I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết được
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính. Hoạt động nhất là cacbon vô định hình.
- Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.
- Tính chất hóa học của cacbon: Mang đầy đủ tính chất hóa học của phi kim
- Một số ứng dụng của cacbon.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 32: cac bon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/12/2013 Ngày dạy : 23/12/2013
Tiết 32: CAC BON
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết được
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính. Hoạt động nhất là cacbon vô định hình.
- Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.
- Tính chất hóa học của cacbon: Mang đầy đủ tính chất hóa học của phi kim
- Một số ứng dụng của cacbon.
2.Kỹ năng:
- Biết suy luận từ tính chất của phi kim để dự đoán tính chất hóa học của cacbon
- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ.
- Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, phễu, bông.
- Hóa chất: Than gỗ, CuO, bột than, mực đen.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu cách điều chế clo trong PTN ? Viết PTHH ?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Các dạng thù hình của cacbon
GV: Giới thiệu nguyên tố cacbon và các dạng thù hình
VD: Nguyên tố O2 có 2 dạng thù hình: O2 và O3
? Hãy nêu tính chất vật lý các dạng thù của cacbon?
GV: trong bài học này chúng ta chỉ xét tính chất của cacbon vô định hình
1. Dạng thù hình là gì:
- Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất nhau do cùng một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Kim cương
- Than gỗ
- Than vô định hình
Hoạt động 2: Tính chất của cacbon
GV: hướng dẫn Hs làm thí nghiệm theo nhóm:
- Cho mực đen chảy qua bột than gỗ.
? Nêu nhận xét hiện tượng và viết PTHH?
GV: Bằng nhiều thí nghiệm chứng minh : Than gỗ có tính hấp phụ
GV: Giới thiệu về tác dụng của than hoạt tính
GV: Thông báo cacbon có tính chất của phi kim
? Hãy viết các PTHH minh họa?
GV: Làm thí nghiệm CuO tác dụng với bột than.
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
? Viết PTHH minh họa?
GV: ở nhiệt độ cao C còn khử được nhiều oxit kim loại khác
Bài tập: Viết PTHH khi cho C khử các oxit sau ở nhiệt độ cao: Fe3O4, PbO, Fe2O3
1. Tính hấp phụ:
- Than gỗ có tính hấp phụ những chất màu trong dung dịch.
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với oxi:
C (r) + O2 (k) t CO2 (k)
b. Tác dụng với oxit của một số kim loại:
2CuO + C t 2Cu + CO2
Hoạt động 3: ứng dụng của cacbon
? Hãy nêu ứng dụng của cacbon ?
- Làm đồ trang sức.
- Làm nguyên liệu, nhiên liệu trong công nghiệp…
- Làm chất khử
IV. Củng cố luyện tập:
1. Nhắc lại những nội dung chính của bài.
2. Hãy nêu tính chất vật lý của cacbon ? Viết PTHH minh họa ?
Ngày soạn : 21/12/2013 Ngày dạy : 25/12/2013
Tiết 33: CÁC OXIT CỦA CACBON
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết được
- Những tính chất vật lý, tính chất hóa học của các oxit của cacbon bao gồm: CO, CO2
- So sánh được những điểm giống và khác nhau của các oxit phi kim đó.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, ống hút, .
Hóa chất: Than gỗ, CuO, bột than, NaOH
III. Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu tính chất hóa học của cacbon. Viết PTHH minh họa?
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Cacbon oxit
GV: nêu CTPT, NTK của cacbon oxit.Thông báo tính chất vật lý của cacbon oxit.
? Nhắc lại có mấy loại oxit?
? Như thế nào là oxit trung tính?
CO khử được nhiều oxit kim loại
? Hãy viết PTHH minh họa?
? Hãy nêu ứng dụng của CO
1. Tính chất vật lý:
- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc.
2. Tính chất hóa học:
a. CO là oxit trung tính:
- CO không phản ứng với nước , kiềm và axit.
b. CO là chất khử:
CO (k) + CuO (r) t Cu (r) + CO2 (k)
CO (k) + FeO (r) t Fe (r) + CO2 (k)
CO (k) + O2 (k) t 2CO2 (k)
3. ứng dụng:
- CO làm nguyên liệu, làm chất khử…
Hoạt động 2: Cacbonđioxit
GV: Hãy nêu CTPT, PTK của Cacbonđioxit?
? Hãy nêu những tính chất vật lý của CO2
GV: Làm thí nghiệm
- Cho CO2 tác dụng với nước
? Nêu hiện tượng quan sát được?
? Kết luận và viết PTHH?
GV: Đây là phản ứng thuận nghịch
? Hãy lấy VD viết PTHH?
? Hãy nêu những ứng dụng của CO2 mà em biết?
1. Tính chất vật lý:
- Không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với nước:
CO2 (k) + H2O (l) H2CO3 (dd)
b. Tác dụng với dd bazơ:
2CO2 (k)+NaOH (dd) Na2CO3 (dd)+H2O (l)
CO2 (k) + NaOH (dd) NaHCO3 (dd)
c. Tác dụng với oxit bazơ:
CO2 (k) + CaO (dd) t CaCO3 (r )
Kết luận : CO2 có những tính chất hóa học của oxit axit.
3. ứng dụng:
- làm ga trong nước giải khát…
IV. Củng cố luyện tập:
1. Đọc bài đọc thêm?
2. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau của CO và CO2
3. Làm bài tập 1,2 SGK
File đính kèm:
- Giao an tuan 19.doc