Bài giảng Tiết 45 bài thực hành 04

A/ Mục tiêu:

1. HS biết cách điều chế và thu khí oxi trong phóng thí nghiệm.

2. Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm: Điều chế oxi, thu khí oxi, oxi t/d với một số đơn chất (ví dụ S, C )

B/ Chuẩn bị:

 Chuẩn bị cho 3 nhóm làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm:

 

doc90 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 45 bài thực hành 04, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Bài thực hành 4 Ngày giảng: 25/2/2008 A/ Mục tiêu: HS biết cách điều chế và thu khí oxi trong phóng thí nghiệm. Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm: Điều chế oxi, thu khí oxi, oxi t/d với một số đơn chất (ví dụ S, C…) B/ Chuẩn bị: Chuẩn bị cho 3 nhóm làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm: KMnO4; Bột lưu huỳnh; Đèn cồn; 2 ống nghiệm(có nút cao su và ống dẫn khí); 2 lọ tt; Muỗng sắt; Chậu tt; Kẹp gỗ; bông => Sử dụng cho 2 t/n nội dung bài t/h C/ Phương pháp: Thực hành D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS Nêu phương pháp điều chế và cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm? Viết ptpư điều chế oxi từ KMnO4 Nêu tính chất hoá học của oxi? III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ Hướng dẫn HS thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy kk Lưu ý: - ống nghiệm phải được lắp sao cho miệng hơi thấp hơn đáy. - Nhánh dài của ống dẫn khí sâu tới gần sát đáy ống nghiệm hoặc lọ thu (đổi với cách thu khí bằng cách đẩy kk) - Dùng đèn cồn đun nóng đều cả ống I/ Tiến hành thí nghiệm: 1/ Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi nghiệm, sau đó tập trung ngọn lửa ở phần có KMnO4. - Cách nhận biết xem ống nghiệm đã đầy oxi chưa bằng cách dùng tàn đóm đỏ đưa vào miệng ống nghiệm. - Sau khi đã làm xong thí nghiệm phải đưa hệ thống ống dẫn khí ra khỏi chậu nước rồi mới tắt đèn cồn, tránh nước tràn vào làm vỡ ống nghiệm (đổi với cách thu khí bằng cách đẩy nước) HS : Làm thí nghiệm GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: - Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (Bằng hạt đậu xanh) bột lưu huỳnh. - Đốt lưu huỳnh trong kk - Đưa nhanh muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào lọ chứa oxi. à Nhận xét và viết PTPƯ HS: Làm thí nghiệm 2/ Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong kk và trong khí oxi II/ HS làm tường trình thí nghiệm: HS làm bản tường trình thực hành theo mẫu IV. Củng cố: Cuối giờ HS thu dọn, rửa dụng cụ V. BàI tập: Hoàn chỉnh bản tường trình thực hành Đ/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 46 Kiểm tra viết Ngày giảng: 28/2/2008 A/ Mục tiêu: - Kiểm tra các KT trọng tâm của chương oxi - Sự cháy để đánh giá k/q học tập của HS. - Rèn luyện kĩ năng làm bàI tập tính theo pthh B/ Tiến trình giờ kiểm tra: I- ổn định lớp: II- Phát đề HS làm bàI GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc III- Thu bàI; nhận xét giờ kiểm tra C/ Đề bàI: Câu 1 ( 2 điểm) Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau: (Kim loại; phi kim; rất hoạt động; phi kim rất hoạt động; hợp chất) Khí oxi là một đơn chất (1)............................. Oxi có thể phản ứng với nhiều (2)……..