Bài giảng Tiết 37 – bài 24 : tính chất của oxi hóa

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Học sinh năm được các tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi ở điều kiện bình thường.

 - Nắm được tính chất hoá học của oxi thấy oxi là một đơn chất hoạt động hoá học mạnh đặc biệt là ở nhiệt độ cao.

 

doc85 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 37 – bài 24 : tính chất của oxi hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 2008 Tiết 37 – Bài 24 : Tính chất của oxi a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh năm được các tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi ở điều kiện bình thường. - Nắm được tính chất hoá học của oxi thấy oxi là một đơn chất hoạt động hoá học mạnh đặc biệt là ở nhiệt độ cao. 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và kĩ năng phát hiện ở học sinh. 3. Giáo dục tưởng tình cảm - Tạo sự yêu thích học tập bộ môn. ii. chuẩn bị 1. thầy - Hoá chất: Khí oxi, phốt pho đỏ, lưu huỳnh,dây sắt nhỏ. - Dụng cụ: Đèn cồn, thìa đốt 2. trò - Chuẩn bị trước nội dung bài mới b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra) ii. dạy bài mới 1. Vào bài - Quá trình hô hấp của con người, sinh vật cần oxi , những hiểu biết về oxi giúp ta hiểu hơn rất nhiều vấn đề trong cuộc sống và sản xuất. 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi GV ? GV ? HS ? ? ? ? ? ? Yêu cầu học sinh quan sát lọ đựng khí oxi, Nhận xét trạng thái, màu sắc của khí oxi ? Nhóm học sinh thảo luận trả lời: Để biết tính chất hoá học oxi ta làm thí nghiệm cho oxi tác dụng với S, P Nêu cách tiến hành thí nghiệm ? Học sinh làm thí nghiệm Nêu hiện tượng quan sát được ? Kết luận khả năng phản ứng của oxi và S Nêu các bước tiến hành thí nghiệm ? Nêu hiện tượng quan sát được khi cho P và bình đựng khí oxi Hiện tượng nào chứng tỏ oxi đã tác dụng với photpho ? Khí (sản phẩm) thu được là P2O5 hãy viết phương trình hoá học sinh hoạ ? 1.Tính chất vật lí của oxi (10’) Oxi là một chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, năng hơn không khí. Hoá lỏng ở nhiệt độ – 1830C 2. Tính chất hoá học (30’) 2.1 Tác dụng với phi kim. a. Tác dụng với S tạo ra khí Sunfurơ * Thí nghiệm: * Kết luận: O2 (k) + S (r) SO2 (k) Khí sunfurơ b. Tác dụng với P tạo ra điphotpho pentaoxit * Thí nghiệm: * Kết luận: 4P (r) + 5O2 (k) 2P2O5 (r) điphotpho pentaoxit * Củng cố - Em có nhận xét gì về khả năng tác dụng của oxi với phi kim ? - Biết oxi phản ứng với H2, C như S, P hãy viết phương trình phản ứng minh hoạ + O2 (k) + 2H2 (k) 2H2O (l) + C (r) + O2(k) CO2 (k) III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ( 5’) - Học bài theo kết luận SGK - Làm bài tập 2, 3, 4/84/SGK - Đọc tìm hiểu trước nội dung bài Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 38 – Bài 24 : Tính chất của oxi (Tiếp) a. phần chuẩn bị (Như tiết 37) b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ ( 5’ ) 1. Câu hỏi: - Nêu tính chất vật lí của oxi ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất oxi tác dụng với phi kim 2. Đáp án - Tính chất vật lí: Oxi là một chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, năng hơn không khí. - Hoá lỏng ở nhiệt độ – 1830C * Phản ứng của oxi với phi kim: + O2 (k) + S (r) SO2 (k) Khí sunfurơ + 4P (r) + 5O2 (k) 2P2O5 (r) điphotpho pentaoxit ii. dạy bài mới 1. Vào bài - Tiếp tục nghiên cứu tính chất hoá học của oxi 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi GV ? GV ? GV GV GV ? ? ? ? Giới thiệu dụng