A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.
B. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
20 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43: khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: hiđrocacbon. nhiên liệu
Tiết 43 : Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
Thực hiện 9D3 9D4
a. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các chất vô cơ.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Tranh ảnh và một số đồ dùng chứa các hợp chất hữu cơ khác nhau.
2. Thí nghiệm: thí nghiệm cứng minh thành phần của hợp chất hữu cơ có cacbon :
- ống nghiệm, đế sứ, cốc thuỷ tinh, đèn cồn.
- Bông, dung dịch Ca(OH)2
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (7 phút)
tìm hiểu khái niệm về hợp chất hữu cơ
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Giới thiệu : Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta, trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm (gạo, ngô, thịt, cá...) trong các loại đồ dùng (quần, áo, giấy,...) và ngay trong cơ thể chúng ta.
GV: Giới thiệu các mẫu vật hoặc hình vẽ, tranh, ảnh,....
GV: Để trả lời cho câu hỏi hợp chất hữu cơ là gì ta tiến hành làm thí nghiệm sau :
GV: Làm thí nghiệm đốt cháy bông, úp ngược ống nghiệm trên ngọn lửa. Khi ống nghiệm mờ đi, xoay ống nghiệm lại rót vào một ít nước vôi trong và lắc đều.
GV: Gọi một vài HS nhận xét hiện tượng quan sát được
Hỏi: Tại sao nước vôi trong bị vẩn đục ?
GV: Thông báo: Tương tự , khi đốt các hợp chất hữu cơ khác như : cồn, nến, đều tạo ra CO2.
Hỏi : Qua thí nghiệm trên và các hiện tượng thực tế chứng tỏ hợp chất hữu cơ luôn có mặt của nguyên tố nào ?
GV : Thông báo : Đa số các hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ như CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại...
Hỏi : Hợp chất hữu cơ là gì ?
GV : Thuyết trình : Dựa vào thành phần phân tử, các hợp chất hữu cơ được chia thành hai loại chính
+ Hiđrocacbon : Phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H
+ Dẫn xuất hiđrocacbon : Ngoài C và H, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như oxi, clo, nitơ,...
GV : Yêu cầu HS làm bài tập : Cho các hợp chất sau : NaHCO3, C2H2, C6H6, C6H12O6, C3H7Cl, MgCO3, C2H4O2, CO.
- Trong các hợp chất trên, hợp chất nào là hợp chất vô cơ, hợp chất nào là hợp chất hữu cơ ?
- Hãy phân loại các hợp chất hữu cơ đó.
HS : Thảo luận nhóm làm bài tập trên.
I. khái niệm về hợp chất hữu cơ
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
(SGK/ 106)
2. Hợp chất hữu cơ kà gì ?
Là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại...
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào ?
a) Hiđrocacbon :
Phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H như : C2H2, C6H6, CH4, C6H6, C6H12.
b) Dẫn xuất hiđrocacbon
Ngoài C và H, trong phân tử còn có các nguyên tố khác như oxi, clo, nitơ,...
VD : C6H12O6, C3H7Cl, C2H4O2, C2H6O,....
hoạt động 2 (25 phút)
tìm hiểu khái niệm về hoá học hữu cơ
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
Hỏi: Em hãy nhắc lại khái niệm hoá học là gì
Hỏi: Từ đó em hãy phát biểu hoá học hữu cơ là gì?
GV: Gọi một HS đọc khái niệm theo SGK
Hỏi: Hoá học hữu cơ có vai trò quảntọng như thế nào đối với đời sống con người, xã hội
II. khái niệm về hoá học hữu cơ
(SGK/ 106)
hoạt động Tìm (9 phút )
củng cố - hướng dẫn về nhà
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ và một HS đọc phần ’Em có biết ’
3. Trả lời bài tập 1, 2, 3 SGK/ 108
4 . Đọc trước bài: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
4. Về nhà: Làm bài tập: 4, 5, SGK / 108.
Tiết 44 : Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Thực hiện 9D3 9D4
a. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị, cacbon hoá trị IV, oxi hoá trị II, hiđro hoá trị I.
