1. Giới thiệu vấn đề:
- GV làm thí nghiệm: Dùng đèn cồn đun nóng đáy ống nghiệm chứa Cu(OH)2
- Vì sao hợp chất Cu(OH)2 thay đổi màu sắc và trong quá trình đun nóng có sự bốc thoát hơi nước ?
2. Thiết kế câu hỏi trung tâm:
- Cu(OH)2 là loại hợp chất gì? Hợp chất Bazơ không tan có tính chất hóa học nào riêng biệt ?
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 4 Tính chất hóa học của bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
DỰA TRÊN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tên bài dạy: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
Mục 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Giáo viên soạn: Huỳnh Thị Phương Thảo Môn: Hóa học
Trường: THCS Huỳnh Thúc Kháng – Núi thành - QN Dạy cho lớp: 9
Ngày soạn: Thời gian: 14 phút (Mục 4)
I. VẤN ĐỀ ĐƯỢC SỬ DỤNG:
1. Giới thiệu vấn đề:
- GV làm thí nghiệm: Dùng đèn cồn đun nóng đáy ống nghiệm chứa Cu(OH)2
- Vì sao hợp chất Cu(OH)2 thay đổi màu sắc và trong quá trình đun nóng có sự bốc thoát hơi nước ?
2. Thiết kế câu hỏi trung tâm:
- Cu(OH)2 là loại hợp chất gì? Hợp chất Bazơ không tan có tính chất hóa học nào riêng biệt ?
- Tại sao khi đun nóng cần phải đun nóng đều chung quanh rồi mới đun trực tiếp chỗ đựng hóa chất?
3. Các kiến thức, kỹ năng người học đã biết:
- Phân biệt về bazơ không tan và bazơ kiềm
- Sự giản nở của thủy tinh khi ở nhiệt độ cao.
4. Những kiến thức, kỹ năng chưa biết cần giải quyết vấn đề:
- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
- Lấy được ví dụ minh hoạ về sự phân hủy bới nhiệt của bazơ không tan
5. Hệ thống các câu hỏi định hướng:
- Vì sao hợp chất Cu(OH)2 thay đổi màu sắc và trong quá trình đun nóng có sự bốc thoát hơi nước ?
- Câu hỏi thảo luận nhóm (SGK / 25).
6. Các phương pháp giải quyết vấn đề:
- HS tìm hiểu thông tin SGK/ 25.
- Làm thí nghiệm hình 1.16 SGK/ 25. HS quan sát, nhận xét.
- HS hoạt động nhóm thảo luận vấn đề, rút ra kết luận và nêu kết quả.
7. Những kỹ năng cần có:
- Quan sát thí nghiệm, theo dõi hiện tượng xảy ra, giải thích kết quả, rút ra kết luận.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
8. Các môn học có liên quan:
- Môn hóa học: Kiến thức về phân loại bazơ, viết phương trình hóa học.
- Môn Vật lý : Kiến thức về Vật lý đã học về sự giản nở của chất.
- Môn Văn: Cách diễn đạt bằng lời khi giải thích hiện tượng .
9. Nguồn tài liệu liên quan:
- Nội dung bài hoc SGK /25
- Hình ảnh mô tả các thí nghiệm.
10. Đánh giá kết quả giải quyết vấn đề:
Đánh giá kết quả làm việc của nhóm HS, qua phản hồi của cá nhân.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Giai đoạn
Nội dung
Hoạt động
Địa điểm
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
Xác định và tìm hiểu vấn đề
- Giới thiệu bài học
- Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề
- Đề xuất ý tưởng, giả thuyết
- Xác định kiến thức cần GQVĐ
- Yêu cầu HS phân loại bazơ
Bazơ không tan có tính chất hóa học nào khác với kiềm?
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm
- Phân loại 2 loại bazơ: kiềm và bazơ không tan
- HS nêu dự đoán của mình
Làm thí nghiệm theo từng nhóm.
Phòng nghe nhìn
2 phút
Tìm hiểu các kiến thức có liên quan
- Sự bốc thoát hơi nước
- Sự thay đổi màu sắc của chất rắn
- Vì sao có sự bốc thoát hơi nước?
- Vì sao có sự thay đổi màu sắc của chất rắn ?
(dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xãy ra )
-HS hiểu được trong quá trình nhiệt phân ở nhiệt độ cao bazơ không tan có tạo ra nước ở nhiệt độ cao nước chuyển đổi sang trạng thái hơi.
- Có chất mới tạo thành trong quá trình nhiệt phân .
- HS nghe và ghi nhớ thông tin
Phòng nghe nhìn
2 phút
Giải quyết vấn đề
- HS tìm hiểu thí nghiệm
- Các nhóm làm thí nghiệm
- GV gọi HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
-GV ghi lại các dự đoán của HS lên bảng để kt dự đoán sau thí nghiệm
- YC các nhóm quan sát và tiến hành TN
-KT cách lắp ráp thí nghiệm của các nhóm nếu đảm bảo cho HS đốt đèn làm TN
-YC HS quan sát và nhận xét hiện tượng
- HS trình bày cách tiến hành thí phần hướng dẫn TN của GV
- HS dự đoán kết quả
- HS quan sát và tiến hành TN
- Các thành viên trong nhóm quan sát hiện tượng xảy ra
- HS quan sát thí nghiệm và hiện tượng (chú ý về sự bốc thoát hơi nước và sự thay đổi màu sắc)
lưu.
Phòng nghe nhìn
8phút
Trình bày kết quả
- Kiểm tra dự đoán ban đầu và nêu kết luận
- Chốt lại vấn đề
- Tổng hợp kiến thức
Bazơ không tan có tính chất hóa học nào khác với kiềm?
Nêu sản phẩm của bazơ không tan khi bị nhiệt phân hủy?
- Yêu cầu nêu kết luận
- HS nêu được:.. là dễ bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao.
- HS nêu: sản phẩm thu được là oxit bazơ và nước.
-Bazơ không tan khi bị nhiệt phân hủytạo thành oxit bazơ và nước.
Phòng nghe nhìn
2 phút
File đính kèm:
- Giao an giai quyet van de mon hoa 9.doc