I/ Mục tiêu
- HS trình bày được khái niệm thoái hoá giống.
- HS hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV và vai trò trong chọn giống.
- Rèn kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức, kỹ năng tổng hợp kiến thức và kỹ năng hoạt động nhóm.
13 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37 Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Thoái hoá do tự thụ phấn
và do giao phối gần.
I/ Mục tiêu
- HS trình bày được khái niệm thoái hoá giống.
- HS hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV và vai trò trong chọn giống.
- Rèn kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức, kỹ năng tổng hợp kiến thức và kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức, lòng yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị : - Tranh H 34.3- Sgk tr 100 và các tư liệu về hiện tượng thoái hoá giống.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS quan sát H34.1; đọc < mục I.1- Tr99-SGK đ Thảo luận:
+ Tự thụ phấn và giao phối gần khác nhau cơ bản ở điểm nào?
+ Câu hỏi mục 6- SGK, Tr 99?
+ Tìm thêm ví dụ về hiện tượng thoái hoá giống?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV yêu cầu HS quan sát H34.2; đọc < mục I.2- Tr100-SGK đ Thảo luận:
+ Câu hỏi mục 6- SGK, Tr 100?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
- Yêu cầu HS thảo luận tiếp:
+ Vậy thế nào là hiện tượng thoái hoá giống?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS quan sát H34.3; đọc < mục II- Tr100-SGK đ Thảo luận:
+ Câu hỏi mục 6- SGK, Tr 100?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 3:
- Yêu cầu HS đọc < mục III - Tr101, SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục –6- SGK, Tr 101.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức chuẩn.
I/ Tìm hiểu: Hiện tượng thoái hoá giống.
1/ Hiện tượng thoái hoá giống ở những cây giao phấn.
- HS quan sát H34.1; đọc < mục I.1- Tr99-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Biểu hiện: Phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm giảm dần, nhiều cây bị chết.
2/ Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật.
- HS quan sát H34.2; đọc < mục I.2- Tr100-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
* Biểu hiện: Sinh trưởng và phát triển yếu, khă năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
đ Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, NS giảm.
II/ Tìm hiểu: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống.
- HS quan sát H34.3; đọc < mục II- Tr100-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ đã làm cho tỉ lệ gen dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ các cặp gen lặn đồng hợp gây hại tăng.
III/ Tìm hiểu: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.
- HS đọc < mục III- Tr101-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Vai trò:
+ Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
+ Phát hiện các gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
+ Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp, chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
C/ Củng cố:
- HS đọc phần kết luận- SGK, tr101.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời: + Câu 1- SGK tr101.
+ Người ta tạo dòng thuần ở cây trồng bằng cách nào?
a- Cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
b- Gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc.
c- Nuôi cấy hạt phấn để tạo cây đơn bội sau đó dùng cônsixin tác động để tạo ra cây lưỡng bội có các cặp gen đồng hợp.
d- Câu a, c đúng.
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr101.
- Đọc trước bài 34.
Tiết 38 ưu thế lai.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu được khái niệm: ưu thế lai, lai kinh tế.
- HS hiểu và trình bày được cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lý do không dùng con lai F1 để nhân giống; hiểu các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai, phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
- Rèn kỹ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức, kỹ năng giải thích hiện tượng bằng cơ sở khoa học và kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị : - Tranh H 35- Sgk tr 102.
- Tranh một số giống ĐV: Bò, lợn, dê; Kết quả của phép lai kinh tế.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : Trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV nhằm mục đích gì?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV nêu vấn đề: So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể lai F1 trong H35- SGK.
- GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt
đ Hiện tượng trên gọi là ưu thế lai.
- GV nêu câu hỏi:
+ ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV cung cấp thêm một số ví dụ để minh hoạ.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc < mục II- SGK Tr102 đ Thảo luận:
+ Câu hỏi mục 6- SGK, Tr 103?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV hỏi tiếp:
+ Muốn duy trì ưu thế lai người ta phải làm gì?
(áp dụng nhân giống vô tính trong ống nghiệm)
Hoạt động 3:
- GV giới thiệu: Người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
- Yêu cầu HS đọc < mục III.1 - Tr103, SGKđ Thảo luận:
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
+ Nêu ví dụ cụ thể?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV nên giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ.
