl, NaClO: nNaCl = nNaClO = nclo = 0,05 mol Hoạt động 2: I. Các dạng thù hình của cacbon (5phút) GV: Giới thiệu khái niệm dạng thù hình. HS: Nghe giảng và ghi bài. GV Giới thiệu về nguyên tố cacbon và các dạng thù hình của cacbon. HS: Hoàn thành tính chất của các dạng thù hình vào sơ đồ. GV: Nhấn mạnh: Sau đây, ta chỉ xét tính chất của cacbon vô định hình. 1. Dạng thù hình là gì? Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hoá học tạo nên. Ví dụ: Nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi (O2) và ozon (O3). 2. Cacbon có những dạng thù hình nào? Hoạt động 3: II. Tính chất của cacbon (20phút) GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Cho mực chảy qua lớp bột than gỗ. Phía dưới có đặt một chiếc cốc thuỷ tinh như hình vẽ 3.7 GSK/82. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nêu hiện tượng. GV: Qua hiện tượng trên các em có nhận xét gì về tính chất của bột than gỗ? HS: Nhận xét: GV: Giới thiệu: Bằng nhiều thí nghiệm khác, người ta nhận thấy than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất tan trong dung dịch. HS rút ra kết luận GV: Giới thiệu về than hoạt tính và các ứng dụng của than hoạt tính: dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc… 1. Tính hấp phụ (5phút) Thí nghiệm Hiện tượng: - Ban đầu, mực nước có màu đen (hoặc xanh, tím….). - Dung dịch thu được trong cốc thuỷ tinh không có màu. Nhận xét: Than gỗ có tính hấp phụ chất màu trong dung dịch. Kết luận: Than gỗ có tính hấp phụ. ứng dụng: SGK/82 GV: Thông báo trên máy: cacbon có tính chất hoá học của phi kim như tác dụng với kim loại, hiđro. Tuy nhiên, điều kiện xảy ra phản ứng rất khó khăn đ cacbon là phi kim yếu. - Sau đây là một số tính chất hoá học có nhiều ứng dụng trong thực tế của cacbon. HS: Nghe giảng GV: Hướng dẫn HS: đưa một tàn đóm đỏ vào bình oxi. HS: Làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét, viết phương trình phản ứng: GV: Làm thí nghiệm: - Trộn một ít bột đồng II oxit và than rồi cho vào đáy ống nghiệm khô có ống dẫn khí sang một cốc chứa dung dịch Ca(OH)2 - Đốt nóng ống nghiệm GV: - Vì sao nước vôi trong vẩn đục? - Chất rắn mới được sinh ra có màu đỏ là chất nào? HS: Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng, ghi rõ trạng thái, màu sắc của các chất. GV: Giới thiệu trên máy chiếu: ở nhiệt độ cao, cacbon còn khử được một số oxit kim loại khác như: PbO, ZnO, Fe2O3, FeO…. Lưu ý: C không khử được oxit của các kim loại mạnh (từ đầu dãy hoạt động hoá học đến nhôm vì oxit của chúng bền) GV: Chiếu bài tập 1: Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra khi cho cacbon khử (ở nhiệt độ cao) các oxit sau: oxit sắt từ, chì (II) oxit, sắt (III) oxit. HS: Làm bài tập vào phim trong. GV chiếu bài một số đối tượng. HS theo dõi, nhận xét, sửa sai. 2. Tính chất hoá học (15 phút) a) Tác dụng với oxi - Thí nghiệm. - Hiện tượng: tàn đóm bùng cháy - Phương trình phản ứng: C(r) + O2(k) CO2(k) + Q b) Cacbon tác dụng với oxit của một số kim loại Thí nghiệm. Hiện tượng: - Hỗn hợp trong ống nghiệm chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ - Nước vôi trong vẩn đục Giải thích: - Chất rắn được tạo thành có màu đỏ là Cu - Dung dịch nước vôi trong vẩn đục, vậy sản phẩm có khí CO2 + Phương trình: 2CuO(r) + C(r) 2Cu(r) + CO2(k) (đen) (đen) (đỏ) (không màu) Bài tập 1: Fe3O4 + 2C 3Fe + 2CO2 2PbO + C 2Pb + CO2 2Fe2O3 + 3C 4Fe + 3CO2 Hoạt động 4. iii. ứng dụng của cacbon (3 phút) HS tự đọc SGK đ nêu các ứng dụng của cacbon GV bổ sung. ứng dụng của cacbon (kim cương, than chì, cacbon vô định hình)… SGK/84 Hoạt động 5. CủNG Cố (5 phút) HS: Nêu các nội dung chính của tiết học. GV: Chiếu bài tập 2: Đốt cháy 1,5 gam một loại than có lẫn tạp chất không cháy trong oxi