- Hiểu được mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết nhất định, các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
2. Kĩ năng
- Viết được công thức cấu tạo của một số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Mô hình cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ (dạng hình que)
2. Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử các hợp chất hữu cơ.
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
HS1: Trình bày khái niệm về HCHC, hợp chất hữu cơ được chia thành những loại nào cho ví dụ?
HS2: Chữa bài tập 4 / 108 SGK.
HS3: Chữa bài tập 5 / 108 SGK
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (15 phút)
tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Thông báo về hoá trị của cacbon, oxi, hiđro.
GV: Hướng dẫn HS biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. Từ đó rút ra kết luận (hoặc GV gọi HS đọc kết luận SGK / 109.
GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử một số chất : CH4, CH3Cl, CH3OH, C2H6,...
GV : Hướng dẫn HS biểu diễn các liên kết tronh phân tử
GV : Đặt vấn đề : Nừu trong phân tử có 4 nguyên tử cacbon trở lên thì các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau như thế nào ?
GV : Yêu cầu HS lắp mô hình phân tử C4H10
GV : Kiểm tra các loại mô hình của HS từ đó chỉ ra loại mạch thẳng và mạch nhánh
GV : Yêu cầu HS lắp tiếp mô hìmh phân tử C3H6 từ đó GV giới thiệu tiếp loại mạch vòng.
GV : Thông báo : Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. Có ba loại mạch : Mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng.
GV : Đặt vấn đề : Với CTPT C2H6O có hai chất khác nhau :
+ Rượu etylic:
H H
| |
H – C – C – O – H
| |
H H
+ Đimetyl ete :
H H
| |
H – C – O – C – H
| |
H H
GV : Thuyết trình: Hai hợp chất tren có sự khác nhau về trật tự liên két giữa các nguyên tử. Đó là nguyên nhân làm cho rượu etylic có tính chất khác với đimetyl ete.
GV : Gọi HS đọc kết luận SGK / 110.
I. đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử.
- Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị IV, oxi hóa trị II, hiđro hoá tị I.
- Số liên kết giữa các nguyên tử bằng đúng hoá trị của chúng.
VD :
+ CH3OH:
2. Mạch cacbon
Các nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
a) Mạch thẳng :
b) Mạch nhánh :
c) Mạch vòng : H H
| |
H – C – C – H
| |
H – C – C – H
| |
H H
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định.
VD :
+ Rượu etylic:
H H
| |
H – C – C – O – H
| |
H H
+ Đimetyl ete :
H H
| |
H – C – O – C – H
| |
H H
hoạt động 2 (5 phút)
tìm hiểu về công thức cấu tạo
GV: Thông báo: Công thức cấu tạo biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Hỏi: Công thức cấu tạo cho biết điều gì ?
HS : Trả lời – GV hoàn chỉnh kết luận.
II. công thức cấu tạo
- Công thức cấu tạo biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử.
VD :
+ Rượu etylic:
H H
| |
H – C – C – O – H Viết gọn: CH3 - CH2 - OH
| |
H H
+ Etilen :
H H
| |
H – C = C – H Viết gọn : CH2 = CH2
- Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
hoạt động 4
củng cố - hướng dẫn về nhà (9 phút )
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ và một HS đọc phần ’Em có biết ’
3. Yêu cầu HS làm bài tập: Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức ptư sau: C2H5Cl, C3H8, CH4O, C4H10.
4 . Đọc trước bài Mê tan và tìm hiểu phương pháp sản xuất khí bioga.
5. Về nhà: Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, SGK / 112.
Tiết 45 : Metan CH4 = 16
Thực hiện 9D3 9D4
a. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của Mêtan.
- Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế.
- Biết trạng thái tự nhiên, ứng dụng của mêtan.
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH phản ứng thế, phản ứng cháy của mêtan.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Mô hình cấu tạo phân tử mêtan (dạng hình que)
2. Bộ mô hình phẳng cấu tạo phân tử mêtan.
3. Túi khí mêtan, hỗn hợp nổ, bình đựng hỗn hợp khí mêtan và hiđro, nước và quì tím.
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
HS1: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ?
