. Mục tiêu:
- Củng cố phương pháp lập phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng.
- Rèn luyện kỹ năng lập phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng. từ phương trình tham số có thể suy ra pt tổng quát của đường thẳng, từ pt đoạn chắn có thể suy ra pt tổng quát của đường thẳng và ngược lại.
- Giúp hs phát triển khả năng tư duy, suy luận logic, biết cách tìm ra lời giải cho bài toán và trình bày một cách chính xác khoa học.
7 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33: Câu hỏi và bài tập về phương trình đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/4/2008
Ngày giảng: 08/4/2008
Lớp dạy: 10A9 trường THPT Tân Trào
tiết 33
câu hỏi và bài tập về phương trình đường thẳng
I. Mục tiêu:
- Củng cố phương pháp lập phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng.
- Rèn luyện kỹ năng lập phương trình tham số, phương trình tổng quát của đường thẳng. từ phương trình tham số có thể suy ra pt tổng quát của đường thẳng, từ pt đoạn chắn có thể suy ra pt tổng quát của đường thẳng và ngược lại.
- Giúp hs phát triển khả năng tư duy, suy luận logic, biết cách tìm ra lời giải cho bài toán và trình bày một cách chính xác khoa học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, phiếu học tập(giấy trong), máy chiếu hắt, máy chiếu projector.
2. Học sinh: học và làm bài tập trước từ nhà.
III. Tiến trình tiết học.
1.Các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- kiểm tra bài cũ:
* Hoạt động 2:
-Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách giáo khoa.
* Hoạt động 3:
- HS hoạt động làm việc theo nhóm nhỏ.
* Hoạt động 4:
- Củng cố bài, giao bài tập về nhà.
2.Bài mới.
-Hoạt động 1. kiểm tra bài cũ. (10 phút)
Hoạt động GV-HS
Hội dung
GV: Kiểm tra bài cũ
- Một em cho biết các dạng PT đường thẳng đã được học?
- Em hãy nêu phương pháp lập PTTS, PTTQ của đường thẳng?
HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
GV: Sử dụng máy chiếu projector trình chiếu nội dung, phương pháp lập phương trình đường thẳng.
HS: Chú ý theo dõi
I) Phương trình của đường thẳng.
O
y
x
M0 (x0, y0)
PTTS:
PTCT:
M0 (x0, y0)
O
y
x
Cách tìm PTTQ:
*) a(x- x0)+b(y- y0) = 0
*) y - y0 = k( x- x0)
*) Lưu ý: -Nếu có hệ số góc là k thì có = (1;k)
- Phương trình đường thẳng theo đoạn chắn: , ()
-Hoạt động 2.(khoảng 10 phút)
Hoạt động GV- HS
Hội dung
GV: Yêu cầu HS nêu hướng giải bài số 2.
HS: Dựa vào hệ số góc tìm vectơ chỉ phương của đường thẳng => vectơ pháp tuyến => phương trình cần lập.
GV: Yêu cầu HS nêu rõ các cách lập phương trình tổng quát trong ý a)
HS: Có thể trình bầy.
II. Bài tập
Bài 2:(sgk-80)
a) có hệ số góc k = -3 = (1;-3)
mặt qua M(-5;-8) nên PTTS là:
khử tham số t ta được PTTQ của là
3x + y + 23 = 0
*Lưu ý:
- Có thể dùng công thức y - yo = k(x - xo) để lập PTTQ của .
- Từ = (1;-3) = (3;1) PTTQ của theo CT: a(x - xo) + b(y - yo)= 0
b) Có = (-3;2) = (2;3) PTTQ của là: 2x + 3y – 7 = 0.
-Hoạt động 3.(thời gian 10 đến 15phút)
Hoạt động GV- HS
Nội dung
GV: chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, hoạt động làm tập theo nhóm
-thời gian 10 đến 15phút
-Giao phiếu học tập cho 4 nhóm, ( bằng giấy bóng trong)
HS: Thảo luận nhóm, tìm kết quả đúng.
GV: Hướng dẫn các nhóm giải bài
-Xác định của , , ? => pttq của AB, BC, CA?
- Xác định vectơ pháp tuyến của đường thẳng AH ?
- Xác định toạ độ trung điểm M của BC ? => vectơ chỉ phương của AM ? => vtpt của AM ? => pttq của AM ?
HS: -Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm.
GV: Sử dụng máy chiếu hắt, chiếu nội dung kết quả của hs.
HS: Sửa sai.
GV: Em có nhận xét gì về tam giác ABC này ?
HS: có AH AM
Bài 3: ( sgk-80)
Ta có A(1;4), B(3;-1), C(6;2)
a) đường thẳng AB có = = (2;-5) = (5;2)PTTQ AB: 5x + 2y – 13 = 0
+) Tương tự ta tìm được PTTQ của
BC: x – y – 4 = 0
CA: 2x + 5y – 22 = 0
b) Ta có AH BC = (3;3) là vectơ pháp tuyến của đường thẳng AH PTTQ của AH là: x + y – 5 = 0.
*) Ta có toạ độ trung điểm M của BC là M(;) AM có = = (;) = (1;1) PTTQ AM : x + y – 5 = 0.
*) Nhận xét: ABC này có AH AM ABC cân đỉnh A.
-Hoạt động 4-củng cố bài ( thời gian 5 phút)
GV: Phương pháp lập phương trình đường thẳng:
-Xác định vectơ chỉ phương hoặc vectơ pháp tuyến của đường thẳng.
-Tìm một điểm thuộc đường thẳng đó.
-Viết phương trình đường thẳng theo các công thức đã học.
3. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (thời gian 5 phút)
-Hoàn thành tiếp các bài tập sgk.
-BTVN làm thêm: Lập phương trình ba đường trung trực của một tam giác có trung điểm các cạnh lần lượt là: M(-1;0); N(4;1);P(2;4)
phiếu học tập
(nhóm 1 và nhóm 4)
Cho ABC có A(1;4), B(3;-1), C(6;2)
1. Phương trình tổng quát của CA là:
a. 5x + 2y – 22 =0
b. 2x + 5y – 22 = 0
c. 2x – 5y – 22 = 0
2. Phương trình tham số của trung tuyến AM là:
a. ; b. ; c.
phiếu học tập
(nhóm 2)
Cho ABC có A(1;4), B(3;-1), C(6;2)
1. Phương trình tổng quát của AB là:
a. 5x + 2y – 13 = 0
b. 2x + 5y + 13 = 0
c. 5x – 2y + 13 = 0
2. Phương trình tổng quát của trung tuyến AM là:
a. x + y + 5 = 0
b. x - y – 5 = 0
c. x + y – 5 = 0
phiếu học tập
(nhóm 3)
Cho ABC có A(1;4), B(3;-1), C(6;2)
1. Phương trình tổng quát của BC là:
a. x – y + 4 = 0
b. x + y – 4 = 0
c. x – y – 4 = 0
2. Phương trình tổng quát của đường cao AH là:
a. x + y – 5 = 0
b. x + y + 5 = 0
c. x – y – 5 = 0
File đính kèm:
- giao an bt hinh tiet 33 cb.doc