…………, (3)………..….….., (4)…..……... ….. Câu 2: (2 điểm) Lập phương trình hoá học: a) biểu diễn sự cháy trong oxi của các chất: Cacbon, khí axetilen(C2H2). b) Biểu diễn phản ứng hoá hợp của lưu huỳnh với các kim loại : Nhôm; sắt (Biết nhôm hoá tri III, sắt và lưu huỳnh hoá trị II trong các hợp chất ở p/ư này) Câu 3: (3 đIểm) Trong các oxit sau: CaO, P2O5, SO3, CO, Fe2O3 ; Hãy chọn ra : a) Những oxit axit, đọc tên các oxit đó, viết công thức hoá học của các axit tương ứng b) Những oxit ba zơ, đọc tên các oxit đó, viết công thức hoá học của các bazơ tương ứng Câu 4: (3 điểm) a) Tính thể tích khí oxi và không khí cần thiết để đốt cháy 62 gam Phot pho, biết rằng không khí có 20% về thể tích khí oxi, thể tích các khí đo ở đktc. b) Nếu đốt cháy 15,5 gam phot pho trong 11,2 lit khí oxi (đktc): * Chất nào còn dư? Khối lượng là bao nhiêu * Tính khối lượng chất sản phẩm. (Biết: P = 31 ; O = 16) Đáp án- Biểu đIểm Đáp án sơ lược Điểm Câu 1 (2,0 điểm) Chọn đúng mỗi từ hoặc cụm từ 0,5 điểm (1) Phi kim rất hoạt động (2) Kim loại (3) Phi kim (4) hợp chất 2,0 Câu2 (2,0 điểm) Lập đúng PTHH của mỗi p/ư 0,5 đ 2,0 Câu3: (3 điểm) a) Chọn 2 oxit axit P2O5, SO3 Đọc tên 2 oxit trên Viết công thức axit tương ứng H3PO4, H2SO4. a) Chọn 2 oxit bazơ CaO, Fe2O3 Đọc tên 2 oxit trên Viết công thức bazơ tương ứng Ca(OH)2; Fe(OH)3 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 (3 điểm) a) 4P + 5O2 à 2P2O5 nP = 62:31 = 2 mol Theo PTHH nO2= 5/4nP = 5/4 * 2 = 2,5 mol VO2 = 2,5*22,4 = 56 lit VKK = 100/20* 56 = 280 lit b) nP = 15,5/31 = 0,5 mol nO2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol nP(bài ra)/nP(pt)= 0,5/4 = 0,125 nO2(bài ra)/nO2(pt) = 0,5/5 = 0,1 mol 0,125 > 0,1 à P dư à nP2O5 = 2/5nO2 = 2/5*0,5 = 0,2 mol mP2O5= 0,2*142 = 28,4 gam 0,5 1,0 0,5 1,0 (Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần) 10,0 Đ/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Chương V : Hiđro-Nước Tiết 47 Tính chất-ứng dụng của hiđro Ngày giảng: 3/3/2008 A/ Mục tiêu: HS biết được các t/c vật lí và hoá học của hiddro. Rèn luyện khả năng viết ptpư và khả năng quan sát thí nghiệm của HS. Tiếp tục rèn luyện cho HS làm bài tập tính theo PTHH. B/ Chuẩn bị: - Thí nghiệm hidro t/d với oxi; quan sát t/c vật lí của hiđro => Sử dụng cho HS quan sát trực quan. C/ Phương pháp: Trực quan, nghiên cứu D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : ko III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: ?Các em hãy cho biết: Kí hiệu, công thức hh của đơn chất, nguyên tử khối và phân tử khối của hiđro. HS: Trả lời GV: ?Các em hãy quan sát lọ đựng khí H2 và nhận xét về trạng thái, màu sắc… HS: Khí hiđro là chất khí ko màu, ko mùi, ko vị GV: ?Hi đrro nặng hay nhẹ hơn kk HS: dH2/kk = 2/29 à H2 nhẹ hơn kk, nhẹ nhất trong các chất khí. GV: Thông báo Hiđro ít tan