HS2: Chữa bài tập 4 / 112 SGK.
HS3: Chữa bài tập 5 / 112 SGK
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (5 phút)
tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Giới thiệu trạng thái tự nhiên của metan như SGK và hình vẽ cách thu khí mêtan trong bùn ao.
GV: Cho HS quan sát túi đựng khí mêtan
Hỏi: Em hãy cho biết tính chất vật lí của mêtan ?
Hỏi: Hãy cho biết tỷ khối của mêtan so với không khí ?
GV: Chuẩn kiến thức như SGK.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập: Trong phòng thí nghiệm, có thể thu khí mêtan bằng các cách sau:
A) Đẩy nước.
B) Đẩy không khí để ngửa bình
C) Cả hai cách trên.
Hỏi : Cơ sở nào em lựa chọn đáp án trên ?
I. trạng thái tự nhiên tính chất vật lí
1. Trạng thái tự nhiên
( SGK / 113)
2. Tính chất vật lí
( SGK / 113)
hoạt động 2 (5 phút)
tìm hiểu cấu tạo phân tử của mê tan
GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử mêtan
GV: Yêu cầu HS dựa vào mô hình phân tử hãy viết công thức cấu tạo của mêtan.
GV: Yêu cầu HS nêu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của mêtan.
GV: Giới thiệu: Trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn và liên kết đơn là liên kết bền vững.
GV : Thông báo : Góc liên kết HCH là 109,50.
II. công thức cấu tạo
H
|
H – C – H
|
H
- Trong phân tử mêtan có 4 liên kết đơn bền vững.
hoạt động 3 (10 phút)
tìm hiểu tính chất hoá học của mê tan
GV: Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm hình 4.5 / 114.
Hỏi : Đốt cháy mêtan thu được những sản phẩm nào ? vì sao ?
GV: Khẳng định: Đốt cháy CH4 tạo thành CO2 và H2O.
GV : Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ.
GV : Giới thiệu: Phản ứng đốt cháy mêtan toả nhiều nhiệt. Vì vậy, người ta dùng mêtan làm nhiên liệu. Và hỗn hợp 1 thể tích mêtan và 2 thể tích oxi là hỗn hợp gây nổ mạnh.
GV : Biểu diễn thí nghiệm clo tác dụng với mêtan.
1. Cho HS quan sát bình đựng hỗn hợp khí clo và mêtan
Hỏi : Cho biết màu của bình đựng hỗn hợp CH4 và Cl2
2. Chiếu ánh sáng vào bình chứa hỗn hợp khí trên
Hỏi: Cho biết màu của hỗn hợp khí sau khi chiếu sáng?
3 Cho nước vào lắc nhẹ rồi thêm vào mẩu quỳ tím
GV : Em có nhận xét gì về màu của quỳ tím ?
Hỏi: Quỳ tím chuyển thành màu đỏ chứng tỏ dung dịch tạo thành khi cho nước vào là dung dịch gì ?
Hỏi : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất hoá học của mêtan ?
GV : Hướng dẫn HS viết PTPƯ.
GV: Yêu cầu HS dùng mô hình miêu tả phản ứng trên.
Hỏi : Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào ?
GV : Nhìn chung các hợp chất hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều có phản ứng thế.
III. tính chất hoá học
1. Tác dụng với oxi
CH4 + O2 CO2 + H2O
(k) (k) (k) (h)
2. Tác dụng với clo
CH4 + Cl2 à CH3Cl + HCl
(k) (k) (k) (h)
hoạt động 4(3 phút)
tìm hiểu ứng dụng của mê tan
GV: Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống em hãy cho biết mêtan có những ứng dụng gì ?
HS : Thảo luận nhóm nêu ứng dụng của mêtan.
GV : Gọi một HS đọc SGK phần ứng dụng của mêtan.
