Bài giảng Tiết 33- Bài 29: các loại hoa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 Phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và lưỡng tính.

 Phân biệt được 2 cách sắp xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.

2. Kỹ năng:

 Quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33- Bài 29: các loại hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/12/2012 Ngày giảng: 14/12/2012 Tiết 33- Bài 29: CÁC LOẠI HOA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và lưỡng tính. Phân biệt được 2 cách sắp xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm. 2. Kỹ năng: Quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật. II. CHUẨN BỊ: - Một số mẫu hoa đơn tính và lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về hoa. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Tổ chức: 6A 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2,3 ở vở bài tập. GV yêu cầu hs chia hoa thành 2 nhóm. GV yêu cầu các nhóm thảo luận. GV yêu cầu HS hoàn thiện cột 4. ? Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa?Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? Cho VD. HS quan sát các hoa của nhóm hoàn thành cột 1, 2,3 trong bảng ở vở bài tập. Hs tự phân chia hoa thành 2 nhóm , viết ra giấy. HS thảo luận, hoàn thành bài tập điền từ., hoàn thành bảng. * Kết luận: Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa, chia hoa thành: - Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhụy. VD: Hoa cải, hoa bưởi, hoa táo tây... - Hoa đơn tính: Là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy. VD: Hoa dưa chuột, hoa bí... + Hoa chỉ có nhị: Hoa đực + Hoa chỉ có nhụy: Hoa cái. Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi. ? Dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây, chia hoa thành những nhóm nào? Cho VD. GV bổ sung. ? Những hoa nhỏ mọc thành cụm có ý nghĩa gì đối với sâu bọ và sự thụ phấn của hoa? HS đọc Sgk quan sát H29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm * Kết luận: Có hai cách mọc hoa: - Mọc đơn độc: Hoa hồng, hoa cây tra làm chiếu... - Mọc thành cụm: Hoa ngâu, hoa huệ, hoa cải... Thu hút sự chú ý của sâu bọ tới hút mật, tạo điều kiện cho sự thụ phấn cho cây. 4.Tổng kết đánh giá: - Học sinh đọc kết luận cuối bài. ? Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Cho VD. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị giờ sau: Ôn lại các bài học từ đầu năm. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Ngày soạn: 11/12/2012 Ngày giảng: ..../12/2012 Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức của tế bào thực vật, rễ, thân, lá của cây xanh. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tư duy, nhớ lại kiến thức có hệ thống. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quý thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Kiến thức, câu hỏi ôn tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại chương I, II, III, IV. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Tổ chức: 6A 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo tế bào thực vật. Sự lớn lên và phân chia tế bào Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV treo tranh: Cấu tạo tế bào thực vật. Nêu câu hỏi: ? Nêu cấu tạo tế bào thực vật? ? Cho biết kích thước, hình dạng của các loại tế bào? ? Tế bào lớn lên và phân chia như thế nào? ? Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với cây? ? Mô là gì? Có mấy loại mô? ? Tế bào ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? HS quan sát lại tranh và trả lời câu hỏi. * Yêu cầu: - Cấu tạo ( như hình vẽ) - Kích thước: Đa dạng - Hình dạng: đa dạng Sinh trưởng Phân chia - Tb non ---à Tb trưởng thành -à Tb non mới. - Tb phân chia gồm 2 giai đoạn: Nhân phân chia. Chất Tb phân chia. - Tb lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển. - Mô là nhóm Tb có nhiều hình dạng, cấu tạo giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng riêng. Có 4 loại mô: mô phân sinh, mô mềm, mô nâng đỡ, mô dân truyền. Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức về rễ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV treo tranh về cấu tạo rễ, các loại rễ… nêu các câu hỏi để hs nhớ lại kiến thức. ? Có mấy loại rễ? Nêu đặc điểm của mỗi loại?Vd. ? Có mấy loại rễ biến dạng? Nêu đặc điểm mỗi loại, ví dụ? ? Nêu các miền của rễ và chức năng chính của từng miền (g v treo bảng) ? Rễ có chức năng chính là gì? ? Nước và muối khoáng được rễ hút lên nhờ bộ phận nào? ? Nêu con đường dẫn truyền nước và muối khoáng? HS quan sát lại hình vẽ, nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. Tiểu kết: 1. Hình thái và cấu tạo: Rễ cọc Rễ củ ( Rễ cái, rễ con: bưởi, nhãn…) Rễ móc Rễ biến dạng Rễ chùm (rễ con: Rễ thở hành, rau cải..) Rễ giác mút 2. Các miền của rễ: Bảng Sgk. 3. Các hoạt động, chức năng của rễ: * Hút nước và muối khoáng - chủ yếu nhờ lông hút. - Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ -> vỏ -> mạch gỗ -> các bộ phận của cây. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thân Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên treo tranh và đặt câu hỏi. ? Thân cây gồm những bộ phận nào? ? Có mấy loại thân? Nêu đặc điểm và lấy ví dụ? ? Có mấy loại thân biến dạng? Đặc điểm của từng loại và chức năng đối với cây? Lấy ví dụ? Thân to ra do đâu? Thân dài ra do đâu? Nêu cấu tạo trong thân non: ? Nước và muối khoáng vận chuyển nhờ cơ quan nào trong thân? ? Chất hữu cơ vận chuyển nhờ cơ quan nào? HS quan sát lại hình vẽ, nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. - Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách ( chồi hoa và chồi lá) * Thân có 3 loại: - Thân đứng: + Thân gỗ: Bưởi, ổi… + Thân cột: Dừa, cau… + Thân cỏ: đậu, rau cải… - Thân leo: Thân quấn, tua cuốn, tay móc… - Thân bò: rau má.. * Thân biến dạng: Bảng Sgk. 2. Sự sinh trưởng của thân, cấu tạo trong của thân: Hoạt động 4: Tìm hiểu về lá Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giáo viên treo tranh về lá và các loại lá. Hỏi về đặc điểm bên ngoài của lá. ? Lá gồm những phần nào? ? Có mấy loại lá? ? Có những kiểu xếp lá nào? ? Có những loại lá biến dạng nào? ? Chức năng của các loại lá biến dạng? ? Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng các phần của phiến lá? ? Biểu bì có cấu tạo và chức năng ntn? ? Lỗ khí có đặc điểm và chức năng gì? ? Thịt lá và gân lá có đặc điểm và chức năng gì? ? Quang hợp là gì? Nêu vai trò của quang hợp ? Cây hô hấp thế nào?Thoát hơi nước qua đâu?Chức năng? Hs trả lời: 1. Đặc điểm bên ngoài của lá: - Lá gồm: Cuống lá, phiến lá và gân nằm trên phiến. + Phiến lá màu xanh lục, dạng bản dẹt là phần rộng nhất của lá. - Có 2 loại lá: Lá đơn, lá kép. - 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, mọc đối, mọc vòng. - Lá biến dạng: Tua cuốn, tay móc, gai, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi. 2. Cấu tạo trong của phiến lá: Gồm: - Biểu bì: Là lớp TB trong suốt, xếp sát nhau, có vách phía ngoài dày -> Bảo vệ và cho ánh sáng chiếu vào. Lỗ khí: Trao đổi khí và thoát hơi nước. - Thịt lá: Quang hợp, dự trữ và trao đổi khí. - Gân lá: Vận chuyển các chất. 3. Các hoạt động, chức năng của lá: - Quang hợp - Hô hấp - Thoát hơi nước 4.Tổng kết đánh giá: - Kiểm tra đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên đưa thêm 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập. Chuẩn bị giờ sau: Chuẩn bị thi học kì ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Tổ trưởng duyệt

File đính kèm:

  • docsinh 6 33-35.doc