- Yêu cầu HS đọc < mục III.2 - Tr103, SGKđ Thảo luận:
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào?
+ Nêu ví dụ cụ thể?
+ Câu hỏi mục 6- SGK, Tr 104.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV mở rộng:
+ Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước.
+ Lai bò vàng Thanh hoá với bò Hôsten
Hà Lan đ Con F1 chịu được nóng, lượng sữa tăng.
I/ Tìm hiểu: Hiện tượng ưu thế lai.
- HS quan sát H35- SGKđ Chú ý các đặc điểm về chiều cao cây, chiều dài bắp, số lượng hạt.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc < mục I- SGK Tr102 đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6- SGK, Tr 102?
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
*ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
II/ Tìm hiểu: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
- HS đọc < mục II- Tr102-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
+ Khi lai 2 dòng thuần, con lai F1 có các cặp gen ở trạng thái dị hợp đ Chỉ biểu hiện kiểu hình của gen trội.
+ Các tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội quy định.
*ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ.
III/ Tìm hiểu: Các phương pháp tạo ưu thế lai
1/ Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng.
- HS đọc < mục III.1- Tr103-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
Ví dụ: ở ngô, lúa.
* Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
2/ Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
- HS đọc < mục III.2- Tr104-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Lai kinh tế: Cho giao phối giữa 2 cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuầnkhác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
Ví dụ: SGK- Tr104.
C/ Củng cố:
- HS đọc phần kết luận- SGK, tr104.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời: + ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
+ Lai kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr104.
- Đọc trước bài 35.
Tiết 39 Các phương pháp chọn lọc.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu và trình bày được các phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu nhược của phương pháp chọn lọc này; HS hiểu và trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu nhược của phương pháp chọn lọc này so với chọn lọc hàng loạt, thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào.
- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá kiến thức; kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị : - Tranh H 36.1, 2 - Sgk tr 105, 106.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : + ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
+ Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thực hiện như thế nào?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS đọc < mục I- SGK Tr105 đ Thảo luận:
+ Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV giới thiệu 2 phương pháp chọn lọc.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc < mục II và quan sát H36.1- SGK Tr105 đ Thảo luận:
+ Thế nào là chọn lọc hàng loạt? Tiến hành như thế nào?
+ Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6- SGK, Tr 106?
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
Hoạt động 3:
- Yêu cầu HS đọc < mục III và quan sát H36.2- Tr106, SGKđ Thảo luận:
+ Thế nào là chọn lọc cá thể? Tiến hành như thế nào?
+ Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này?
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV mở rộng:
+ CL cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, nhân giống vô tính.
+ Với cây giao phấn phải CL nhiều lần.
+ Với vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau.
- GV yêu cầu HS thảo luận tiếp:
+ Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể?
I/ Tìm hiểu: Vai trò của chọn giống.
- HS đọc < mục I- SGK Tr105 đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Vai trò:
+ Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.
+ Tạo giống mới, cải tạo giống cũ.
II/ Tìm hiểu: Chọn lọc hàng loạt.
- HS đọc < mục II- Tr105-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Khái niệm : Trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
* Tiến hành: SGK- Tr 105.
* Có thể chọn lọc hàng loạt 1 lần hay chọn lọc hàng loạt 2 lần
* ưu điểm: Đơn giản, dễ làm và ít tốn kém.
* Nhược điểm: Không kiểm tra được kiểu gen, không củng cố và tích luỹ được biến dị.
III/ Tìm hiểu: Chọn lọc cá thể.
- HS đọc < mục III và quan sát H36.2- Tr106- SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Khái niệm: Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng.
* Tiến hành: SGK- Tr 107.
* ưu điểm: Kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen của mỗi cá thể, nhanh chóng đạt hiệu quả.
* Nhược điểm: Theo dõi công phu, khó áp dụng rộng rãi.
- HS thảo luận, dựa trên kiến thức ở hoạt động trên đ Yêu cầu nêu được:
+ Giống nhau: Đều chọn lựa giống tốt, chọn một lần hay nhiều lần.
+ Khác nhau: - CL cá thể: Các cá thể con được gieo riêng để đánh giá.
- CL hàng loạt: Các cá thể con cháu gieo chung.
C/ Củng cố:
- HS đọc phần kết luận- SGK, tr107.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời: +Phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Cho biết ưu nhược điểm của từng phương pháp?