IV. ứng dụng
(SGK / 114)
hoạt động 4
củng cố - hướng dẫn về nhà (9 phút )
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ và một HS đọc phần ’Em có biết ’
3. Yêu cầu HS làm bài tập:
a. Tính thể tích của oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí mêtan.
b. Toàn bộ sản phẩm cháy ở trên được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình tăng m1 gam và có m2 gam kết tủa. Tính m1, m2 ?
4. Đọc trước bài ETILEN và tìm hiểu phương pháp sản xuất khí bioga.
5. Về nhà: Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, SGK / 116.
Tiết 46 : etilen C2H4 = 28
Thực hiện 9D3 9D4
a. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen.
- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó.
- Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.
2. Kĩ năng
- Biết cách viết PT phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt được etilen với mêtan bằng phản ứng với dung dịch brom.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Mô hình cấu tạo phân tử etilen
2. Túi khí etilen, bình đựng hỗn hợp khí etilen - hiđro, nước brom.
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
HS1: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của mêtan?
HS2: Chữa bài tập 4 / 112 SGK.
HS3: Chữa bài tập 5 / 112 SGK
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (5 phút)
tìm hiểu tính chất vật lí của etilen
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Cho HS quan sát túi đựng khí etilen.
Hỏi: Em hãy cho biết trạng thái, màu sắc của etilen ?
GV: Làm thí nghiệm hoà tan khí etilen vào nước.
Hỏi: Em hãy cho biết tính tan của etilen trong nước.
GV: Hãy xác định tỉ khối của etilen so với không khí.
GV: Etilen có những tính chất vật lý nào ?
HS: Nêu tính chất vật lý của etilen như SGK.
I. trạng thái tự nhiên tính chất vật lí
1. Tính chất vật lí
( SGK / 117)
hoạt động 2 (5 phút)
tìm hiểu cấu tạo phân tử của axetilen
Hỏi: Em hãy cho biết số nguyên tử C và H trong phân tử etilen ?
GV: Yêu cầu HS lắp mô hình phân tử etilen.
GV: Tổ chức cho HS nhận xét và đưa ra mô hình đúng.
GV: Dựa vào mô hình phân tử em hãy chọn CTCT của etilen mà em cho là đúng (GV viết bảng nháp)
GV: Chỉ ra liên kết giữa C với C là liên kết 2. Trong liên kết 2 có 1 liên kết kém bền, dễ đứt trong PƯHH.
GV: Chuyển ý: Vậy với CTCT này thì etilen có những tính chất hoá học nào ta xét hoạt động 3
II. cấu tạo phân tử
H H
| |
H – C = C – H
Viết gọn : H2C = CH2
- Phân tử etilen có 1 liên kết đôi kém bền dễ đứt ra trong phản ứng hoá học.
hoạt động 3 (15 phút)
tìm hiểu tính chất hoá học của axetilen
Hỏi: Etilen có cháy không? Nếu cháy cho ta sản phẩm nào ? Tại sao ?
GV: Biểu diễn thí nghiệm điều chế etilen (đun nóng rượu etilic và axit sunfuric) rồi đốt cháy để chứng minh.
GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được.
GV: Khẳng định: Etilen cháy tạo thành CO2, H2O và toả nhiệt mạnh tương tự như mêtan.
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ.
GV: Liên hệ: Phản ứng đốt cháy etilen toả nhiều nhiệt. Vì vậy, người ta dùng etilen làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – etilen.
GV: Đặt vấn đề: Etilen có đặc điểm cấu tạo khác với mêtan. Vậy phản ứng đặc trưng của chúng có khác nhau không ?
Hỏi: Phản ứng đặc trưng của mêtan là gì ?
GV: Biểu diễn thí nghiệm etilen tác dụng với dung dịch bom.
1. Cho HS quan sát màu sắc của dung dịch brom.
Hỏi: Em hãy cho biết màu của dung dịch brom ?
2. Sục khí etilen vào ống nghiệm đựng Br2
Hỏi: Cho biết hiện tượng xảy ra ?
Hỏi : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất hoá học của etilen ?
GV: Dùng mô hình thể hiện phản ứng trên (chú ý làm nổi bật được liên kết giữa C với C bị đứt và các nguyên tử brom liên kết với nguyên tử C có liên kết bị đứt đó)
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ.
