1.1 Kiến thức:
HS biết được:
- Ứng dụng, hoá chất và phương pháp điều chế/ sản xuất khí Clo
HS hiểu được: quy trình sản xuất khí clo trong phòng thí nghiệm rất chặt chẽ.
1.2 Kỹ năng:
HS thực hịn được:
- Quan sát tranh nêu ứng dụng của clo
- Quan st thí nghiệm phân tích quy trình sản xuất khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 32 – Bài 26: clo (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 1 / 12 / 2012
Tuần dạy: 16
Tiết 32 – Bài 26:
(tiếp theo)
u MỤC TIÊU
1.1 Kiến thức:
HS biết được:
- Ứng dụng, hoá chất và phương pháp điều chế/ sản xuất khí Clo
HS hiểu được: quy trình sản xuất khí clo trong phòng thí nghiệm rất chặt chẽ.
1.2 Kỹ năng:
HS thực hiện được:
- Quan sát tranh nêu ứng dụng của clo
- Quan sát thí nghiệm phân tích quy trình sản xuất khí clo trong phòng thí nghiệm và trong cơng nghiệp
HS thực hiện thành thạo:
- Viết PTHH điều chế clo
- Phân biệt clo với chất khí khác đã học.
1.3 Thái độ:
Quan tâm những đờ dùng thiết yếu, thực phẩm có chứa chất clo có trong đời sớng hằng ngày để chăm sóc sức khoẻ tớt hơn.
Khơng nghịch phá với chất đợc hại.
v NỢI DUNG BÀI HỌC
Ứng dụng clo, điều chế khí clo
w Chuẩn bị:
3.1 GV: phiếu học tập, bảng phụ, H3.4; H3.5 và H3.6 SGK/ 79-80
3.2 HS: đọc bài ở nhà và xác định được:
Clo dùng để làm gì?
Biết hóa chất điều chế clo trong phòng thí nghiệm – viết PTHH.
Biết nguyên liệu sản xuất clo trong công nghiệp – viết PTHH.
x TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP
4.1 Ổn định tổ chức & kiểm diện :KTSS
4.2 Kiểm tra miệng
Câu hỏi:
1 Clo không phản ứng với chất nào sau đây?
A. KOH B. O2 C. H2O D. Zn
2. Có thể phân biệt được nước clo và nước javen vừa điều chế bằng:
Màu vàng lục của khí clo.
Giấy quỳ tím ẩm.
Dung dịch HCl
Nước
3. Kim loại cĩ nhiều hĩa trị tác dụng với khí clo tạo ra muối clorua của kim loại cĩ hĩa trị:
. cao nhất
thấp nhất
tùy trường hợp
A+B+C sai
Trả lời:
GV: gọi 2 HS cùng làm bài.
HS: chọn 1 – B ; 2 – A ; 3 - A
GV: gọi 1 HS nhận xét và sau đó sửa sai nếu có, kết luận chấm điểm cho 2 HS.
4.3 Tiến trình bài học
HOẠT ĐỢNG 1: (10 phút)
III. Ứng dụng của clo
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: ứng dụng của clo
Kĩ năng: quan sát tranh nêu được ứng dụng clo
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp tìm tòi
Phương tiện dạy học: H3.4 Sơ đờ mợt sớ ứng dụng clo
(3) Các bước hoạt đợng:
HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
Tích hợp GD hướng nghiệp
GV:Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta có sử dụng bột giặt, thuốc tẩy làm sạch vết bẩn, ống dẫn nước bằng nhựa có ghi dòng chữ P.V.C và kể cả trong nước sinh hoạt… đều có sự hiện diện của clo. Vậy clo có ứng dụng gì?
GV: dùng kĩ thuật cơng não trong hoạt động nhĩm: kể ra các ứng dụng của clo.
HS:trả lời:
Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu, cao su…
Khử trùng nước sinh hoạt.
Điều chế nước Javen, clorua vôi (CaOCl2)
Tẩy trắng vải sợi, bột giấy…
Điều chế axit clohiđric.
Clo có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như:
Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu, cao su…
Khử trùng nước sinh hoạt.
Điều chế nước Javen, clorua vôi (CaOCl2)
Tẩy trắng vải sợi, bột giấy…
Điều chế axit clohiđric.
HOẠT ĐỢNG 2: (15phút)
IV. Điều chế khí clo
(1) Mục tiêu:
Kiến thức: điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
Kĩ năng: quan sát tranh và phân tích được quy trình điều chế clo.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
Phương pháp: vấn đáp tìm tòi
Phương tiện dạy học: H3.5; H3.6
(3) Các bước hoạt đợng:
HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS
NỢI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: tìm hiểu hoá chất và nguyên tắc điều chế clo trong PTN
GV: trong tự nhiên clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất, vì vậy muốn có khí clo người ta phải điều chế (hoặc sản xuất) clo từ những chất có chứa clo.
GV: điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp khác nhau ở điểm nào?
GV: đưa H3.5 SGK /79 lên bảng và yêu cầu HS quan sát, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
+ Hóa chất điều chế clo là gì?
+ Thu khí clo vào bình bằng phương pháp gì? Tại sao?
