- Học sinh biết được oxit là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
- Biết và hiểu công thức của oxit và cách gọi tên oxit
- Biết oxit gồm 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra những ví dụ minh hoạ
- Biết vận dụng thành thạo qui tắc lập công thức hoá học đã hởc chương I để lập công thức hoá học của oxit
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 42 bài 26 oxit tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Bài 26 OXIT
Tuần 21
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết được oxit là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
- Biết và hiểu công thức của oxit và cách gọi tên oxit
- Biết oxit gồm 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra những ví dụ minh hoạ
- Biết vận dụng thành thạo qui tắc lập công thức hoá học đã hởc chương I để lập công thức hoá học của oxit
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Oxit là gì ? Có mấy loại oxit ? Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào ? Cách gọi tên ra sao ? Đó là những nội dung ta cần tìm hiểu ở bài 26
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
10’
10’
10’
I. Định nghĩa :
Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi
Ví dụ : CO2 ; CuO ; P2O5 . . .
II. Công thức :
Công thức của oxit có dạng : MxOy
M là kí hiệu của nguyên tố khác và đúng theo qui tắc hoá trị
III. Phân loại :
Oxit có thể chia làm 2 loại chính :
1. Oxit axit : Thường là những oxit của phi kim. Tương ứng với một axit .
Ví dụ :
SO3 tương ứng với H2SO4
P2O5 “ H3PO4
CO2 “ H2CO3
2. Oxit bazơ : Là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ
Ví dụ :
Na2O tương ứng với NaOH
CaO “ Ca(OH)2
CuO “ Cu(OH)2
IV. Cách gọi tên :
Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit
Nếu :
+ Kim loại có nhiều hoá trị :
Tên oxit = Tên nguyên tố ( hoá trị ) + oxit
Ví dụ :
Fe2O3 : Sắt (III) oxit
+ Phi kim có nhiều hoá trị :
Tên oxit = ( Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim ) tên phi kim + ( tiền tố chỉ số nguyên tử oxi ) oxit
Ví dụ :
SO2 : Lưu huỳnh đioxit
SO3 : Lưu huỳnh trioxit
- Hãy kể tên 3 loại oxit mà em đã học ?
- Ghi 3 công thức lên bảng
- Nhận xét thành phần của 3 oxit? Từ đó phát biểu định nghĩa ?
- Sửa chữa
- Em hãy phát biểu lại qui tắc hoá trị ttrong hợp chất gồm 2 nguyên tố ?
- Nhận xét các oxit sau : P2O5 và Al2O3 ?
- Kết luận
- Giới thiệu cho học sinh biết oxit được phân làm 2 loại : Oxit axit và oxit bazơ
(Để dễ nhớ : Oxit axit là những oxit của phi kim ; oxit bazơ là những oxit của kim loại )
* Lưu ý : Một số kim loại có hoá trị cao sẽ tạo ra oxit axit . ví dụ : Mn2O7 à HMnO4 (axit permanganic )
- Giới thiệu công thức gọi tên oxit
- Yêu cầu học sinh gọi tên : FeO ; Fe2O3
- Giới thiệu các tiền tố thường dùng ( mono, đi, tri , . . . )
- Yêu cầu học sinh gọi tên các oxit sau : SO2 , SO3
- Nêu được 3 oxit đã được làm thí nghiệm ( SO2 ; Fe3O4 ; P2O5 )
- Thành phần có oxi và một nguyên tố khác
- Phát biểu qui tắc hoá trị
- Đúng theo qui tắc hoá trị
- Học sinh ghi nhớ 2 loại chính (oxit axit và oxit bazơ )
- Ghi nhớ công thức chung để gọi tên oxit
- Học sinh ghi nhớ các tiền tố
3. Củng cố : 3’
- Định nghĩa oxit. Cho ví dụ
- Gọi tên : ZnO , MgO , K2O
4. Kểm tra, đánh giá : 5’
- Lập công thức hoá học của : điphotphopentaoxit
- Gọi tên HgO ; CO ; CO2
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 1,2,3,4,5 SGK
- Xem trước bài 27
File đính kèm:
- Tiết 42 Bài 26 OXIT.doc