GV: Thông báo phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng và là phản ứng đặc trưng của liên kết đôi.
GV: Trong điều kiện thích hợp, axetilen cũng có phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập: Có ba chất khí không màu mất nhãn đựng riêng biệt gồm: CO2, CH4, C2H4. Hãy nêu phươgn pháp hoá học để nhận ra các khí trên.
GV: Thông báo: ở những điều kiện thích hợp và có xúc tác, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó, các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có khối lượng và kích thước lớn, gọi là polietilen (viết tắt là PE).
GV: Hướng dẫn HS viết PT và gọi tên sản phẩm
GV: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trùng hợp.
III. tính chất hoá học
1. Axetilen có cháy không ?
Axetilen cháy tạo thành CO2, H2O và toả nhiệt mạnh
C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
(k) (k) (k) (h)
2. Etilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
- Etilen làm mất màu dung dịch brom.
CH2 = CH2 (k) + Br - Br(dd)
(Không màu) (Da cam)
à Br - CH2 - CH2 - Br(l)
(Không màu)
Viết gọn :
C2H4 + Br2 à C2H4Br2
(Da cam) (K0 màu)
phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng của liên kết đôi
3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không ?
nCH2 = CH2 đ (- CH2 = CH2 -)n
Polyetilen (P.E)
hoạt động 4(3 phút)
tìm hiểu ứng dụng của axetilen
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và liên hệ thực tế để nêu ứng dụng của etilen.
HS : Thảo luận nhóm nêu ứng dụng của etilen.
GV : Gọi một HS đọc SGK phần ứng dụng của axetilen.
IV. ứng dụng
(SGK / 121)
hoạt động 4
củng cố - hướng dẫn về nhà (9 phút )
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ và phần em có biết.
3. Yêu cầu HS làm bài tập:
Điền từ thích hợp "có" hoặc "Không" vào các cột sau:
Chỉ có C và H
Có liên kết đôi
Tác dụng với oxi
Làm mất màu dd Br2
Phản ứng thế Cl2
Mêtan
Etilen
4. Đọc trước bài AXETILEN .
5. Về nhà: Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, SGK / 119.
Tiết 47 : axetilen C2H2 = 26
Thực hiện 9D3 9D4
a. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của axetilen.
- Hiểu được khái niệm liên kết ba và đặc điểm của nó.
Củng cố kiến thức chun gvề hiđrocacbon: Không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O, đồng thời toả nhiệt mạnh.
- Biết một số ứng dụng quan trọng của axetilen.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng viết PTHH của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Mô hình cấu tạo phân tử axetilen.
2. Bình cầu, phễu chiết, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, bình thu khí.
3. Đèn đất, nước, dung dịch brom.
4. Túi khí etilen, hỗn hợp nổ, bình đựng hỗn hợp khí axetilen – oxi.
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
HS1: Viết CTCT của mêtan, etilen, nhận xét cấu tạo và nêu TCHH đặc trưng của chúng. Viết PTPƯ.
II. Giảng bài mới
Vào bài: Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu mêtan và etilen. Tiết hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp một hợp chất hiđrocacbon mới đó là axetilen. (GV ghi tên bài mới)
hoạt động 1 (5 phút)
tìm hiểu tính chất vật lí của axetilen
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Cho HS quan sát túi đựng khí axetilen.
Hỏi: Em hãy cho biết trạng thái, màu sắc của axetilen ?
GV: Làm thí nghiệm hoà tan khí axetilen vào nước.
Hỏi: Em hãy cho biết tính tan của axetilen trong nước.
GV: Yêu cầu HS xác định tỉ khối của axetilen so với không khí.
GV: Axetilen có những tính chất vật lý nào ?
HS: Nêu tính chất vật lý của axetilen như SGK.
I. trạng thái tự nhiên tính chất vật lí
1. Tính chất vật lí
( SGK / 120)
hoạt động 2 (5 phút)
tìm hiểu cấu tạo phân tử của axetilen
Hỏi: Em hãy so sánh số nguyên tử C và H trong phân tử axetilen ?
