. Mục tiêu :
- Học sinh biết phân biệt sự cháy và sự oxi hoá chậm .
- Hiểu và biết điều kiện phát sinh sự cháy, biết cách dập tắt sự cháy
- Hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 6’
Kiểm tra bài cũ : Làm thế nào xác định được thành phần của không khí ? ( học sinh mô tả lại thí nghiệm ). Hãy cho biết tỉ lệ phần trăm của các chất khí có trong không khí ?
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45 bài 28 không khí - Sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Bài 28 KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY ( tt )
Tuần 23
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Học sinh biết phân biệt sự cháy và sự oxi hoá chậm .
- Hiểu và biết điều kiện phát sinh sự cháy, biết cách dập tắt sự cháy
- Hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 6’
Kiểm tra bài cũ : Làm thế nào xác định được thành phần của không khí ? ( học sinh mô tả lại thí nghiệm ). Hãy cho biết tỉ lệ phần trăm của các chất khí có trong không khí ?
2. Phát triển bài : 30’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
10’
10’
10’
I. Sự cháy và sự oxi hoá chậm :
1. Sự cháy :
Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng .
Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong oxi
2. Sự oxi hoá chậm :
Đó là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy :
- Điều kiện phát sinh sự cháy :
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
+ Phải có đủ oxi cho sự cháy
- Biện pháp để dập tắt sự cháy :
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
+ Cách li chất cháy với oxi
- Lưu huỳnh và photpho tác dụng được với oxi không ? Điều kiện xảy ra phản ứng ?
- Tác dụng của lưu huỳnh và photpho với oxi có kèm theo toả nhiệt và phát sáng gọi là sự cháy . Vậy sự cháy là gì ?
- Sự cháy trong không khí và oxi có gì giống nhau và khác nhau ?
- Sửa chữa và kết luận
- Thế nào là sự oxi hoá chậm ? Nêu ví dụ .
- Kết luận
- Điều kiện nào để phát sinh sự cháy ?
- Muốn dập tắt đám cháy ta phải làm sao ? Giải thích cơ sở của các giải pháp ấy ?
- Sửa chữa và kết luận
- Ở nhiệt độ cao lưu huỳnh và photpho tác dụng được với oxi
- Học sinh phát biểu khái niệm
- Nghiên cứu SGK và trả lời
- Nêu khái niệm về sự oxi hoá chậm
- Điều kiện :
+ Đủ nhiệt độ cháy
+ Đủ không khí hoặc oxi
- Nêu 1 số biện pháp dập tắt đám cháy :
+ Phun nước
+ Dùng cát, bạt trùm kín vật cháy
3. Củng cố : 4’
Thế nào là sự cháy ? Sự khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hoá chậm ?
4. Kiểm tra, đánh giá : 4’
Điều kiện nào để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy
5. Dặn dò : 1’
- Giải bài tập 6,7 SGK
- Đọc bài đọc thêm
- Chuẩn bị trước bài luyện tập 5
File đính kèm:
- Tiết 45 Bài KHÔNG KHÍ VÀ SỰ CHÁY ( tt ).doc