+ Bình chứa dd H2SO4 đặc có tác dụng gì trong quá trình thu khí clo?
+ Bông tẩm xút ở bình thu khí clo có tác dụng gì?
+ Tại sao phải cho dd HCl từ từ tiếp xúc với MnO2? (thay vì cho vào 1 lần)
+ Ngoài sản phẩm là khí clo, còn có chất mới nào khác nữa không? Viết PTHH.
HS:trả lời:
+ Hóa chất điều chế clo là MnO2 và dd axit HCl.
+ Thu khí clo bằng phương pháp đẩy không khí vì clo nặng hơn không khí gấp 2,5 lần
+ Bình chứa dd H2SO4 đặc có tác dụng làm khô khí clo.
+ Bông tẩm xút ở bình thu khí clo có tác dụng để khử khí clo còn dư sau khi làm thí nghiệm
+Phải cho dd HCl từ từ tiếp xúc với MnO2: hạn chế lượng sinh ra clo dư gây độc hại.
PTHH:
MnO2+4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Đen vàng lục
GV:ngoài ra ta cũng có thể thay MnO2 bằng chất KMnO4
Bước 2: tìm hiểu điều chế clo trong CN
GV:em hãy cho biết phương pháp sản xuất NaOH và nguyên liệu sản xuất là gì? Viết PTHH xảy ra.
HS: - Phương pháp: điện phân dung dịch muối ăn bão hòa có màng ngăn xốp
- Nguyên liệu:muối ăn và nước.
- PTHH:
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
GV:gọi 1 HS nhận xét và kết luận.
GV: giới thiệu:đây cũng là phương pháp sản xuất khí clo trong công nghiệp
GV: các em quan sát H3.6 sau:ở đây khí clo được điều chế bằng thiết bị thùng điện phân: khí clo thu được ở cực dương, khí hiđrô thu được ở cực âm và dd NaOH được đưa ra từ đáy thùng.
GV: ở nước ta có những nhà máy nào sản xuất khí clo?
HS; nhà máy hóa chất Việt Trì, nhà máy giấy Bãi Bằng…
1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm:
- Hóa chất: mangan đioxit (hoặc kali pemanganat- KMnO4) và dung dịch axit HCl.
- PTHH:
MnO2+4HCl MnCl2+Cl2 + 2H2O
Đen vàng lục
2. Điều chế Clo trong công nghiệp:
- Phương pháp: điện phân dung dịch muối ăn bão hòa có màng ngăn xốp
- Nguyên liệu:muối ăn và nước.
- PTHH:
2NaCl+ 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
y TỞNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
5.1 Tởng kết
- Gv:”dùng kĩ thuật biết ba” đặt vấn đề với HS: Em hãy nêu ra 3 vấn đề mà em cho là quan trọng trong nội dung tiết học hơm nay
- Gọi HS đọc nội dung tóm tắt SGK /80
- Phát phiếu học tập cho HS:
Phiếu học tập:
Câu 1: Những cặp hóa chất nào sau đây dùng điều chế clo trong phòng thí nghiệm?
A. HCl, MnCl2 B. HCl, MnO2
C. HCl, K2MnO4 D. NaCl, H2O
Câu 2: Để điều chế clo trong công nghiệp người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho KMnO4 + dd HCl B. cho MnO2 + ddHCl
C. Điện phân có màng ngăn dd NaCl D. điện phân dd NaCl không có màng ngăn
Câu 3: Để làm khô khí clo người ta dẫn khí clo qua bình đựng hóa chất nào sau đây?
A. CaO B. H2SO4 đ C. NaOH D. A hoặc B
Đáp án:
1.D – 2.C – 3.D
5.2 Hướng dẫn học tập:
Đới với bài học ở tiết học này:
- Học bài:ứng dụng và điều chế clo.(tĩm tắt bằng BĐTD- tt ở bài học trước)
- Làm bài tập:7" 11 SGK/ 81
Đới với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Đọc bài 27:”Cacbon” SGK / 82 trả lời các nội dung sau:
Các dạng thù hình của cacbon
Tính chất vật lý quan trọng của cacbon
Tính chất hóa học của cacbon
PHỤ LỤC
1.Sơ đờ ứng dụng clo
2. Sơ đờ thùng điện phân dd muới ăn để điều chế clo
3. điều chế clo trong phòng thí nghiệm
4.Phiếu học tập: sử dụng phần tởng kết
Câu 1: Những cặp hóa chất nào sau đây dùng điều chế clo trong phòng thí nghiệm?
A. HCl, MnCl2 B. HCl, MnO2
C. HCl, K2MnO4 D. NaCl, H2O
Câu 2: Để điều chế clo trong công nghiệp người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho KMnO4 + dd HCl B. cho MnO2 + ddHCl
C. Điện phân có màng ngăn dd NaCl D. điện phân dd NaCl không có màng ngăn
Câu 3: Để làm khô khí clo người ta dẫn khí clo qua bình đựng hóa chất nào sau đây?
A. CaO B. H2SO4 đ C. NaOH D. A hoặc B
File đính kèm:
- Tiet 32 Clo tt.docx