HS: Số nguyên tử C bằng số nguyên tử H
GV: Yêu cầu HS lắp mô hình phân tử axetilen.
GV: Tổ chức cho HS nhận xét và đưa ra mô hình đúng.
GV: Dựa vào mô hình phân tử em hãy chọn CTCT của axetilen mà em cho là đúng nhất (GV viết bảng nháp)
GV: Chỉ ra liên kết giữa C với C là liên kết 3. Trong liên kết 3 có 2 liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học.
Hỏi: Tại sao có liên kết 3 trong phân tử axetilen ?
HS: Để đảm bảo hoá rị của C bắt buộc phải bằng IV
GV: Chuyển ý : Vởy với CTCT này thì axetilen có những tính chất hoá học gì
II. cấu tạo phân tử
H – C = C – H
- Trong phân tử axetilen có 1 liên kết 3 kém bền.
hoạt động 3 (15 phút)
tìm hiểu tính chất hoá học của axetilen
Hỏi: Axetilen có cháy không? Nếu cháy cho ta sản phẩm nào ? Tại sao ?
GV: Biểu diễn thí nghiệm điều chế rồi đốt cháy axetilen để chứng minh.
GV: Thông báo: Khí axetilen vừa điều chế có mùi là do sản phẩm điều chế được có lẫn khí H2S, PH3, NH3...
GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được.
GV: Khẳng định: Axetilen cháy tạo thành CO2, H2O và toả nhiệt mạnh tương tự như mêtan và etilen.
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ.
GV: Liên hệ: Phản ứng đốt cháy axetilen toả nhiều nhiệt. Vì vậy, người ta dùng mêtan làm nhiên liệu trong đèn xì oxi – axetilen.
Hỏi : Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo của etilen và axetilen ?
HS: Trong liên kết đôi của etilen và liên kết ba của axetilen đều có liên kết kém bền dễ đứt ra trong phản ứng hoá học.
GV: Vậy etilen làm mất màu dung dịch brom còn axetilen có làm mất màu dd brom không ?
GV: Biểu diễn thí nghiệm axetilen tác dụng với dung dịch bom.
1. Cho HS quan sát màu sắc của dung dịch brom.
Hỏi: Em hãy cho biết màu của dung dịch brom ?
2. Sục khí axetilen vào ống nghiệm đựng brom.
Hỏi: Cho biết hiện tượng xảy ra ?
Hỏi : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất hoá học của axetilen ?
GV: Dùng mô hình thể hiện phản ứng trên (chú ý làm nổi bật được liên kết giữa C với C bị đứt và các nguyên tử brom liên kết với nguyên tử brom có liên kết bị đứt đó)
Hỏi: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào ?
HS : Thuộc loại phản ứng cộng.
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ.
GV: Tuy axetilen có liên kết ba nhưng thực tế axetilen lại phản ứng với dung dịch brom chậm hơn etilen tới 5 lần và phản ứng xảy ra theo hai nấc à GV viết PTPƯ xảy ra ở nấc hai
GV: Nếu có một thể tích khí etilen và axetilen như nhau thì khí nào làm mất màu nhiều nước brom hơn, vì sao ?
HS: Axetilen làm mất màu nước brom nhiều hơn Vì 1 mol C2H4 chỉ phản ứng được với 1 mol Br2 còn 1 mol C2H2 phản ứng được với 2 mol Br2.
GV: Tuy nhiên phản ứng xảy ra ở nấc một dễ hơn nấc hai vì vậy phản ứng thường dừng ở nấc 1
GV: Thông báo: Trong điều kiện thích hợp, axetilen cũng có phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm BT 1 SGK / 122
III. tính chất hoá học
1. Axetilen có cháy không ?
Axetilen cháy tạo thành CO2, H2O và toả nhiệt mạnh
C2H2 + O2 CO2 + H2O
(k) (k) (k) (h)
2. Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
- Axetilen làm mất màu dung dịch brom.