trong nước GV: ?Nêu kết luận về t/c vật lí của hiđro HS: Nêu kết luận GV: Làm thí nghiêm cho HS quan sát Giới thiệu dụng cụ điều chế hiđro. Giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hiđro Khi hiđro đã tinh khiết, GV đốt, hơ tấm kính trên ngọn lửa à ? Quan sát ngọn lửa đốt hiđro trong kk, nhận xét HS: Hiđro cháy với ngọn lửa màu xanh mờ, trên tấm kính có hơi nước làm mờ đi và ngưng tụ thành giọt nước. GV:? Rút ra kết luận từ thí nghiệm trên, viết PTPƯ HS: Hiđro t/d với oxi, sinh ra hơi nước 2H2+O2à 2H2O GV: Giới thiệu p/ư toả nhiều nhiệt. Nếu lấy tỷ lệ về thể tích: VH2/O2=2/1 thì tạo hỗn hợp nổ. GV: làm t/n p/ư nổ cho HS quan sát. HS: Đọc bài đọc thêm về hỗn hợp nổ. IV. Củng cố-Luyện tập: Bài tập 1: Đốt cháy 2,8 lit khí hiđro sinh ra nước. Viết phương trình phản ứng. Tính thể tích và khối lượng oxi cần dùng cho thí nghiệm trên. Tính khối lượng nước thu được? (Thể tích các khí đo ở đktc) GV Gọi 1 HS làm trên bảng GV chấm vở của một số HS. Bài tập 2: Cho 2,24 lit khí hiđro tác dụng với 1,68 lit khí oxi. Tính khối lượng nước thu được (Thể tích các chất khí đo ở đktc) GV: ? Bài tập 2 khác bài tập 1 ở điểm nào GV: Yêu cầu 1 HS xác định chất dư I/ Tính chất vật lí của hiđro: Kí hiệu: H Nguyên tử khối: 1 ddvc CTHH đơn chất: H2 Phân tử khối: 2 Khí hiđro là chất khí ko màu, ko mùi, ko vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước. II/ Tính chất hoá học: Tác dụng với oxi: Hiđro t/d với oxi, sinh ra hơi nước 2H2+O2à 2H2O HS làm bài: a) 2H2 + O2 à 2H2O nH2=V : 22,4 =2,8 : 22,4 =0,125 mol Theo Pt: nO2= 1/2 nH2 =0,125 : 2 =0,0625mol b) VO2= n . 22,4 = 0,0625 . 22,4 =1,4 lit mO2 = n . M =0,0625 . 32 =2 gam Theo pt: nH2O = nH2 = 0,125 mol mH2O = n.M = 0,125 . 18 = 2,25 gam HS: Phải xác định được chất nào hết, chất nào dư HS1: 2H2 + O2 à 2H2O nH2= 2,24:22,4 =0,1 mol nO2 = 1,68:22,4 = 0,075 mol. nH2(bài ra):nH2(pt)=0,1:2=0,05 nO2(bài ra):nO2(pt)= 0,075:1=0,075 0,075>0,05 à Oxi dư, tính theo H2 HS2: Theo pt: nH2O=nH2=0,1 mol mH2O=0,1.18=1,8 gam V. BàI tập: 6/109 Đ/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 48 Tính chất –ứng dụng của hiđro Ngày giảng: 6/3/2008 A/ Mục tiêu: Biết và hiểu hiđro có tính khử, hiđro ko nhừng t/d với oxi đơn chất mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các p/ư này đều toả nhiệt; HS biết hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khí cháy đều toả nhiệt Biết làm thí nghiệm hiđro t/d với CuO. Biết viết PTPƯ của hiđro với oxit kim loại. B/ Chuẩn bị: Chuẩn bị cho 3 nhóm HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm: Zn; dd HCl; CuO; Cu; 2 ống nghiệm; ống dẫn khí chữ Z; đèn cồn Bảng nhóm, bút dạ. à Sử dụng cho thí nghiệm H2 t/d CuO. C/ Phương pháp: Nghiên cứu. D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : So sánh sự giống và khác nhau về tính chất vật lí giữa H2 và O2 Tại sao trước khi sử dụng H2 để làm thí nghiệm, chúng ta phảI thử độ tinh khiết của khí H2? Nêu cách thử? III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm + Điều