- Biết được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và sản xuất oxi trong công nghiệp.
- Nắm được khái niệm phản ứng phân hủy, lấy được các cí dụ minh họa.
- Rèn kỹ năng viết phương trình hóa học.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41: điều chế khí oxi phản ứng phân hủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 41: điều chế khí oxi
phản ứng phân hủy
Ngày:
Mục tiêu
- Biết được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và sản xuất oxi trong công nghiệp.
- Nắm được khái niệm phản ứng phân hủy, lấy được các cí dụ minh họa.
- Rèn kỹ năng viết phương trình hóa học.
Chuẩn bị.
* Giáo viên:
- Tranh: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, diêm, ống dẫn, nút cao su, giá thí nghiệm, chậu thủy tinh.
- Hóa chất: KMnO4, KClO3, MnO2.
* Học sinh: Xem lại tích chất hóa học của oxi
C . Phương pháp
* Biểu diễn thí nghiệm.
*Đàm thoại gợi mở.
*Thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học
* Tổ chức
* Kiểm tra
- Bài tập 3 (SGK - 91).
- Bài tập 5 (SGK - 91).
- Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Cho ví dụ và gọi tên.
* Bài mới.
i. điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
- GV: Muốn điều chế oxi ta phải điều chế từ những hợp chất như thế nào? Ví dụ
- GV: Treo tranh vẽ cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
? Phương pháp thu khí O2?
? Dựa vào tính chất nào mà ta có thể thu được oxi bằng phương pháp:
+ Đẩy không khí?
+ Đẩy nước?
- GV: Làm thí nghiệm điều chế oxi và thu bằng phương pháp đẩy nước.
- GV: Tóm lại: Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, người ta làm như thế nào?
.
- HS: Trả lời
- HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS: Rút ra kết luận
1. Thí nghiệm: SGK
2. Kết luận: Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giầu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3.
ii. Sản xuất oxi trong công nghiệp
Gv:
? Nguyên liệu để điều chế oxi trong công nghiệp?
? Tại sao lại sử dụng nguyên liệu đó?
? Nêu cách sản xuất oxi từ không khí?
? Dựa vào đâu mà ta có thể tách oxi ra khỏi hỗn hợp không khí? - GV: Treo sơ đồ điện phân nước, giải thích cho HS.
- HS: Nghiên cứu SGK và lần lượt trả lời câu hỏi:
Hs : Nghe và ghi bài
1. Sản xuất oxi từ không khí:
- Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ và áp suất cao.
- Nâng nhiệt độ để cho các khí bay hơi lần lượt (các khí khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau).
2. Sản xuất oxi từ nước: Điện phân nước.
H2O H2 + O2
iii. phản ứng phân hủy
- Gv yêu cầu hs: Làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK - 93 để rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ.
+ Điền vào chỗ trồng...
+ Phản ứng phân hủy là gì?
- GV: Chốt lại kết luận.
Hs : Làm bài tập theo sự hướng của Gv
1. Ví dụ:
2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2
2. Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
* Củng cố
- GV: Khái quát bài.
- HS: + Đọc kết luận chung SGK.
+ Trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi 2 (SGK - 94). Sự khác nhau về việc điều chế oxi trong PTN và trong CN về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?
- Câu hỏi 3 (SGK - 94). Sự khác nhua giữa phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? Dẫn ra 2 ví dụ để minh họa?
* Hướng dẫn
- Học, nắm vững nội dung.
- Làm bài tập 1, 4, 5, 6 (SGK - 94).
Tiết 42 : Không khí - sự cháy ( tiết 1)
Ngày:
Mục tiêu
- Biết không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần của không khí theo thể tích là: 78% nitơ, 21% oxi và 1% các khí khác.
- Hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm, phòng tránh cháy rừng.
Chuẩn bị.
* Giáo viên:
- Dụng cụ: Chậu thủy tinh, ống thủy tinh hình trụ, đèn cồn, nút cao su, muôi sắt.
- Hóa chất: Pđỏ
* Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về ô nhiễm môi trường không khí và cách phòng tránh.
C . Phương pháp
* Biểu diễn thí nghiệm.
*Đàm thoại gợi mở.
*Thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học
* Tổ chức
* Kiểm tra
- 2HS làm bài tập 4, 5 (SGK - 94).
- Sự khác nhau giữa phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy? Dẫn ra 2 ví dụ để minh họa?
* Bài mới.
i. thành phần của không khí
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
- GV:
+ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
+ Tiến hành thí nghiệm: Phân tích thành phần của không khí.
? Mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào khi P cháy?
? Chất gì trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói (P2O5 - tan trong nước)?
? Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên 1/5 thể tích chứng tỏ tỷ lệ của oxi trong không khí như thế nào?
? Chất khí còn lại trong ống hầu hết là N2. Vậy tỷ lệ của N2 trong không khí là bao nhiêu?
? Vậy qua thí nhiệm này, em rút ra nhận xét gì về thành phần của không khí?
- Gv : Đặt câu hỏi:
? Hãy tìm dẫn chứng chứng tỏ trong không khí còn có một ít hơi nước? Cacbondioxit?
? Chúng chiếm thể tích như thế nào trong không khí?
? Ngoài ra còn có những chất gì nữa không?
- GV:Đặt câu hỏi:
? Không khí bị ô nhiễm là không khí như thế nào?
? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
? Tác hại khi không khí ô nhiễm?
? Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ta phải làm gì?
- GV: Bổ sung và chốt lại kết luận.
- HS: Quan sát hiện tượng. Chú ý mực nước trong ống thuỷ tinh
- HS: Lần lượt trả lời câu hỏi:
- HS: Trả lời câu hỏi:
- HS: Trả lời câu hỏi:
1. Thí nghiệm:
a) Tiến hành: SGK - 95
b) Kết luận: Không khí là một hỗn hợp khí, trong đó O2 chiếm khoảng 1/5 về thể tích (chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí), phần còn lại hầu hết là N2.
2. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất khí gì khác?
Ngoài O2, N2, trong không khí còn có một lượng nhỏ các khí CO2, CO, khí hiếm, hơi nước...
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
(SGK - 96)
* Củng cố
- GV: Khái quát bài.
- HS: + Trả lời câu hỏi: Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
+ Bài tập 1 (SGK - 99)
* Hướng dẫn
- Học, nắm vững nội dung.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Làm bài tập 7 (SGK - 99).
- Đọc tiếp mục II SGK trang 97
Hết tuần 22.
File đính kèm:
- hoa8tuan22.doc