CH = CH (k) + Br – Br(dd)
(Không màu) (Da cam)
à Br – CH = CH – Br(l)
(Không màu)
Vì sản phẩm còn liên kết đôi nên phản ứng cộng tiếp với brom theo nấc 2
Br - CH = CH - Br(l) + Br - Br(dd)
à Br2CH – CHBr2 (l)
hoạt động 4(3 phút)
tìm hiểu ứng dụng của axetilen
GV: Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống em hãy cho biết axetilen có những ứng dụng gì ?
HS : Thảo luận nhóm nêu ứng dụng của axetilen.
GV : Gọi một HS đọc SGK phần ứng dụng của axetilen.
IV. ứng dụng
(SGK / 121)
hoạt động 5 (3 phút)
tìm hiểu phương pháp điều chế axetilen
GV: Yêu cầu HS cho biết trong hoạt động 4 ta điều chế axetilen bằng cách nào ?
GV : Giới thiệu công thức của can xi cacbua là CaC2.
GV: Thông báo: Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là Ca(OH)2 .Từ sản phẩm trên em nào có thể lên bảng viết PTPƯ ?
GV: Thông báo: phương pháp hiện đại để điều chế axetilen hiện nay là nhiệt phân mêtan ở nhiệt độ cao.
V. điều chế
- Cho CaC2 tác dụng với nước :
CaC2 + 2H2O à C2H2 + Ca(OH)2
- Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao
hoạt động 4
củng cố - hướng dẫn về nhà (9 phút )
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ.
3. Yêu cầu HS làm bài tập:
Điền từ thích hợp "có" hoặc "Không" vào các cột sau:
chỉ có C và H
Có liên kết đôi
Có liên kết ba
Tác dụng với oxi
Làm mất màu dung dịch brom
Phản ứng thế clo
Mêtan
Etilen
Axetilen
4. Đọc trước bài BENZEN.
5. Về nhà: Làm bài tập: 2, 3, 4, 5 SGK / 122.
Tiết 48 : Kiểm tra viết 45 phút
Thực hiện 9D3 9D4
a. Mục tiêu của bài kiểm tra
Đánh giá trình độ nhận thức của học sinh từ đó phân loại học sinh.
Kiểm tra việc vận dụng hiểu biết của HS về tính chất hoá học phi kim, một số hiđro để giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
Kiểm tra kĩ năng viết PTHH, kĩ năng giải toán hoá .
Rèn thái độ trung thực, Tự lực khi làm bài kiểm tra và trong cuộc sống.
b. Nội dung đề kiểm tra
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D có câu trả lời đúng
1. Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch
A. KOH và Ca(HCO3)2 B. K2CO3 và NaCl C. MgCO3 và HCl D. CaCl2 và Na2CO3
2. Người ta dẫn hỗn hợp khí gồm Cl2, CO2, O2, H2S qua bình đựng nước vôi trong dư. Khí thoát ra khỏi bình là:
A. Cl2, O2, H2S B. O2 C. O2, H2S D. CO2, O2
3. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt các khí: H2, Cl2 và CO2. Chỉ bằng mắt thường và một hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được từng chất
A. Ca(OH)2 B. Cu(OH)2 C. Ag2SO4 D. Fe
Câu 2 (1,5 điểm): Hãy ghép nội dung ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B
Cột A
Cột B
1. SiO2
A. Khí có thể gây nổ khi đốt cháy với oxi
2. O2
B. Làm mất màu quì tím khi ẩm
3. Cl2
C. Làm đổi màu dung dịch qùi tím và làm vẩn đục nước vôi trong
4. CO2
D. Làm tàn đóm hồng bùng cháy
5. NaOH
E. Làm mất màu dung dịch brom
6. C2H4
F. Là chất rắn không tan trong nước.
G. Dùng để loại bỏ khí Clo dư sau khi làm thí nghiệm.
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu 3: (3,5 điểm): Viết các phương trình phản ứng hoàn thành dãy chuyển đổi hoá học sau:
a. MnO2 Cl2 FeCl3 NaCl NaOH
b
File đính kèm:
- chuong 4.doc