Bài giảng Tiết 45 bài36: metan

I/ Mục tiêu:

-HS biết tính chất vật lí của metan ( chủ yếu là trạng thái và tính tan ).

-Biết công thức cấu tạo của metan và khái niệm về liên kết đơn.

-Biết 2 tính chất quan trọng của metan, từ đó rút ra được một số ứng dụng của nó.

-Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm.

-Làm quen với phương pháp nghiên cứu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45 bài36: metan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Bài36: METAN I/ Mục tiêu: -HS biết tính chất vật lí của metan ( chủ yếu là trạng thái và tính tan ). -Biết công thức cấu tạo của metan và khái niệm về liên kết đơn. -Biết 2 tính chất quan trọng của metan, từ đó rút ra được một số ứng dụng của nó. -Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm. -Làm quen với phương pháp nghiên cứu. -Củng cố kĩ năng và cân bằng PTHH của phản ứng hữu cơ. -Rèn kĩ năng tính toán theo phương trình hoá học và thể tích mol đối với bài toán hữu cơ. II/ Chuẩn bị : - Bộ lắp ghép mô hình phân tử metan. -Tranh vẽ ứng dụng của metan. -Dụng cụ hoá chất cần thiết để làm thí nghiệm. III/ Hoạt động dạy –học : 1) Ổn định tổ chức. 2) Kiểm tra baì cũ : Viết công thức cấu tạo : C5H10 , C2H6O. 3) Tiến hành bài giảng : Hoạt động của GV & HS Nội dung Hoạt động 1: GV giới thiệu một số hình ảnh về nguồn metan trong thiên nhiên hoặc cho HS đọc SGK, tóm tắt. -GV gới thiệu về hình ảnh điều chế metan. -GV cho HS quan sát lọ đựng khí metan và hình vẽ thu khí metan bằng phươngm pháp đẩy nước. -HS nhận xét, nêu tính chất vật lí của metan ( trạng thái , màu sắc, tính tan trong nước). Xét tỉ khối của metan đối với không khí. Hoạt động 2:-Cho HS viết công thức cấu tạo của metan. Giới thiệu về qui ước biểu diễn liên kết hoá học. -HS lắp ghép mô hình phân tử của metan. Hoạt động 3:-GV nêu vấn đề cho HS dự đoán xem metan có những tính chất hopá học nào? Khi cháy sinh ra sản phẩm gì? Làm thế nào để nhận biết được các sản phẩm này? GV làm thí nghiệm đốt cháy metan có các dụng cụ để nhận biết các sản phẩm cháylà CO2 , H2O. Hoạt động 4: GV thông báo metan có phản ứng với clo. GV có thể làm thí nghiệm metan phản ứng với clo. Yêu cầu HS nhận xét trạng thái, màu sắc của 2 lọ trước khi làm thí nghiệm và sau khi làm thí nghiệm. Cho quì tím ẩm vào bình sau phản ứng . HS nhận xét hiện tượng thí nghiệm. GV hương dẫn HS thấy sản phẩm tạo ra có HCl ; hướng dẫn HS suy luận ra sản phẩm thứ 2 là metyl clorua... -GV huớng dẫn HS viết phương trình hoá học của phản ứng. GV kết luận. Hoạt động 5: Tìm hiểu về khái niệm phản ứng thế. GV hướng dẫn HS phân tích , dẫn đến nhận xét: Yêu cầu HS so sánh với phản ứng thế trong phản ứng của các chất vô cơ ( tạo ra một đơn chất và một hợp chất) Hoạt động 6: GV giới thiệu các ứng dụng của metan METAN -Công thức phân tử: CH4 -Phân tử khối: 16 I/ Trạng thái thiên nhiên . Tính chất vật lí. 1) Trạng thái thiên nhiên: Có trong các mỏ khí, dầu mỏ, trong bùn ao. 2) Tính chất vật lí: - Metan là chất khí không màu , không mùi ít tan trong nước. -Nhẹ hơn không khí ( dkk= 0,55) II/ Cấu tạo phân tử: Cấu tạo: Hình vẽ SGK. Phân tử metan có 4liên kết đơn giữa nguyên tử cacbon và 4 nguyên tử hiđro... III/ Tính chất hoá học: 1) Tác dụng với oxi: PTHH : CH4 + O2 à CO2 + H2O Phản ứng toả nhiều nhiệt. 2) Tác dụng với clo: Hiện tượng: Màu vàng nhạt biến mất. Quì tím ẩm chuyển sang màu hồng- Chứng tỏ có axit, ở đâyphải là HCl. PTHH: CH4 + Cl2 à CH3Cl + HCl KL: Metan tác dụng với clo khi chiếu sáng. Nhận xét: Nguyên tử clo thay thế nguyên tử hiđro trong phân tử metan. Phản ứng của clo với metan thuộc loại phản ứng thế. Phản ứng của clo với metan tạo ra 2 hợp chất. IV/ Ứng dụng : 1) Làm nhiên liệu. 2) Làm nguyên liệu. 4) Củng Cố : Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí: CH4 , CO2 , H2. 5) Dặn Dò: - Làm bài tập 3,4. SGK tr116 . - Chuẩn bị bài Etilen : + Công thức cấu tạo và tính chất hóa học của Etilen . + Chuẩn bị mỗi nhóm 1 mẫu đất đèn (khí đá) PHIẾU HỌC TẬP. Khoanh tròn vào một trong các chữ A,B,C,D, đứng trước đáp án đúng. 1) Phản ứng của clo với metan thuộc loại phản ứng: A. Cộng hợp. B. Phân huỷ. C. Thế . D. Trao đổi. 2) Metan được dùng làm nhiên liệu là do: A/ Cháy toả nhiều nhiệt. B/ Nó có nhiều trong tự nhiên. C/ Nó tác dụng được với clo. D/ Nó có nhiều trong tự nhiên và cháy toả nhiều nhiệt.

File đính kèm:

  • docTiet 45.doc
Giáo án liên quan