cụ hoá chất và cách tiến hành thí nghiệm Nêu hiện tượng quan sát được Dấu hiệu nào chứng tỏ đã có phản ứng sảy ra giữa sắt và oxi Chất màu nâu sinh ra là Fe3O4 (Oxit sắt từ). Hãy viết phương trình hoá học minh hoạ Giải thích Fe3O4 là hỗn hợp của Fe2O3 và FeO Oxi tác dụng với đơn chất kim loại và phi kim vậy có tắc dụng với hợp chất không ? Gợi mở vốn hiểu biết của học sinh qua việc sử dụng ga để nấu ăn trong sinh hoạt Mô tả thí nghiệm Viết phương trình hoá học minh hoạ Qua việc nghiên cứu tính chất của oxi em có nhận xét gì về tính chất, khả năng phản ứng hoá học của oxi ? Yêu cầu 2 học sinh đọc kết luận SGK Đọc tóm tắt đề bài Viết phương trình phản ứng hoá học sảy ra Hướng dẫn Tính số mol P, O2 So sánh tỉ lệ số mol P, O2 theo bài ra và theo phương rình hoá học à chất nào dư và dư bao nhiêu 2.2 Tác dụng với kim loại (15’) * Thí nghiệm * Kết luận: Sắt tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4) 3Fe (r) + 2O2 (k) Fe3O4 (r) Oxit sắt từ 2.3 Tác dụng với hợp chất (15’) * Thí nghiệm: * Kết luận: Oxi tác dụng với hợp chất mêtan tạo ra khí cacbonic và nước 2O2 (k) + CH2 (k) CO2 (k) + 2H2O (l) 4. Kết luận (3’) SGK 5. Vận dụng (5’) Bài tập 4/84/SGK 4P (r) + 5O2 (k) 2P2O5 (r) nP ? nO = ? III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (3 ’) - Học bài theo kết luận SGK - Làm bài tập 5, 6 /84/SGK - Đọc tìm hiểu trước nội dung bài: Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp – ứng dụng của O2 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 39 – Bài 25 : Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được sự oxi hoá một chất là sự tác dụng của chất đó với oxi. - Biết được phản ứng hoá hợp và ứng dụng của oxi. 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng viết công thức hoá học và viết phương trình hoá học 3. Giáo dục tưởng tình cảm - ý thức bảo vệ dụng cụ lao động ii. chuẩn bị 1. thầy - Chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ, phấn màu. 2. trò - Học bài cũ chuẩn bị nội dung bài mới b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ ( 6’ ) 1. Câu hỏi: Nêu tính chất hoá học của oxi ? Viết phương trình hoá học minh hoạ ? 2. Đáp án - Tính chất hoá học của oxi *. Tác dụng với S tạo ra khí Sunfurơ O2 (k) + S (r) SO2 (k) Khí sunfurơ *. Tác dụng với P tạo ra điphotpho pentaoxit 4P (r) + 5O2 (k) à2P2O5 (r) điphotpho pentaoxit *. Tác dụng với kim loại 3Fe (r) + 2O2 (k) à Fe3O4 (r) Oxit sắt từ *. Tác dụng với hợp chất 2O2 (k) + CH2 (k) à CO2 (k) + 2H2O (l) ii. dạy bài mới 1. Vào bài - Oxi hoá là gì ? Thế nào là phản ứng hoá hợp ? oxi có những ứng dụng gì? 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi GV ? GV ? ? GV ? ? GV GV ? ? ? GV Cho học sinh thảo luận trả lời 2 câu hỏi SGK Những phản ứng hoá học trên có đặc điểm gì chung ? Đó là phản ứng oxi hóa Thử nêu đinh nghĩa sự oxi hoá một chất là gì ? Lấy ví dụ một phản ứng oxi hoá ? Phát phiếu học tập như nội dung SGK Học sinh nghiên cứu, thảo luận theo nhóm và hoàn thành phiếu học tập Các phản ứng này có đặc điểm chung gì ? Các phản ứng trên gọi là phản ứng hoá hợp Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục (II) SGK Căn cứ tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi hãy dự đoán ứng dụng của oxi ? Quan sát hình 4.4 SGK và so sánh ứng dụng của oxi với dự đoán của mình Nêu ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất ? * Lưu ý: Một số trường hợp không có khả hô hấp, sự hô hấp khó, không thực hiện được thì dùng oxi lỏng, bình oxi để thở 1. Sự oxi hoá (12’) a. Ví dụ: C + O2 à CO2 Mg + O2 à MgO b. Định nghĩa: - Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hoá 2. Phản ứng hoá hợp (12’) a. Ví dụ: 2 Cu + O2 à 2CuO Mg + O2 à MgO b. Định nghĩa Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới (Sản phẩm) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. 