Bài giảng Tiết 39 bài 25 sự oxi hoá và Phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi

1. Kiến thức : Học sinh biết được :

+ Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác .

+ Khái niệm phản ứng hoá hợp .

+ ứng dụng của oxi trong đời sống và trong sản xuất .

2. Kỹ năng :

+ Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế .

+ Biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp .

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39 bài 25 sự oxi hoá và Phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Bài 25 Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi I, Mục tiêu : 1. Kiến thức : Học sinh biết được : + Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác . + Khái niệm phản ứng hoá hợp . + ứng dụng của oxi trong đời sống và trong sản xuất . 2. Kỹ năng : + Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế . + Biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp . 3. Thái độ : + Yêu thích môn học . + Hình thành thói quen làm việc khoa học , tỉ mỉ . II, Chuẩn bị : Của thầy : + Tranh ứng dụng của oxi . + Bảng phụ , bút dạ . Của trò : Ôn lại tính chất hoá học của oxi . III, Hoạt động dạy học : 1. ổn định trật tự lớp : Kiểm tra sĩ số : Vắng Lý do (1’) Đủ 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) HS : Trình bày tính chất hoá học của oxi . Viết phương trình phản ứng minh hoạ vào góc bảng . - Tác dụng với phi kim : S + O2 SO2 - Tác dụng với kim loại : 3 Fe + 2O2 Fe3O4 - Tác dụng với hợp chất : CH4 + 2 O2 CO2 + 2H2O GV : Nhận xét , cho điểm . GV : Để lại các phương trình phản ứng để sử dụng trong bài dạy . 3. Bài mới : * Đặt vấn đề (1’) ? Em hãy cho cô biết , các phương trình phản ứng bạn vừa viết , các chất S , Fe , CH4 than gia phản ứng có đặc điểm gì giống nhau ? HS : Đều có sự tác dụng với đơn chất oxi . GV : Đó là sự oxi hoá các chất trên . Vậy thế nào là sự oxi hoá , chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay . Tiết 39 Bài 25 Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp – ứn dụng của oxi . Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm sự oxi hoá (10’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV : Trong các phương trình phản ứng cô kiểm tra bạn đều xảy ra sự oxi hoá các chất S , Fe , CH4 . Vậy một em cho cô biết , thế nào là sự oxi hoá ? GV : Cô mời Trang . GV : Theo em , bạn Trang đã nói đúng chưa? GV : Vậy một bạn nhắc lại cho cô “Thế nào là sự oxi hoá ” ? GV : Chúng ta cùng ghi định nghĩa sự oxi hoá vào vở . GV : Cô lưu ý với chúng ta là : chất ở đây có thể là đơn chất hay hợp chất . VD : Trong bài kiểm tra này của bạn , ta thấy S và Fe đóng vai trò là các đơn chất còn CH4 là hợp chất . GV : Em hãy lấy VD một số hiện tượng có xảy ra sự oxi hoá trong đời sống hằng ngày? GV : Sắt bị gỉ chính là sự oxi hoá sắt tạo thành gỉ sắt . GV : Cô đưa thêm cho chúng ta một số hiện tượng có xảy ra sự oxi hoá trong đời sống . Chẳng hạn : nhà bạn nào đun nấu bằng bếp ga . Khi chúng ta bật bếp ga đã xảy ra sự oxi hoá chất khí butan C4H10 hay chúng ta đốt than tức là đã có sự oxi hoá cacbon thành khí cacbonic CO2 . Một bạn lên bảng viết phương trình phản ứng biểu diễn sự oxi hoá cacbon . HS : Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất . HS : Bạn Trang trả lời đúng rồi . HS : Định nghĩa lại chính xác khái niệm “Sự oxi hoá” HS : Ghi bài . HS : Sắt bị gỉ . HS : Lên bảng viết . I, Sự oxi hoá : 1. Định nghĩa : - Sự oxi hoá : là sự tác dụng của oxi với một chất khác . 