1.Kiến thức: HS cần
- Làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong PTN.
- nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN.
- Thực hành so sánh nhệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết tách riêng chất từ hỗn hợp.
2. Kĩ Năng: làm quen với dụng cụ, rèn kĩ năng thực hành
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, cẩn thận, an toàn trong lao động
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4 Bài 3: Tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/ 8/2009
Ngày dạy :22/ 8/2009
Tuần :2
Tiết :4
Bài 3 : BÀI THỰC HÀNH 1
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: HS cần
- Làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong PTN.
- nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN.
- Thực hành so sánh nhệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết tách riêng chất từ hỗn hợp.
2. Kĩ Năng: làm quen với dụng cụ, rèn kĩ năng thực hành
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, cẩn thận, an toàn trong lao động …
III.CHUẨN BỊ
Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
Hoá chất: Lưu huỳnh, parafin, muối ăn …
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, phễu thuỷ tinh, đủa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc, giá sắt
Học sinh : muối ăn, bài tường trình …
Phương pháp : Vấn đáp , thực nghiệm ..
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. * ổn định lớp :8A : 8 B : 8C : 8D :
Kiểm Tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Bài giảng:
Vào bài: Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về chất . hôm nay các em sẽ thực hành về chất để theo dõi sự nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về tính chất này giữa các chất và biết cách tách riêng từng chất từ hỗn hợp hai chất ?
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số qui tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất trong PTN.
GV: Gọi 1 HS đọc “ Một số qui tắc an toàn trong PTN” sgk trang 154,
GV: Gọi 1 HS đọc phần cách sử dụng hoá chất trong PTN.
GV: Treo tranh một số dụng cụ thí nghiệm trong PTN
GV: Giới thiệu một số thao tác cơ bản :
- Lấy hoá chất ( lỏng, rắn ) từ lọ vào ống nghiệm
- Cách đốt , tắt đèn cồn.
- Cách đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm, hơi ống nghiệm.
Hoạt động 2: Tiến hành làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất.
? Gọi 1 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm ?
-GV: Treo bảng phụ có ghi cách tiến hành
? Gọi 1 HS cho biết thí nghiệm 1 cần những hoá chất và dụng cụ nào ?
-GV: cho HS tiến hành làm thí nghiệm
- Yêu cầu HS quan sát sự chuyển trạng thái ( nóng chảy ) của parafin. Ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế khi parafin bắt đầu nóng chảy, khi nước sôi. Sau khi nước sôi, luư huỳnh có nóng chảy không ?
- Khi nước sôi, S chưa nóng chảy. Yêu cầu HS dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm và tiếp tục đun trên ngọn lửa đèn cồn đến khi S nóng chảy. Cho nhiệt kế vào S nóng chảy, ghi lại tn/c (S) ?
Chú ý: - Nhiệt kế đặt cách xa đáy cốc một khoảng, đặt đứng, quay mặt số ra cho dễ đọc.
- Chiều cao của nước trong cốc khoảng 2 cm
- Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm
Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
? Gọi 1 HS nêu cách tiến hành ?
-GV: Treo bảng phụ ghi cách tiến hành thí nghiệm
? Gọi 1 HS nêu dụng cụ và hoá chất trong thí nghiệm 3 ?
GV: Cho HS tiến hành làm thí nghiệm
Chú ý: - Hướng dẫn HS gấp giấy lọc.
-Hướng dẫn HS thao tác lọc, sử dụng đèn cồn , tắt đèn cồn …
-GV: Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng
- Chất lỏng chảy qua phễu vào ống nghiệm, so sánh với dd nước trước khi lọc. Chất còn lại trên giấy lọc?
- Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiên tượng xảy ra khi đun nóng
Hoạt động 3: Thu dọn dụng cụ hóa chất và hòan thành bài tường trình.
- Yêu cầu HS dọn dẹp dụng cụ và vệ sinh dụng cụ và phòng thí nghiệm.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tường trình
I. Qui tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất trong phòng thí nghiệm.
HS đọc
HS đọc
HS quan sát và ghi nhớ
HS nghe và ghi vào vở
II.Thí nghiệm.
1. Thí nghiệm 1
- Cách tiến hành TN: sgk
- Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, nhiệt kế, giá sắt, đèn cồn, ống nghiệm…
- Hoá chất: nước, S , parafin
-HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV
-
à parafin có tnc = 420C; S có tnc = 1130C.
à tnc (s) > tnc( parafin)
-HS chú ý .
2. Thí nghiệm 2
- Cách tiến hành thí nghiệm: sgk
-HS quan sát và nắm cách tiến hành .
- Dụng cụ: phễu lọc, cốc thuỷ tinh, phễu, giá sắt, đèn cồn, đủa thuỷ tinh,kẹp ống nghiệm…
- Hoá chất: muối, cát, nước
-HS quan sát hiện tượng và trả lời hiện tượng quan sát được .
- Kết quả: khi lọc thu được cát à đun nóng thì thu được muối ăn còn lại trong ống nghiệm.
III. Bài tường trình:
-Đại diện nhóm rửa dụng cụ hóa chất ,và vệ sinh phòng thí nghiệm.
- HS hòan thành bài tường trình
IV:CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
Củng cố : Giáo viên yêu cầu Hs nhắc lại :
? Cách sử dụng đèn cồn như thế nào ?
? Vị trí kẹp ống nghiệm như thế nào ? khoảng cách là bao nhiêu ?
? Cách đun hóa chất và ở vị trí nào nhiệt độ ngọn lửa là cao nhất ?
- Nhận xét đánh giá tiết thực hành và cho điểm thực hành của từng nhóm.
Dặn dò:
- Hòan thành bài tường trình và nộp vào ngày hôm sau n
- Oân lại kiến thức đã học ở các tiết trước.
- Chuẩn bị bài tiếp theo : Nguyên tử
? Nguyên tử là gì?
? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ?kí hiệu , khối lượng và điện tích của từng laọi hạt ?
V NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
Bài tường trình:
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Ghi chú ( kết quả)
1
Theo dõi sự nóng chảy của các chất.
Sgk
- parafin nóng chảy khi nước chưa sôi. Nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy.
- S nóng chảy khi đun nóng trên ngọn lửu đèn cồn.
tnc (parafin) = 420C thấp hơn so với tnc (S) = 1130C
2
Tách riêng chất từ
từ hỗn hợp
Sgk
- dung dịch trước khi lọc màu đục.
- dung dịch sau khi lọc không màu trong suốt.
- cát được giữ lại trên giấy lọc.
- Đun nóng nước bay hơi hết còn lại chất rắn kết tinh màu trắng ( muối ăn )
Tách riêng được muối ăn và cát
* Cách chấm điểm
- Mỗi phần đúng được 1 điểm – điểm tối đa mỗi thí nghiệm là 3 điểm .
- 1 điểm cho phần thao tác thí nghiệm
- 1 điển cho giữ trật tự trong quá trình thí nghiệm , nhắc nhở 1 đến 2 lần là không có điểm, và chuẩn bị bài tường trình .
Kết quả thí nghiệm :
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
8A
8B
8C
8D
V NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- tiet 4.doc