3. ứng dụng của oxi (12’) - Oxi cần cho sự hô hấp của động vật, thực vật và con người. - Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ( 3’) - Học bài theo kết luận SGK - Làm bài tập 2, 3, 4/88/SGK - Đọc tìm hiểu trước nội dung bài: Oxit Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 40 – Bài 26 : Oxit a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh nắm được thế nào là oxit ? biết lập công thức hoá học, gọi tên và phân loại 2 oxit 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng lập công thức hoá học, gọi tên oxit 3. Giáo dục tưởng tình cảm - Giáo dục tính cẩn thận khi viết công thức hoá học - Tích cực tìm hiểu bộ môn ii. chuẩn bị 1. thầy - Phiếu học tập, bảng phụ, phấn màu 2. trò - Học bài cũ chuẩn bị trước nội dung bài mới b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ ( 6’ ) 1. Câu hỏi: - Thế nào là phản ứng oxi hoá ? phản ứng hoá hợp ? viết phương trình phản ứng minh hoạ ? 2. Đáp án *Sự oxi hoá Định nghĩa: - Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hoá Ví dụ: C + O2 à CO2 Mg + O2 à MgO * Phản ứng hoá hợp Định nghĩa Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới (Sản phẩm) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. Ví dụ: 2 Cu + O2 à 2CuO Mg + O2 à MgO ii. dạy bài mới 1. Vào bài (1’) - Chúng ta đã biết về tính chất hoá học của oxi và biết sản phẩm của phản ứng của giữa oxi và một số chất tạo ra oxit. Oxit là gì ? có mấy loại oxit chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề này trong bài hôm nay. 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi ? ? ? GV Hãy kể tên và viết 3 công thức hoá học của oxit mà em biết ? Em có nhận xét gì về thành phần các chất trên ? Qua phân tích các thành phần của oxit trên em hiểu thế nào là oxit ? Cho học sinh đọc định nghĩa SGK Nhắc lại quy tắc hoá trị với hợp chất 2 nguyên tố : Công thức của oxit có dạng như thế nào ? Làm bài tập 2/SGK Các oxit sau thuộc loại nào : CuO, MgO, ZnO, Ag2O Để gọi tên oxit người ta gọi theo quy tắc chung Gọi tên các oxit có công thức hoá học sau: Na2O, MnO, CaO Với công thức FeO, Fe2O3, gọi như thế nào ? Với các nguyên tố phi kim có nhiều hoá trị thì gọi tên như thế nào ? 1. Định nghĩa (7’) a. Ví dụ: CuO, CO2, MgO, b. Định nghĩa: SGK 2. Công thức oxit (7’) CTTQ: MxOy M là một nguyên tố hoá học có hoá trị a. a . x = II. y 3. Phân loại oxit (10’) Có 2 loại: + Oxit bazơ (Là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ VD: CuO, MgO, Fe2O3…) + Oxit axit (Là oxit của phi kim tương ứng với axit VD: CO2, SO3... 4. Cách gọi tên (10’) Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit - Kim loại có nhiều hoá trị: Tên oxit = Tên nguyên tố + Hoá trị + oxit Tên oxit = Tên nguyên tố + (Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit + (Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) SO3: Lưu huỳnh trioxit N2O3 Đinitơ trioxit P2O5 Đi photpho pentaoxit * Củng cố - Lập công thức hoá học và gọi tên các oxit sau: Fe(III), Mn(IV), S(VI), N(V) III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ( 4’) - Học bài theo kết luận SGK - Làm bài tập 2,4,5/SGK - Đọc tìm hiểu trước nội dung bài: điều chế oxi – phản ứng phân huỷ. Ngày soạn: Ngày giảng: 200 Tiết 41 – Bài 27 : Điều chế oxi – Phản ứng phân huỷ a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết phương pháp điều chế và thu khi oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Viết phản ứng minh hoạ và định nghĩa phản ứng phân huỷ các khái niệm về chất xúc tác. 