Mục tiêu :
- Học sinh biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp
- Biết phản ứng phân huỷ là gì và dẫn ra được phản ứng minh hoạ
- Củng cố kiến thức về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43 bài 27 điều chế oxi - Phản tuần 22 ứng phân huỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 Bài 27 ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN
Tuần 22 ỨNG PHÂN HUỶ
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp
- Biết phản ứng phân huỷ là gì và dẫn ra được phản ứng minh hoạ
- Củng cố kiến thức về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2
B. Chuẩn bị đồ dùng :
- Dụng cụ : 1đèn cồn, 1 kẹp gỗ, 1 đế sứ, 1 lọ thuỷ tinh, một chậu thuỷ tinh, 3 ống nghiệm có nút cao su, 2 ống dẫn khí L
- Hoá chất : 1lọ KMnO4 , 1 lọ KClO3 , 1 lọ MnO2
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Khí oxi có nhiều trong không khí, có cách nào tách riêng oxi từ không khí không ? Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ oxi để nghiên cứu tính chất hoá học thì phải điều chá như thế nào ? Ta cùng tìm hiểu bài 27
2. Phát triển bài : 35’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
20’
5’
10’
I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
1. Thí nghiệm :
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2
Thu oxi bằng 2 cách :
- Đẩy nước
- Đẩy không khí
2. Kết luận :
Trong phòng thí nghiệm oxi được điều chế bằng cách : Đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như : KMnO4 và KClO3
II. Sản xuất trong công nghiệp :
1. Sản xuất từ không khí :
Cho không khí lỏng bay hơi : Ở -1960C thu được khí nitơ; ở -11830C thu được khí oxi
2. Sản xuất khí oxi từ nước :
Điện phân nước trong bình điện phân thu được khí hiđro và khí oxi
III. Phản ứng phân huỷ :
Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học, trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
Ví dụ :
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2
- Hướng dẫn các nhóm tiến hành đun KMnO4 và KClO3 ( lưu ý học sinh cách sử dụng dụng cụ và hoá chất )
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm : Ghi nhận hiện tượng và giải thích ?
- Gọi các nhóm trình bày .
- Vậy nguyên liệu nào dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
- Giới thiệu 2 phương trình hoá học dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
- Giới thiệu chất xúc tác MnO2 khi đun nóng KClO3. Chất xúc tác là gì ?
- Bằng cách nào để thu được khí oxi ? ( giới thiệu cách thu )
- Yêu cầu học sinh tiến hành điều chế và thu khí oxi bằng cách đẩy không khí .
- Kết luận
- Giới thiệu sơ lược về cách điều chế và thu oxi từ không khí và nước
- Yêu cầu học sinh hoàn thành các cột trống trong bảng ( trang 93 )
- Những phản ứng trên thuộc loại phản ứng phân huỷ . Vậy thế nào gọi là phản ứng phân huỷ ?
- Sửa chữa và kết luận
- Chú ý cách lắp ráp dụng cụ và cách sử dụng que đóm để xác định khí oxi.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm
- Cả lớp cùng trao đổi .
- Học sinh xác định : KMnO4 và KClO3
- Chất làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên sau phản ứng
- Các nhóm tiến hành điều chế và thu khí oxi
- Các nhóm cùng tiến hành
- Dựa vào bảng đã hoàn thành phát biểu định nghĩa
3. Củng cố : 3’
Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, ta làm cách nào ? Thế nào là phản ứng phân huỷ ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Phân biệt phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ ? Mỗi loại cho một ví dụ .
5. Dặn dò : 1’
- Giải bài tập 2,4,5,6 SGK
- Chuẩn bị trước phần 1 bài 28
File đính kèm:
- Tiết 43 Bài 27 ĐIỀU CHẾ OXI.doc