chế H2(HS nhắc lại cách lắp dụng cụ điều chế khí hiđro ) sử dụng ống dẫn khí chữ Z có sẵn CuO. Để H2 thoát ra một lúc cho được H2 tinh khiết Đưa đèn cồn đang cháy vào ống dẫn khí phía dưới CuO + Yêu cầu HS quan sát sự thay đổi màu sắc của chất rắn. HS: Điều chế H2; làm thí nghiệm H2 tác dụng CuO; Quan sát sự thay đổi màu sắc của chất rắn - Xuất hiện chất rắn màu đỏ; xuất hiện những giọt nước GV: Cho HS so màu của sản phẩm Thu được với kim loại đồng rồi nêu tên sản phẩm GV: Chốt kiến thức GV: Gọi HS viết PTPƯ HS: Viết trên bảng, HS khác nhận xét bổ sung. GV: ? Nhận xét thành phần của các chất tham gia và tạo thành sau p/ư ? Khí H2 có vai trò gì trong p/ư trên GV: Chốt lại kiến thức HS làm bài vào bảng nhóm Đại diện nhóm đính bài làm lên bảng Nhận xét bài làm của nhóm khác. GV đưa đáp án chuẩn HS: Xem đáp án để sửa bài của mình Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O HgO + H2 à Hg + H2O PbO + H2 à Pb + H2O GV: ở những nhiệt độ khác nhau, hiđro đã chiếm nguyên tử oxi của một số oxit kim loại để tạo ra kim loại. Đây là một trong những pp điều chế kim loại GV: ? Em có kết luận gì về tính chất hoá học của Hiđro HS: Nêu kết luận 1 HS đọc cho cả lớp nghe kết luận. GV: Yêu cầu HS quan sát H5.3 và nêu ứng dụng của H2 và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó. GV chốt kiến thức về ứng dụng của H2 GV: ? Qua 2 tiết đã học em thấy cần phải nhớ những kiến thức nào của H2 HS Trả lời và đọc phần ghi nhớ IV. Củng cố: HS: Làm bài GV: Gọi HS trả lời, giải thích sự lựa chọn (Đáp án c) HS: Chọn câu trả lời đúng Đáp án đúng: b, d, e. Tác dụng của hiđro với đồng(II) oxit Khi cho một luồng khí H2 đi qua CuO nung nóng thì có kim loại Cu và nước được tạo thành. Phản ứng toả nhiệt. PTPƯ: H2(k) + CuO(r) to H2O(h) + Cu(r) (k.màu) (đen) (k.màu) ( đỏ) Trong p/ư trên H2 đã chiếm oxi trong hợp chất CuO. Do đó H2 có tính khử Bài tập: Viết PTPƯ hoá học khí H2 khử các oxit sau: Sắt III oxit Thuỷ ngân II oxit Chì II oxit. Kết luận: SGK III/ ứng dụng của hiđro: SGK Bài tập 1: Hãy chọn PTHH mà em cho là đúng. Giải thích sự lựa chọn. 2H + Ag2O to 2Ag + H2O H2+AgO to Ag +H2O H2 + Ag2O to 2Ag + H2O 2H2 + Ag2O to Ag + 2H2O Bài tập 2: Em hãy chọn những câu trả lời đúng trong các câu sau: a) Hiđro có hàm lượng lớn trong bầu khí quyển b) Hiđro là khí nhẹ nhất trong các chất khí c) Hiđro sinh ra trong quá trình thực vật bị phân huỷ d) Đại bộ phận khí hiđro tồn tại trong thiện nhiên dưới dạng hợp chất. e) Khí hiđro có khả năng kết hợp với các chất khác để tạo ra hợp chất V. BàI tập: - Bài tập: 5,6/112 - GV hướng dẫn HS làm bài tập 6 Đ/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Tiết 49 Phản ứng oxi hóa-khử Ngày giảng: 10/3/2008 A/ Mục tiêu: HS nắm được các khái niệm sự khử, sự oxi hoá; Hiểu được các khái niệm chất khử, chất oxi hoá; Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hoá khử và tầm quan trọng của p/ư oxi hoá khử Rèn luyện để HS phân biệt được chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong những p/ư oxi hoá khử cụ thể; HS phân biệt được p/ư oxi hoá khử với các loại p/ư khác. Tiếp tục rèn luyện các kỹ năng phân loại p/ư hoá học. B/ Chuẩn bị: Bảng nhóm. Bút dạ. Phiếu học tập. C/ Phương pháp: Đàm thoại. D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : Nêu cá tính chất hoá học của hiđro? Viết các PTPƯ minh hoạ. Chữa bài tập 1/109 vào vào góc bảng phải (Giữ lại để dùng cho bài mới) III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Nêu vấn đề: Trong p/ư H2 + CuO to H2O + Cu Đã xảy ra 2 quá trình: Hiđro chiếm oxi của CuO tạo thành nước (Quá trình này gọi là sự oxi hoá Quá trình tách oxi ra khỏi CuO để tạo thành Cu (Quá trình này gọi là sự khử) GV: Hướng dẫn HS ghi sơ đồ 2 quá trình trên. GV: Vậy sự khử là gì? Sự oxi hoá là gì? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS xác định sự khử, sự oxi hoá trong p/ư a, b (Phần chữa bài tập ghi lại ở góc phải bảng) GV: Gọi HS nhận xét, sửa sai. GV: Trong các p/ư ở góc bảng phải H2 là chất khử, còn Fe2O3, HgO, CuO là chất oxi hoá HS Nghe và ghi GV: Vậy chất như thế nào gọi là chất oxi hoá, chất khử? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS quan sát lại p/ư: 2H2 + O2 to 2H2O Chất khử Chất oxi hoá Trong một số p/ư oxi t/d với các chất, Bản thân oxi là chất oxi hoá HS: Làm bài tập ………… a)2Al + Fe3O4 to Al2O3 + 2Fe Chất khử chất oxi hoá: ………… b)C + O2 to CO2 Chất khử Chất oxi hoá: ……….. GV: Giới thiệu sự khử và sự oxi hoá là 2 quá trình tuy trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một p/ư hoá học. Phản ứng loại này gọi là p/ư oxi hoá khử. à Vậy p/ư oxi hoá khử là gì? HS: Nêu định nghĩa GV: Gọi HS đọc bài đọc thêm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dấu hiệu để phân biệt được p/ư oxi hoá khử với p/ư khác là gì? HS: Dấu hiệu để nhận ra p/ư oxi hoá khử là: Có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất p/ư Hoặc có sự cho và nhận electron giữa các chất p/ư. GV: Gọi HS trả lời HS: Phản ứng a thuộc loại p/ư phân huỷ Phản ứng a thuộc loại p/ư hoá hợp Phản ứng a thuộc loại p/ư oxi hoá khử Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá ở p/ư c: …………….. CO2 + 2Mg to 2MgO + C ………… ………. GV: Gọi HS đọc SGK/111 HS: Đọc SGK và tóm tắt I/ Sự khử, sự oxi hoá: H2 + CuO to H2O + Cu Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O HgO + H2 to Hg + H2O Sự tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự oxi hoá. 2/ Chất khử, chất oxi hoá: Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O Chất oxi hoá Chất khử HgO + H2 to Hg + H2O Chất oxi hoá Chất khử a) Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử b) Chất nhường oxi cho chất khác gọi là chất oxi hoá c) Trong một số p/ư oxi t/d với các chất, Bản thân oxi là chất oxi hoá Bài tập 1: Xác định chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá trong các p/ư oxi hoá khử sau: a)2Al + Fe3O4 to Al2O3 + 2Fe b)C + O2 to CO2 3/ Phản ứng oxi hoá khử: Phản ứng oxi hoá khử là p/ư hoá học xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử Bài tập 2: Hãy cho biết mỗi p/ư dưới đây thuộc loại nào? Đối với p/ư oxi hoá khử hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá. 2Fe(OH)3 to Fe2O3 + 3H2O CaO + H2O à Ca(OH)2 CO2 + 2Mg to 2MgO + C 4/ Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử SGK IV. Củng cố: Gọi HS nhắc nội dung chính của bài: - Khái niệm sự khử, sự oxi hoá. - Chất khử, chất oxi hoá là gì? Định nghĩa phản ứng oxi hoá khử? V. BàI tập: 1,2,3,4,5/113 Đ/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 50 Điều chế hiđro-phản ứng thế Ngày giảng: 13/3/2008 A/ Mục tiêu: HS biết được cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm (nguyên liệu, phương pháp, cách thu…); Hiểu được phương pháp điều chế hiđro trong công nghiệp; Hiểu được khái niệm phản ứng thế. Rèn luyện kỹ năng viết PTPƯ (Phản ứng điều chế hiđro bằng cách cho kim loại tác dụng với dd axit Tiếp tục rèn luyện làm các bài toán tính theo PTHH. B/ Chuẩn bị: Chuẩn bị cho thí nghiệm của GV: Điều chế và thu khí hiđro Zn; ddHCl Giá sắt, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí có vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thuỷ tinh, ống nghiệm hoặc lọ có nút nhám. C/ Phương pháp: Trực quan. D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : 1) Nêu định nghĩa phản ứng oxi hoá khử; Nêu khái niệm chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử. III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Giới thiệu cách điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm (Nguyên liệu, phương pháp) HS: Nghe, ghi bài GV: Làm thí nghiệm điều chế khí hiđro (Cho Zn+ddHCl) và thu khí hiđro bằng hai cách: Đẩy không khí Đẩy nước. ? Các em hãy nhận xét hiện tượng thí nghiệm HS: Nhận xét: Có bọt khí xuất hiện trên bề mặt miếng kẽm rồi thoát ra khỏi ống nghiệm. Khí thoát ra không làm cho than hồng bùng cháy à Khí đó ko phải là oxi. Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt. GV: Bổ sung: Cô cạn dd sẽ thu được ZnCl2à Các em hãy viết PTPƯ điều chế hiđro. HS: Viết pthh GV: ? Cách thu khí hiđro giống và khác cách thu khí oxi như thế nào? Vì sao? (GV yêu cầu các nhóm thảo luận) HS: Khí hiđro và khí oxi đều có thể thu bằng cách đẩy kk hoặc đẩy nước (Vì cả 2 khí này đều ít tan trong nước); nhưng thu khí hiđro bằng cách đẩy kk ta phải úp ngược ống nghiệm (Còn thu khí oxi phải để ngửa ống nghiệm) Vì hiđro nhẹ hơn kk; còn oxi nặng hơn kk. GV: Để điều chế hiđro người ta có thể thay Zn bằng nhôm, sắt; thay dd HCl bằng ddH2SO4 GV: Gọi 1 HS làm trên bảng, HS khác làm vào vở HS: Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 2Al+3H2SO4àAl2(SO4)3+3H2 GV: Gọi HS nhắc lại cách điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm HS Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm ta cho một số kim loại như Zn, Al, Fe tác dụng với một số dd axit như HCl, H2SO4 loãng GV: Giới thiệu bình kíp . GV: Người ta điều chế hiđro trong công nghiệp bằng cách điện phân nước, hoặc: Dùng than khử hơi nước Điều chế từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ HS: Nghe, ghi bài GV: Cho HS quan sát tranh vẽ về sơ đồ điện phân nước HS: Quan sát tranh vẽ GV: ? Nhận xét các p/ư ở bài tập 1 và cho biết: Các nguyên tử Al, Fe, Zn đã thay thế nguyên tử nào của axit? HS: Nguyên tử của đơn chất Zn, Fe, Al đã thay thế nguyên tử hiđro trong hợp chất GV: Các p/ư hh trên gọi là p/ư thếà Các em rút ra định nghĩa p/ư thế. HS: Nêu định nghĩa GV: Lưu ý HS tránh nhẫm lẫn với p/ư trao đổi. HS làm bài tập vào vở P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag Mg(OH)2 à MgO + H2O Na2O + H2O à 2NaOH Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 Trong đó: phản ứng hóa hợp: a, d phản ứng phân huỷ: c phản ứng thế: b, e (Đồng thời cũng là p/ư oxi hoá khử) I/ Điều chế khí hiđro: 1/ Trong phòng thí nghiệm: * Nguyên liệu: Một số kim loại: Zn; Al Dung dịch HCl, H2SO4 Phương pháp: Cho một số kim loại tác dụng với một số dd axit * Thí nghiệm: Điều chế khí hiđro (Cho Zn+ddHCl) và thu khí hiđro PTHH: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 Thu khí: + Đẩy không khí + Đẩy nước. Bài tập 1: Viết các PTPƯ sau: Fe + dd HCl Al + dd HCl Al + dd H2SO4 loãng. 2/ Trong công nghiệp: Dùng than khử hơi nước Điều chế từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ Điện phân nước 2H2O Điện phân 2H2 + O2 II/ Phản ứng thế: Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử kim loại thay thế chỗ của một nguyên tố trong hợp chất Bài tập 2: Em hãy hoàn thành các PTPƯ sau và cho biết mỗi p/ư thuộc loại nào? P2O5 + H2O à H3PO4 Cu + AgNO3 à Cu(NO3)2 + Ag Mg(OH)2 à MgO + H2O Na2O + H2O à NaOH Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 IV. Củng cố: 1) Phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? 2) Định nghĩa phản ứng thế? V. BàI tập: 1,2,3,4,5/116 Đ/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 51 Bài luyện tập 6 Ngày giảng: 17/3/2008 A/ Mục tiêu: 1 HS được ôn lại những kiến thức cơ bản như: Tính chất vật lí của hiđro, điều chế, ứng dụng của hiđro.. HS hiểu được khái niệm p/ư oxihoá khử, khái niệm chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hóa. Hiểu được khái niệm p/ư thế 2. Rèn luyện khả năng viết PTPƯ về t/c hoá học của hiđro.. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm các bài tập tính theo phương trình. B/ Chuẩn bị: HS chuẩn bị: Bảng nhóm, bút dạ. Ôn lại kiến thức cơ bản C/ Phương pháp: Luyện tập D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : Định nghĩa p/ư thế, cho ví dụ minh hoạ Gọi HS chữa bài 2,5/17 III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV Gọi HS nhắc lại những kiến thức cần nhớ HS: Thực hiện HS: Làm bài tập vào vở a) 2H2 + O2 à 2H2O b) 4H2 + Fe3O4 to 3Fe + 4H2O c) PbO + H2 to Pb + H2o * Các p/ư trên đều thuộc loại p/ư oxi hoá khử - P/ư a: Chất khử: H2 Chất oxi hoá: O2 - P/ư b: Chất khử: H2 Chất oxi hoá: Fe3O4 - P/ư c: Chất khử: H2 Chất oxi hoá: PbO GV: Em hãy giải thích? HS: Vì hiđro là chất chiếm oxi, còn PbO, Fe3O4, O2 là chất nhường oxi. HS: Thảo luận nhóm, làm bài . Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O 4Al + 3O2 à Al2O3 2KClO3 to 2KCl + 3O2 Phản ứng a: Thuộc loại p/ư thế Phản ứng b: Thuộc loại p/ư oxi hoá khử Phản ứng c: Thuộc loại p/ư hóa hợp Phản ứng d: Thuộc loại p/ư phân huỷ GV: Gọi HS nhận xét (HS có thể nhận ra cả 4 p/ư trên đều là p/ư oxi hoá khử vì đều có sự chuyển dịch e giữa các chất trong p/ư) HS: Làm bài; GV chấm bài của một số HS H2 + CuO à Cu + H2O a) nH2 = V:22,4 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol nCuO = m:M = 12 : 80 = 0,15 mol à CuO dư, H2 p/ư hết b) Theo phương trình: nH2O= nH2 = nCuO p/ư = 0,1 mol à mH2O = n*M= 0,1 *18= 1,8 gam c) nCuOdư= 0,15 - 0,1 = 0,05 mol mCuOdư = 0,05 * 80 = 4 gam mCu = 0,1 * 64 = 6,4 gam a = mCup/ư+ mCu dư = 6,4 + 4 = 10,4 gam GV: Gọi HS có cách giải khác trình bày: HS: Cách 2; nH2= 0,1*2 = 0,2 gam Theo định luật bảo toàn khối lượng: mH2 + mCuO= a + mH2O à 0,2 + 12 = a + mH2O à a = 12 + 0,2 -1,8 = 10,4 gam I/ Kiến thức cần nhớ: SGK II/ Luyện tập: Bài tập 1: Viết phương trình hoá học biểu diễn p/ư của hiđro lần lượt với các chất: O2, Fe3O4, PbO. Cho biết mỗi p/ư trên thuộc loại p/ư gì? Nếu là p/ư oxi hoá khử, hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hoá. Bài tập 2: Lập phương trình hoá học của các p/ư sau: a) Kẽm + Axit sunfuric à Kẽm sunfat + Hiđro b) Sắt III oxit + Hiđro à Sắt + Nước c) Kali clorat to Kali clorua + Oxi Cho biết mỗi p/ư thuộc loại p/ư nào? Bài tập 3: Dẫn 2,24 lit H2 (ddktc) vào một ống có chứa 12 gam CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Kết thúc p/ư trong ống còn lại a gam chất rắn. Viết PTPƯ Tính khối lượng nước tạo thành sau p/ư trên. Tính a? IV. Củng cố: V. BàI tập: 1,2,3,4,5,6/119 Đ/ Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 52 BàI thực hành 5 Ngày giảng: 20/3/2008 A/ Mục tiêu: HS được rèn luyện kỹ năng thao tác làm thí nghiệm. Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát và nhận xét các hiện tượng thí nghiệm. Tiếp tục rèn luyện khả năng viết các PTPƯ hoá học. B/ Chuẩn bị: Mỗi nhóm gồm Zn, HCl, CuO. 1Đèn cồn, 3ống nghiệm , có ống dẫn chữ Z và ống dẫn chữ V, kẹp gỗ, pipet. C/ Phương pháp: Thực hành D/ Tiến trình tổ chức giờ học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra : Kiểm tra dụng cụ, hoá chất và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. III. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: ? Các em hãy cho biết nguyên liệu điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm HS: Trong phòng thí nghiệm thường dùng kim loại (Zn, Al) và axit (HCl, H2SO4 loãng)… ? Em hãy viết PTPƯ điều chế H2 từ Zn và dd HCl HS: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ điều chế H2 Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm và cách thử độ tinh khiết của H2 mới đốt ? Các em hãy nhận xét hiện tượng GV: Nhắc HS làm TN thận trọng, đảm bảo thu H2 tinh khiết tránh ht nổ ống nghiệm GV: Hướng dẫn HS

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 8 tu tiet 45 den het nam hoc.doc
Giáo án liên quan