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr107.
- Đọc trước bài 36.
Tiết 40 Thành tựu chọn giống ở Việt Nam.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu và trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá kiến thức; kỹ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức tìm tòi, sưu tầm tài liệu.
II/ Chuẩn bị : - HS nghiên cứu nọi dung bài 37 theo nội dung GV đã giao.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : + Phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Cho biết ưu nhược điểm của từng phương pháp?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV chia lớp thành 4 nhóm , yêu cầu:
+ Nhóm 1, 2: Hoàn thành nội dung 1 “Thành tựu chọn giống cây trồng”.
+ Nhóm 3, 4: Hoàn thành nội dung 2 “Thành tựu chọn giống vật nuôi”.
- GV gọi đại diện nhóm lên điền nội dung vào bảng đã kẻ sẵn trên bảng.
- GV đánh giá hoạt động nhóm và yêu cầu HS tổng hợp kiến thức.
- Các nhóm chuẩn bị trước nội dung ở nhà và trao đổi nhóm đ Hoàn thành nội dung GV yêu cầu.
- Các nhóm ghi nội dung vào bảng của giáo viên.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
Nội dung bảng “Thành tựu chọn giống Việt Nam”
Thành tựu
Phương pháp
Ví dụ
Chọn giống cây trồng
1. Gây đột biến nhân tạo
a. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới.
b. Phối hợp giữa lai hữu tính rồi xử lí đột biến.
c. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma biến dị hoặc đột biến xôma.
- ở lúa: Tạo giống lúa tẻ có mùi thơm như gạo tám thơm.
- Đậu tương: Sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to,vàng
- Giống luá DT10 Í Giống luá đột biến A20đ Giống lúa DT16.
- Giống táo đào vàng: Do xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có.
a. Tạo biến dị tổ hợp
b. Chọn lọc cá thể
- Giống lúa DT10 (NS cao) Í Giống luá
OM80đ Giống lúa DT17.
- Từ giốngcà chua Đài loan đ Chọn giống cà chua P375.
3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1)
- Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN 20 thích hợp với vụ đông xuân trên đất lầy thụt
- Giống ngô lai LVN10 (thuộc giống dài ngày) thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, kháng sâu.
4. Tạo giống đa bội thể
- Giống dâu Bắc ninh thể tứ bộiÍ Giống dâu lưỡng bộiđ Giống dâu số 12 có lá dầy, màu xanh đậm, NS cao.
Chọn giống vật nuôi
1. Tạo giống mới
- Giống lợn Đại bạch Í Giống lợnỉ 81
đ Giống ĐB -ỉ 81.
- Giống lợn Bơcsai Í Giống lợnỉ 81
đ Giống BS -ỉ 81.
=> Hai giống: ĐB -ỉ 81và BS -ỉ 81 lưng thẳng , bụng gọn, thịt nạc nhiều.
2. Cải tạo giống địa phương
Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống ngoại
- Giống trâu Mu raÍ Giống trâu nội
đ Giống trâu mới lấy sữa.
- Giống bò vàng VNÍ Giống bò sữa Hà lan
đ Giống bò sữa.
3. Tạo giống ưu thế lai
- Giống vịt bầu Bắc kinhÍ Vịt cỏ đ Giống vịt lớn nhanh, đẻ nhiều trứng, trứng to.
- Giống cá chép Việt Nam Í Cá chép Hunggari
4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
- Giống cá chim trắng, gà Tam hoàng, bò sữa đ Nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho NS thịt, trứng, sữa cao.
5. ứng dụng CNSH trong công tác chọn giống:
- Cấy chuyển phôi
- Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế.
- Công nghệ gen.
- Từ 1 con bò mẹ tạo được 10 đ 500
con/ năm.
- Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất.
C/ Củng cố:
- HS đọc phần kết luận- SGK, tr111.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- Yêu cầu HS trình bày các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr111.
- Đọc trước bài 38 và ôn cấu tạo hoa.
Thành tựu
Phương pháp
Ví dụ
Chọn giống cây trồng
1. Gây đột biến nhân tạo
a. Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới.
b. Phối hợp giữa lai hữu tính rồi xử lí đột biến.
c. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma biến dị hoặc đột biến xôma.
- ở lúa: Tạo giống lúa tẻ có mùi thơm như gạo tám thơm.