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng thực hànhvà kĩ năng quan sát liên tưởng 3. Giáo dục tư tưởng tình cảm - ý thức tích cực trong học tập bộ môn. ii. chuẩn bị 1. thầy - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống nghiệm. - Hoá chât: KMnO4, KClO3, MnO2 2. trò - Học bài cũ chuẩn bị trước nội dung bài mới b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ (6’) 1. Câu hỏi - Thế nào là oxit ? có mấy loại oxit : cho ví dụ minh hoạ. 2.Đáp án - Oxit là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi. - Có 2 loại oxit. - Oxit axit là oxit của phi kim tương ứng với một axit VD: CO2, SO2… - Oxit bazơ là oxit của một kim loại tương ứng với 1 bazơ VD: CaO, Na2O, MgO… ii. dạy bài mới 1. Vào bài (1’) - Oxi có rất nhiều trong không khí, là thế nào để tách được oxi trong khí quyển , trong phòng thí nghiệm muốn có 1 lượng nhỏ oxi ta làm thế nào ? 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi GV ? GV GV GV ? ? GV GV ? ? GV ? GV Giới thiệu những loại chất thường dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm ? Chia nhóm phát dụng cụ hoá chất và hướng dẫn học sinh điều chế khí oxi. Hướng dẫn học sinh thu khí oxi. Dựa vào tính chất nào của oxi mà ta có 2 cách thu khí oxi như trên ? Đọc kết luận SGK Giới thiệu cách thu khí oxi trong C. nghiệp từ không khí. Giới thiệu quá trình điện phân nước và sản phẩm của quá trình này. Học sinh viết phương trình phản ứng minh hoạ So sánh 2 quá trình sản xuất khí oxi trong CN và trong phòng thí nghiệm ? Phát phiếu học tập cho học sinh nghiên cứu và hoàn thành Những phản ứng trên có đặc điểm gì chung ? Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng phân huỷ 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (15’) * Hoá chất: KMnO4, KClO3 * Thí nghiệm: Phương trình: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 à 2KCl + 3O2 * Kết luận: SGK 2. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp (8’) a. Từ không khí: SGK b. Từ nước: 2H2O à O2 + 2H2 3. Phản ứng phân huỷ (12’) a. Ví dụ: CaCO3 CaO + CO2 2H2O O2 + 2H2 b. Định nghĩa: SGK * Củng cố - So sánh phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp ? Lấy ví dụ minh hoạ ? III. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3’) - Về nhà học bài theo kết luận, trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập 2, 3, 4 / 94 / SGK - Đọc và chuẩn bị trước bài: Không khí – sự cháy Ngày soạn: Ngày giảng: 200 Tiết 42 – Bài 28 : KHông khí - sự cháy a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết không khí là một hỗn hợp gồm nhiều chất khí, biết thành phần phần trăm về thể tích các khí trong không khí. - Biết và phân biệt được sự cháy và sự oxi hoá chậm. - Biết điều kiện để phát sinh và dập tắt sự cháy 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích và so sánh hiện tượng 3. Giáo dục tư tưởng tình cảm - ý thức bảo vệ bầu khí quyển ii. chuẩn bị 1. thầy - Chậu thuỷ tinh đèn cồn, muố iôt, hoá chất, ống thuỷ tinh có chia 6 vạch * Hoá chất: Phôt pho đỏ 2. trò - Học bài cũ chuẩn bị nội dung bài mới b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ (5’) 1. Câu hỏi - Các chất nào dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? cho ví dụ, viết phương trình phản ứng minh hoạ 2.