dư. Toàn bộ khí thu được sau phản ứng được hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 10g kết tủa a) Viết cácphương trình phản ứng hoá học b) Tính thành phần phần trăm cacbon có trong loại than trên. HS: Tóm tắt nêu hướng làm. 2 HS làm từng câu một trên bảng, HS dưới lớp làm vào vở. GV Hướng dẫn HS dưới lớp. HS Theo dõi, nhận xét, sửa bài trên bảng. Bài tập 2: mC lẫn tạp chất = 1,5g m chất rắn = 10g a) Viết phương trình b) %C =? a) Phương trình: C + O2 CO2 (1) CO2 + Ca(OH)2 đ CaCO3+ H2O (2) b) Vì Ca(OH)2 dư nên kết tủa thu được là CaCO3 Theo phương trình (2): mà: đ mC = 0,1 ´ 12 = 1,2g đ %mC = % = 80% Hoạt động 6. dặn dò (2 phút) - Học tính chất và ứng dụng của cacbon, viết ptpu minh hoạ cho mỗi tính chất hoá học. - Làm bài tập:1, 2, 3, 4, 5 SGK/84 - Bài tập SBT 27.1-27.6 - Ôn lại tính chất của oxit axit, tính khử của CO qua bài sản xuất gang. Phân loại oxit. - Đọc trước bài 28 tìm hiểu: tính chất và ứng dụng của CO và CO2 Tuần 18 Ngày soạn: 16/12/2012 Ngày dạy: 21/12/2012 Tiết 34. các oxit của cacbon A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được: Cacbon tạo 2 oxit tương ứng là CO và CO2 và tính chất hoá học của 2 oxit này. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng so sánh, quan sát, kỹ năng viết PTHH 3. Giáo dục - Giáo dục đức tính cẩn thận, thói quen làm việc khoa học, lòng yêu thích bộ môn, yêu khoa học. - Dựa kiến thức được học trong bài vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất. B. Chuẩn bị của GV và HS GV: Lọ khí CO2, cốc có cây nến, ống nghiệm, ống thổi, quỳ tím. c. tiến trình bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (6 phút) GV kiểm tra 3 HS. HS1. Nêu tính chất hoá học của cacbon? Viết PTPƯ minh hoạ. HS2-3. Chữa bài tập 2 và 5 SGK/84. GV kiểm tra vở bài tập của HS dưới lớp. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai. GV nhận xét, chấm điểm. - Tính chất hoá học của C (SGK/83) Chữa bài 2: 2CuO + C 2Cu + CO2 2PbO + C 2Pb + CO2 CO2 + 2C 2CO FeO + C Fe + CO Chữa bài 5: mC = 4,5(kg) Nhiệt lượng toả ra 147750(kJ) Hoạt động 2: i. cacbon oxit (Co=28) (13phút) GV: Yêu cầu HS đọc trong SGK nêu tính chất vật lý của CO. ? Nêu tính chất của oxit trung tính? HS dựa kiến thức đã học trả lời. GV Hướng dẫn HS quan sát phản ứng CO với CuO trên tranh: Màu sắc chất rắn trước và sau phản ứng, hiện tượng của nước vôi trong khi dẫn sản phẩm khí qua. HS nhớ lại phản ứng khử oxit sắt trong lò cao, quan sát hình đ mô tả thí nghiệm CO khử CuO, viết các PTPƯ của CO với các CuO, Fe2O3 đ kết luận. GV: CO cháy có hiện tượng gì, viết PTPƯ xảy ra? HS nêu hiện tượng, viết PTPƯ. GV Dựa vào tính chất vật lý và tính chất hoá học của CO hãy nêu ứng dụng của CO? HS phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung. 1. Tính chất vật lý (SGK/85) 2. Tính chất hoá học a. CO là oxit trung tính - CO không phản ứng với H2O, với kiềm và axit b. CO là chất khử * Tác dụng với các oxit kim loạiđkim loại +CO2 - Thí nghiệm: SGK - Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ xuất hiện, nước vôi trong vẩn đục. CuO(r) + CO(k) Cu(r) + CO2(k) Fe3O4(r) + 4CO(k) 3Fe(r)+4CO2(k) - Kết luận: ở nhiệt độ cao, CO có tính khử mạnh. * Tác dụng với oxi 2CO(k) + O2(k) 2CO2(k) 3. ứng dụng (SGK/85) Hoạt động 3: ii. Cacbon đioxit (CO2=44) (18phút) GV Làm TN rót CO2 từ cốc sang cốc có ngọn nến đang cháy. HS quan sát, nhận xét tính chất vật lí. GV làm thí nghiệm. HS Quan sát TN và nêu hiện tượng, giải thích, viết PTPƯ. GV Hãy viết PTPƯ: CO2 + NaOH tạo ra muối trung hoà và muối axit? HS lên bảng viết PTPƯ xảy ra. GV Hãy viết PTPƯ CO2+CaO. HS Rút ra kết luận. GV CO2 được sử dụng trong nhữn

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 9 chi tiet 2 cot.doc
Giáo án liên quan