- Đậu tương: Sinh trưởng ngắn, chịu rét, hạt to,vàng
- Giống luá DT10 Í Giống luá đột biến A20đ Giống lúa DT16.
- Giống táo đào vàng: Do xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có. a. Tạo biến dị tổ hợp
b. Chọn lọc cá thể
- Giống lúa DT10 (NS cao) Í Giống luá
OM80đ Giống lúa DT17.
- Từ giốngcà chua Đài loan đ Chọn giống cà chua P375.
3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1)
- Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN 20 thích hợp với vụ đông xuân trên đất lầy thụt
- Giống ngô lai LVN10 (thuộc giống dài ngày) thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, kháng sâu.
4. Tạo giống đa bội thể
- Giống dâu Bắc ninh thể tứ bộiÍ Giống dâu lưỡng bộiđ Giống dâu số 12 có lá dầy, màu xanh đậm, NS cao.
Chọn giống vật nuôi
1. Tạo giống mới
- Giống lợn Đại bạch Í Giống lợnỉ 81
đ Giống ĐB -ỉ 81.
- Giống lợn Bơcsai Í Giống lợnỉ 81
đ Giống BS -ỉ 81.
=> Hai giống: ĐB -ỉ 81và BS -ỉ 81 lưng thẳng , bụng gọn, thịt nạc nhiều.
2. Cải tạo giống địa phương
Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống ngoại
- Giống trâu Mu raÍ Giống trâu nội
đ Giống trâu mới lấy sữa.
- Giống bò vàng VNÍ Giống bò sữa Hà lan
đ Giống bò sữa.
3. Tạo giống ưu thế lai
- Giống vịt bầu Bắc kinhÍ Vịt cỏ đ Giống vịt lớn nhanh, đẻ nhiều trứng, trứng to.
- Giống cá chép Việt Nam Í Cá chép Hunggari
4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội.
- Giống cá chim trắng, gà Tam hoàng, bò sữa đ Nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho NS thịt, trứng, sữa cao.
5. ứng dụng CNSH trong công tác chọn giống:
- Cấy chuyển phôi
- Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế.
- Công nghệ gen.
- Từ 1 con bò mẹ tạo được 10 đ 500
con/ năm.
- Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất.
Tiết 41 Thực hành:
Tập dượt các thao tác giao phấn.
I/ Mục tiêu
- HS nắm vững các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn.
Củng cố lí thuyết về lai giống.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho HS.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị : - Theo hướng dẫn - Sgk tr 112, 113.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : + Trong chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng những phương pháp nào? Phương pháp nào là cơ bản?
+ Câu 3- SGK tr111?
+ Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS quan sát và đọc < H38- SGK Tr112.
- GV giải thích tranh minh hoạ kỹ năng chọn cây, bông hoa, bao cách li và các dụng cụ dùng để giao phấn cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở lúa?
- GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn.
- GV lưu ý: HS có thể không nhớ tới các bước lựa chọn cây mẹ trước khi tiến hành thụ phấn.
- GV yêu cầu nhiều HS trình bày đủ 3 bước trong thao tác giao phấn.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS :
+ Trình bày được các thao tác giao phấn.
+ Phân tích nguyên nhân thành công và chưa thành công từ bài thực hành.
I/ Tìm hiểu: Các thao tác giao phấn.
- HS quan sát và đọc < H38- SGK Tr112.
- HS nghe GV giải thích và xem GV minh hoạ kỹ năng chọn cây, bông hoa, bao cách li và các dụng cụ dùng để giao phấn.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Các thao tác giao phấn: Gồm 3 bước
- Bước 1: Chọn cây mẹ.
Chỉ giữ lại một số bông, hoa phải chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay quá già, các hoa khác cắt bỏ.
- Bước 2: Khử đực ở cây mẹ
+ Cắt chéo vỏ chấu ở phía bụng đ Lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài.
+ Bao bông lúa bằng giấy bóng kính mờ và ghi rõ ngày tháng.
- Bước 3: Thụ phấn
+ Lấy phấn từ hoa đực rắc lên nhụy của hoa ở cây mẹ (Lấy kẹp đặt cả bao phấn lên đầu nhụy hoặc lắc nhẹ hoa chưa khử đựcđể phấn rơi lên đầu nhụy).