Đáp án * Các chất nào dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: KMnO4, KClO3 Phương trình: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 2KCl + 3O2 ii. dạy bài mới 1. Vào bài (1’) Trong không khí có những khí gì ? chúng chiếm bao nhiêu phân trăm về thể tích không khí 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi GV GV ? ? ? GV GV ? ? ? ? Làm thế nào để xác định được thể tích khí oxi trong không khí Giáo viên làm thí nghiệm Nêu hiện tượng thí nghiệm Chất gì trong ống nghiệm đã tác dụng với P tạo ra điphotphot pentaoxit, khói này tan dần trong nước. Mực nước dâng lên vạch 2 trong ống thuỷ tinh. Vậy có thể xác định được thể tích oxi trong không khí được không ? vì sao ? Giới thiệu thể tích khí còn lại là N2 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi phần lệnh SGK Các nhóm báo cáo kết quả ? Ngoài oxi, nitơ trong không khí còn có chất khí nào ? Không khí bị ô nhiễm gây nên tác hại gì ? Nguyên nhân không khí bị ô nhiễm là gì ? Nêu biện pháp bảo vệ không khí tránh ô nhiễm ? I. Thành phần của không khí 1. Thí nghiệm (12’) SGK Khí Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. - Còn lại hầu hết là khí N2 2. Ngoài oxi, nitơ trong không khí còn có chất khí nào khác ? (12’) Các chất khác chiếm 1% về thể tích không khí gồm: hơi nước, các khí hiếm, CO2, CO và bụi. 3. Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm. (13’) a. Tác hại của không khí bị ô nhiễm - Nguyên nhân: + Do chất thải các nhà máy và phương tiên giao thông. + ý thức của người dân chưa cao. b. Cách hạn chế không khí bị ô nhiễm * Củng cố - Với cương vị là chủ nhân tương lai của đất nước em có biện pháp gì tránh không khí khỏi bị ô nhiễm ? III. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3’) - Về nhà học bài theo kết luận, trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập 2, 3, 7 / / SGK - Đọc và chuẩn bị trước: Sự cháy và sự oxi hoá chậm Ngày soạn: Ngày giảng: 200 Tiết 43 – Bài 28 : KHông khí - sự cháy( Tiếp) a. phần chuẩn bị (như tiết 42) b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ (5’) 1. Câu hỏi - Trong không khí có những chất khí gì ? chúng chiếm thể tích là bao nhiêu - Nguyên nhân gây không khí bị ô nhiễm 2.Đáp án - Thành phần không khí: + 21% về thể tích là oxi + 78% về thể tích là khí nitơ + 1% về thể tích là các khí CO, CO2, khí hiếm, hơi nước và bụi… * Nguyên nhân: + Do chất thải các nhà máy và phương tiên giao thông. + ý thức của người dân chưa cao. ii. dạy bài mới 1. Vào bài (1’) - Sự cháy, sự oxi hoá chậm là gì ? nguyên nhân phát sinh và dập tắt sự cháy 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi ? GV ? ? ? ? GV ? Trong phản ứng của oxi với đơn chất sắt, S hay với hợp chất cồn có đặc điểm gì chung ? Chúng ta gọi đó là sự cháy Sự cháy là gì ? Sự cháy của một chất trong oxi và sự cháy trong không khí có gì giống và khác nhau ? Tại sao sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn sự cháy trong không khí ? Các đồ dùng để lâu trong không khí thường có hiênh tượng gì ? Chúng ta hô hấp bằng oxi trong không khí đó là sự oxi hoá chậm Sự oxi hoá chậm là gì ? Sự cháy và sự oxi hoá chậm có gì giống và khác nhau ? Trong một số trường hợp sự oxi hoá chậm sẽ biến thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy Khi nhóm bếp củi ta phải làm gì ? Cách làm đó có tác dụng như thế nào ? Điều kiện phát sinh sự cháy là gì ? II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm 1. Sự cháy (10’) Là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng 2. Sự oxi hoá chậm (10’) - Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng 3. Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy ( 15’) * Điều kiện phát sinh sự cháy: - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy - Phải cung cấp đủ oxi cho sự cháy * Dập tắt sự cháy thực hiện 1 trong 2 biện pháp: - Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy - Cách lí chất cháy với oxi. * Củng cố - Tại sao khi dập tắt đám cháy do xăng dầu không dùng nước để dập III. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3’) - Về nhà học bài theo kết luận, trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập 4, 5, 6 / 99 / SGK - Ôn tập kiến thức toàn bộ chương IV Ngày soạn: Ngày giảng: 200 Tiết 44 – Bài 29 : Bài luyện tập 5 a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Củng cố, hệ thống hoá các khái niệm, kiến thức ở chương IV . Không khí – sự cháy 2.Kĩ năng ảỳen kĩ năng tính toán, tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học. 3. Giáo dục tư tưởng tình cảm - Tích cực học tập bộ môn. ii. chuẩn bị 1. thầy - Phiếu học tập, các bài tập cơ bản 2. trò - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức của chương b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra bài cũ (Tiến hành trong tiết) ii. dạy bài mới 1. Vào bài (1’) - Củng cố tính chất của oxi và vận dụng giải bài tập hoá học. 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi GV GV ? ? ? ? GV GV ? GV ? ? ? Phát phiếu học tập Yêu cầu học sinh đọc nội nung phiếu học tập và trả lời câu hỏi: Trình bày các kiến thức cơ bản tính chất của oxi, ứng dụng và điều chế oxi Oxit là gì ? có mấy loại oxit ? đó là những loại nào ? Thế nào là sự oxi hoá ? sự cháy ? Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy Học sinh làm theo nhóm + Các nhóm thảo luận Các nhóm cử đại diện lên bảng Các nhóm nhận xét. Giáo viên nhận xét và chấm điểm Thế nào là oxit axit, oxit bazơ ? Thế nào là sự oxi hoá ? Xác định các phản ứng có sảy ra sự oxi hoá Giáo viên nhận xét và cho điểm I. Kiến thức cần nhớ ( 15’) *Tính chất oxi + Tính chất vật lí : + Tính chất hoá học: - Tác dụng với phi kim - Tác dụng với kim loại - Tác dụng với hợp chất * Oxit - Là hợp chất của oxi với một hợp chất khác. Có 2 loại oxit: Oxit axit Oxit bazơ II. Bài tập (25’) Bài 1/100/SGK Giải: Phương trình hoá học: C + O2 à CO2 Cacbonđioxit 4P + 5O2 à 2P2O5 Điphotphopentaoxit 2H2 + O2 à 2H2O 4Al + O2 à Al2O3 Nhôm oxit Bài 3/100/SGK Giải: Oxit axit: CO2, SO2, P2O5 là oxit của phi kim tương ứng với một axit. Oxit bazơ: Na2O, MgO, Fe2O3 là oxit của kim loại tượng ứng với một bazơ Bài 7/100/SGK Giải: Các phương trình phản ứng có sảy ra sự oxi hoá: 2H2 + O2 à 2H2O Cu + O2 à CuO III. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (4’) - Về nhà ôn tập toàn bộ kiến thức của chương - Làm bài tập đã hướng dẫn và bài tập 8 / 101 / SGK - Đọc và chuẩn bị trước bài: Bài thực hành 4 Ngày soạn: Ngày giảng: 200 Tiết 45 – Bài 30 : Bài thực hành 4 a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Học sinh nắm vứng nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, củng cố tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi. 2.Kĩ năng - Kĩ năng lắp giáp dụng cụ thí nghiệm, kĩ năng thực hành, kĩ năng thu khí oxi 3. Giáo dục tư tưởng tình cảm - Tác phong nghiêm cứu khoa học - Ham thích học tập bộ môn ii. chuẩn bị 1. thầy - Dụng cụ: ống nghiệm, giá