2 . VD : C + O2 CO2 Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm phản ứng hoá hợp (15’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV : Bây giờ , cô phát cho mỗi em một phiếu học tập , các em làm việc độc lập hoàn thành phiếu bài tập cho cô . Cô viết đề bài lên bảng , một bạn làm bài này trên bảng cho cô . GV : Bạn nào nhận xét câu trả lời của bạn Mai . GV : Để ý theo tay bạn vết , cô thấy bạn hoàn thành phương trình phản ứng 2 chưa được . Các em có để ý bạn Mai hoàn thành phương trình phản ứng này như thế nào không ? Bạn cân bằng hệ số của Mg trước sau đó mới cân bằng hệ số của MgO . Đối với phản ứng đơn giản thì em cân bằng như thế nào cũng không sao nhưng sau này khi các em học các phản ứng phức tạp thì các em không thể cân bằng như vậy được . Các em phải nhớ khi cân bằng phương trình phản ứng trước hết nhìn số nguyên tử của mỗi nguyên tố có mặt nhiều nhất thì cân bằng trước và thứ hai là phải làm chẵn số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế , chẳng hạn : Trong phản ứng 2 này , bên trái số nguyên tử oxi là số chẵn , bên phải số nguyên tử oxi là số lẻ . Muốn cân bằng được cần phải đưa số lẻ về số chẵn . Vì vậy , trong phản ứng này em phải cân bằng hệ số của MgO trước sau đó mới cân bằng đến hệ số của Mg . GV : Mai nhớ không được cân bằng như vậy GV : Bây giờ , chúng ta quay trở lại bài 1 cảu bạn Mai . Em có nhận xét gì về số lượng chất tham gia và số lượng chất tạo thành sau phản ứng ? GV : Các phản ứng như vậy gọi là phản ứng hoá hợp . Vậy thế nào là phản ứng hoá hợp , chúng ta vào phần II . GV : Quan sát các phản ứng bài tập 1 cho cô biết “Thế nào là phản ứng hoá hợp” ? GV : Bạn nào có nhận xét về câu trả lời của bạn ? GV : Vậy bây giờ , cô đưa ra một phương trình phản ứng khác : 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe(OH)3 Em cho cô biết , phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì ? Cô gợi ý , em nhận xét cho cô số lượng chất tham gia và số lượng chất tạo thành sau phản ứng ? GV : Vậy phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì ? GV : Bây giờ , các em quan sát phản ứng này , so sánh với câu trả lời của bạn . Em có nhận xét gì , cần bổ sung gì ? Nêu định nghĩa phản ứng hoá hợp một cách chính xác cho cô ? GV : Em hãy nhận xét câu trả lời của bạn ? GV : Chốt lại : Các em học khái niệm phản ứng hoá hợp trong SGK . GV : Một bạn nhắc lại cho cô , thế nào là phản ứng hoá hợp ? GV : Cô sẽ đưa phương trình phản ứng hoá hợp tổng quát cho lớp mình . GV : Bài trước , cô đã cho lớp mình làm thí nghiệm thử tính chất hoá học của oxi với photpho , lưu huỳnh . Em nhớ lại xem khi làm thí nghiệm này chúng ta sờ tay vào đáy lọ thuỷ tinh chúng ta thấy có hiện tượng gì ? GV : Các phản ứng có sinh nhiệt trong quá trình phản ứng gọi là phản ứng toả nhiệt . GV : Em rút ra cho cô nhận xét “Thế nào là phản ứng toả nhiệt ” ? GV : Em có nhận xét gì về câu trả lời của bạn ? GV: Đưa khái niệm phản ứng toả nhiệt . GV : Thông báo : Cô lưu ý : hầu hết các phản ứng có xảy ra sự oxi hoá đều là các phản ứng toả nhiệt . VD : S + O2 SO2 GV : Trong thực tế , người ta đã lợi dụng các phản ứng toả nhiệt này trong đun nấu hoặc trong đốt nhiên liệu . Đây là một trong những ứng dụng của oxi . Ngoài ra , oxi còn có ứng dụng nào , chúng ta sang phần III . HS : Làm bài HS : Bạn làm đúng HS : 2 chất tham gia , 1 chất tạo thành . HS : Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có 1 chất mới tạo thành từ 2 chất ban đầu . HS : Câu trả lời của bạn đúng . HS: 3 chất tham gia và 1 chất tạo thành . HS : Thuộc loại phản ứng hoá hợp . HS : Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu HS : Bạn trả lời đúng . HS : Nhắc lại . HS : Thấy nóng . HS : Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có sinh nhiệt trong quá trình phản ứng HS : Bạn trả lời đúng . II , Phản ứng hoá hợp : 1 . Định nghĩa (SGK) VD : 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4 Fe(OH)3 * Tổng quát :A + B + C M * Nhận xét : Phản ứng toả nhiệt là phản ứng có sinh nhiệt trong quá trình phản ứng . VD : S + O2 SO2 Hoạt động 3 : Tìm hiểu ứng dụng của oxi (8’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV : Treo tranh “ứng dụng của oxi ” GV : Đây là các ứng dụng chủ yếu của oxi . Cô yêu cầu 4 bạn làm một nhóm , hai bạn bàn trên quay xuống thảo luận nhóm với hai bạn bàn dưới kể ra các ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống vào phiếu học tập . Riêng nhóm bạn An và nhóm bạn Nam lên lấy bảng phụ về làm vào bảng phụ . Chúng ta có 3 phút để hoàn thành bài này . GV : Thời gian thảo luận của chúng ta đã hết . Cô yêu cầu nhóm bạn An và nhóm bạn Nam mang bảng phụ lên treo . Các nhóm khác đối chiếu với câu trả lời của nhóm mình . Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn ? GV : Nhận xét : Cả 2 nhóm đều đã nêu đầy đủ các ứng dụng của oxi nhưng cô thấy nhóm bạn Nam làm đầy đủ và khoa học hơn . Nhóm bạn đã biết phân các ứng dụng của oxi thành 2 ứng dụng lớn đó là ứng dụng trong sự hô hấp và trong đốt nhiên liệu . GV : Ghi bảng . GV : Thuyết trình : Chúng ta thấy , oxi có ứng dụng to lớn trong công nghiệp gang thép , tuy nhiên trong quá trình sản xuất gang thép , các nhà máy xí nghiệp đã thải ra ngoài môi trường một lượng lớn khí SO2 và CO2 gây ô nhiễm môi trường . Hiện nay , người ta đang tìm nguồn nguyên liệu sạch để dùng trong công nghiệp . HS : Thảo luận nhóm HS : Đồng ý với câu trả lời của nhóm bạn . HS : Ghi bài . III ,ứng dụng của oxi : 1 . Sự hô hấp : - Hô hấp của con người và động vật . - Hô hấp của những người làm trong môi trường đặc biệt . 2 . Sự đốt nhiên liệu : - Luyện gang , thép . - Đời sống . Hoạt động 4 : Củng cố (5’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV : Yêu cầu học sinh làm việc độc lập hoàn thành BT 2 trong phiếu bài tập . ( Đáp án : Phản ứng hoá hợp : 2,4,5 ) GV : Gọi học sinh lên bảng chữa . GV : Nhận xét , cho điểm GV : Qua bài hôm nay , các em phải nắm được cho cô : Khái niệm : sự oxi hoá . Thế nào là phản ứng hoá hợp , phản ứng toả nhiệt . Một số ứng dụng chủ yếu của oxi . HS Làm việc độc lập . HS : Chữa bài IV , Hướng dẫn về nhà (1’) : + 1,2,4,5 (SGK-87) + Học lại bài CTHH , Đơn chất – Hợp chất – Phân tử . + Đọc phần “Em có biết” . Phụ lục : Phiếu học tập Bài tập 1 : Cho các sơ đồ phản ứng sau , em hãy hoàn thành các sơ đồ phản ứng : 1 . Al + S Al2S3 2 . Mg + O2 MgO 3 . Zn + Cl2 ZnCl2 4. CaO + CO2 CaCO3 Bài tập 2 : Trong các phương trình phản ứng sau , đâu là phản ứng hoá hợp ? Vì sao ? 1 . 2 NaOH + CuSO4 Na2SO4 + Cu(OH)2 2 . Cu + Cl2 CuCl2 3 . CaCO3 CaO + CO2 4 . 4Al + 3O2 2Al2O3 5 . CaO + H2O Ca(OH)2 . * Em hãy kể tên các ứng dụng của oxi mà em biết ?

File đính kèm:

  • docTiet 39 Bai 25 Su oxi hoa - Phan ung hoa hop - ung dung cua oxi.doc
Giáo án liên quan