+ Bao ni lông, buộc thẻ ghi ngày tháng lai, công thức lai và tên người lai.
II/ Báo cáo thu hoạch.
- HS xem lại nôi dung vừa thực hiện.
- Phân tích nguyên nhân do:
+ Thao tác.
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Lựa chọn cây mẹ và hạt phấn.
- HS trình bày theo kiểu thuyết minh để tổng kết bài thực hành.
C/ Củng cố:
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét giờ thực hành.
- GV tuyên dương các nhóm thực hành tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt.
E/ Hướng dẫn:
- HS nghiên cứu trước bài 39.
- Sưu tầm tranh ảnh về các giống bò, lợn, gà, ngan, vịt, cá, cà chua, lúa, ngô,... có năng suất nổi tiếng ở VN và trên thế giới.
- Chuẩn bị dán tranh theo chủ đề.
Tiết 42 Thực hành: Tìm hiểu
thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
I/ Mục tiêu
- HS biết cách su tầm t liệu, biết cách trng bày t liệu theo chủ đề.
Biết cách phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ nghiên cứu t liệu.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho HS.
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II/ Chuẩn bị : - Theo hớng dẫn - Sgk tr 114.
- Kẻ bảng 39- Sgk, tr114.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra :
+ Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS:
+ Hãy sắp xếp tranh ảnh theo chủ đề: Thành tựu chọn giống vật nuôi, cây trồng.
+ Ghi nhận xét vào bảng 39- Sgk và bảng 39.1.
- GV quan sát và giúp đỡ các nhóm hoàn thành công việc.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả của các nhóm.
- GV bổ sung thêm kiến thức vào bảng 39 và bảng 39.1.
I/ Tìm hiểu: Thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Các nhóm thực hiện:
+ Một số HS dán tranh vào giấy khổ to theo lô gíc của chủ đề.
+ Một số HS chuẩn bị nội dung.
+ Nhóm thống nhất ý kiến đ Hoàn thành bảng 39- Sgk và bảng 39.1.
II/ Báo cáo thu hoạch.
- Mỗi nhóm báo cáo cần:
+ Treo tranh của nhóm.
+ Cử một đại diện thuyết minh.
+ Yêu cầu nội dung phù hợp với tranh dán.
- Các nhóm khác theo dõi và có thể đa ra các câu hỏi để nhóm trình bày trả lời, nếu không trả lời đợc thì các nhóm khác có thể trả lời thay.
Bảng 39. Các tính trạng nổi bật và hớng sử dụng một số vật nuôi.
STT
Tên giống
Hớng sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
Giống bò:
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sin
- Lấy thịt, lấy sữa.
- Có khả năng chịu nóng.
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao.
2
Giống Lợn:
- Lợn ỉ Móng Cái
- Lợn Bơc sai
- Lấy con giống, lấy thịt
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con, nhiều nạc, tăng trọng nhanh.
3
Giống gà:
- Gà rốt ri
- Gà Tam hoàng
- Lấy thịt và lấy trứng.
- Tăng trọng nhanh, đẻ nhiều trứng.
4
Giống vịt:
- Vịt Cỏ, Vịt bầu
- Vịt Supermeat
- Lấy thịt và lấy trứng.
-Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh, đẻ nhiều trứng.
5
Giống cá:
- Rô phi đơn tính, chép lai, cá chim trắng.
- Lấy thịt.
-Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh.
Bảng 39. Các tính trạng nổi bật của giống cây trồng.
STT
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Giống lúa: CR 203
CM2
BIR 352
- Ngắn ngày, năng suất cao.
- Chống chịu đợc rầy nâu.
- Không cảm quang.
2
Giống ngô: Ngô lai LVN4
Ngô lai LVN20
- Khả năng thích ứng rộng.
- Chống đổ tốt.
- Năng suất từ 8- 12 tấn/ha.
3
Giống cà chua:
Cà chua hồng lan
Cà chua P375
- Thích hợp với vùng thâm canh.
- Năng suất cao.
C/ Củng cố:
D/ Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét giờ thực hành.
- GV tuyên dơng các nhóm thực hành tốt và nhắc nhở các nhóm làm cha tốt.
E/ Hướng dẫn:
- Ôn tập toàn bộ phần di truyền và biến dị.
File đính kèm:
- Tiet 37- 42.doc