sắt, nút cao su, ống nghiệm, đèn cồn, chậu thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh. - Hoá chất: KMnO4, KClO3, S, Fe.. 2. trò - Đọc trước nội dung bài thực hành. b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i. kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ii. dạy bài mới 1. Vào bài (1’) - Củng cố kiến thức về điều chế oxi, tính chất vật lí và tính chất hoá học của oxi 2. Nội dung Hoạt động của thầy và học sinh Học sinh ghi ? GV GV GV ? ? GV Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm Nêu các bước tiến hành thí nghiệm Nhận xét, bổ sung và chú ý học sinh thực hiện các thao tác khó Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm B1. Cho một ít S vào muôi đốt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn, quan sát. B2. Đưa muôi đốt có ngọn lửa S đang cháy vào bình đựng khí oxi. Quan sát. B3. Tắt đèn cồn Chú ý học sinh: Khi đốt cháy S trong lọ đựng khí oxi phải nắp lọ lại. Tại sao cần để 1 miếng bông gòn ở miệng ống nghiệm đựng KMnO4 ? Tại sao khi dừng thí nghiệm điều chế oxi phải lấy ống dẫn khí oxi ra khỏi nước Nhận xét giờ thực hành và rút kinh nghiệm trong giờ 1. Thí nghiệm 1: Nhiệt phân KMnO4 thu khí oxi bằng cách đẩy nước. - Học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Ghi lại hiện tượng quan sát được - Rút ra nhận xét, kết luận 2. Thí nghiệm 2: Đốt S trong không khí và trong oxi - Học sinh tiến hành thí nghiệm - Quan sát. - Giải thích hiện tượng thu được 3. Trả lời câu hỏi: 4. Học sinh thu dọn dụng cụ thí nghiệm và viết báo cáo thực hành III. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (2’) - Hoàn thành báo cáo thực hành. - Ôn tập kiến thức toàn chương IV - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: Ngày giảng: 200 Tiết 46 : KIểm tra viết a. phần chuẩn bị i. mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Củng cố khắc sâu về kiến thức, tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế oxi và các kiến thức có liên quan 2.Kĩ năng Rèn kĩ năng giải các bài tập hoá học 3. Giáo dục tư tưởng tình cảm - Tính cẩn thận và trung thực của học sinh ii. chuẩn bị 1. thầy - Đề kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh, đáp án, biểu điểm 2. trò - Học bài ở nhà b. phần thể hiện khi lên lớp (45’) i.ổn định tổ chức ii. dạy bài mới Đề bài: A. Phần trắc nghiệm Câu 1: Chọn những từ thích hợp sau điền vào chỗ trống: Nguyên tố, oxi, hợp chất, oxit, hai. - Oxit là ….(1)…. Của …(2)… nguyên tố, trong đó có 1 …(3)… là ..(4)… - Tên oxit: …(5)… cộng với từ …(6)… Câu 2: Những chất nào trong những chất sau đây dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp a. Fe3O4, b. KClO3, c. KMnO4, d. CaCO3, e. KNO3, f. Không khí g. H2O B. PHần tự luận Câu 1: Điều kiện để phát sinh và dập tắt sự cháy là gì ? Câu 2: Nung nóng 50 gam CaCO3 trong không khí, sản phẩm tạo thành là CaO và CO2 a. Viết phương trình phản ứng hoá học sảy ra ? b. Tính khối lượng CaO thu được c. Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau phản ứng II. Đáp án - biểu điểm Câu 1 (1,5 điểm) 1. Hợp chất. 2. Hai. 0,5 đ 3. Nguyên tố. 4. Oxit. 0,5 đ 5. Nguyên tố. 6. Oxit 0,5 đ Câu 2: Những chất điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: KMnO4, KClO3, KNO3 (0,75 đ) Những chất điều chế oxi trong công nghiệp: Nước, không khí (0,75 đ) II. Phần tự luận Câu 1: * Điều kiện phát sinh sự cháy: - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy (0,75 đ) -

File đính kèm:

  • docHoa 8 chuan - ki II.doc
Giáo án liên quan