I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
+ Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hố học của metan.
+ Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế.
+ Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan.
2. Kỹ Năng:
Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45: metan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 45: METAN
Công thức phân tử: CH4
Phân tử khối:16
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hố học của metan.
Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế.
Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan.
2. Kỹ Năng:
Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: tranh cấu tạo phân tử metan
2. Học sinh: đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. ỔÂn định
2.Kiểm Tra Bài Cũ:
HS1: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ?.
HS2: Sửa bài tập 4 (SGK, tr. 112)
3.Nội Dung Bài Mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Giới thiệu trạng thái tự nhiên của khí metan.
HS: Nghe và ghi
GV: Yêu cầu HS quan sát lọ đựng khí metan, nêu tính chất vật lí của khí metan.
HS: Nêu tính chất vật lí.
GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử khí metan
HS: Các nhóm HS thảo luận lắp mô hình.
GV: Gọi HS lên bảng viết công thức cấu tạo và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của khí metan.
HS: Viết công thức cấu tạo của khí metan.
GV: Giới thiệu: Liên kết đơn trong phân tử khí metan bền.
GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm đốt cháy khí metan.
HS: Quan sát thí nghiệm, nhận xét hiện tượng.
GV: Metan cháy tạo ra những sản phẩm nào?
HS: Khí CO2 và hơi nước.
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình hố học.
HS: Viết phương trình hố học.
GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 4.6
HS: Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng tạo thành Metyl clorua và axit clohiđric
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình hố học.
HS: Viết phương trình hố học.
GV: Yêu cầu HS đọc phần ứng dụng sách giáo khoa.
HS: Đọc.
CỦNG CỐ
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài
Bài tập 1:
Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan.
Tồn bộ sản phẩm cháy ở trên được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình tăng m1 gam và có m2 gam kết tủa. Tính m1, m2
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 1
HS: Lên bảng làm bài tập 1
GV: Gọi HS nhận xét sửa sai
I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
1. Trạng thái tự nhiên: Trong tự nhiên, khí metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên)
- Trong các mỏ dầu (khí mỏ dầu hay khí đồng hành)
- Trong các mỏ than (khí mỏ than). Trong bùn ao (khí bùn ao).
- Trong khí biogas.
2. Tính chất vật lí:
Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí (d = ), rất ít tan trong nước.
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ:
Công thức cấu tạo của metan
H
H C H
H
Đặt điểm: trong phân tử metan có 4 liên kết đơn.
III. TÍNH CHẤT HỐ HỌC CỦA METAN:
Tác dụng với oxi: Metan cháy tạo thành cacbon đioxit và hơi nước.
PTHH: CH4(k) + O2(k) CO2(k) + H2O(h)
Tác dụng với clo: Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng tạo thành Metyl clorua và axit clohiđric
PTHH:
CH4 + Cl2 Ánh sáng CH3Cl + HCl
IV. ỨNG DỤNG:
- Làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Là nguyên liệu để điều chế hiđro theo sơ đồ:
Metan + nước cacbon đioxit + hiđro
- Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác.
Bài tập:
a) Số mol khí metan: n = = = 0,2 (mol)
PTHH: CH4(k) + O2(k) CO2(k) + H2O(h) (1)
Theo PT: nO= 2nCH= 2 x 0,2 = 0,4 (mol)
VO(đktc) = n x 22,4 = 0,4 x 22,4 = 8,96 (lít)
b) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2)
Theo PT (1): nCO= nCH= 0,2 (mol)
nHO = 2 x nCH= 2 x 0,2 = 2 x0,2 = 0,4 (mol)
theo phương trình 2:
Theo phương trình 2: nCaCO= nCO= 0,2 (mol)
m1= mHO + mCO= 0,4 x 18 + 0,2 x 44 = 16 (gam)
m2 = mCaCO= n x M = 0,2 x 100 = 20 (gam)
4.Dặn dò: Về nhà làm các bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGK tr.116).
Rút kinh nghiệm
Tuần 23
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 46: ETILEN
Công thức phân tử: C2H4
Phân tử khối: 28.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí và hố học của etilen.
Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó.
Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.
Biết được một số ứng dụng quan trọng của etilen.
Biết cách viết phương trình hố học của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch brom.
2. Kỹ Năng:
Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: tranh cấu tạo phân tử etilen.
2. Học sinh: Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2.Kiểm Tra Bài Cũ:
HS1: Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất hố học của metan.
HS2: Sửa bài tập 3 (SGK, tr. 116)
3.Nội Dung Bài Mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Giới thiệu tính chất vật lí của etilen.
HS: Nghe và ghi
GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử khí etilen
HS: Các nhóm HS thảo luận lắp mô hình.
GV: Gọi HS lên bảng viết công thức cấu tạo và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của khí etilen.
HS: Viết công thức cấu tạo của khí etilen.
GV: Giới thiệu:
HS: Nghe và ghi.
GV: Tương tự như metan, khi đốt, etilen cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và toả nhiệt.
GV: yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
HS: Viết phương trình phản ứng.
GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 4.8
- Em có nhận xét gì về hiện tượng khi dẫn khí etilen vào dung dịch brom?
HS: Khi sục khí khí C2H4 vào, dung dịch brom bị mất màu.
GV: Em có nhận xét gì?.
HS: C2H4 đã phản ứng với brom trong dung dịch.
GV: Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng. Trong điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng cộng với một số chất khác như hiđro, clo, nước..
GV: Ở những điều kiện thích hợp và có xúc tác, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó , các phân tử etilen có thể kết hợp với nhau tạo thành phân tử có khối lượng và kích thướt lớn, gọi là polietilen.
- GV yêu cầu HS viết phương trình hố học.
HS: Lên bảng viết phương trình hố học.
GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nêu ứng dụng của etilen.
HS: Nêu ứng dụng.
CỦNG CỐ
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài
Bài tập 2: Có các chất sau: CH4, CH3 – CH3,
CH2 = CH2
a) Chất nào tác dụng được với clo khi có ánh sáng.
b) Chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom
c) Chất nào phản ứng trùng hợp.
Hãy viết phương trình phản ứng minh hoạ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 1
HS: Làm bài tập 1
GV: Gọi HS nhận xét sửa sai
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
Etilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d = ).
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ:
Công thức cấu tạo của etilen:
H H
C = C Viết gọn: H2C = CH2
H H
Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hố học.
III. TÍNH CHẤT HỐ HỌC CỦA METAN:
Etilen có cháy không?
PTHH: C2H4(k) + 3O2(k) 2CO2(k) + 2H2O(h)
Etilen có làm mất màu dung dịch brom không?
CH2= CH2(k) + Br2 (dd) Br – CH2 – CH2 – Br (l)
Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng
Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không?
… CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 … t, p, xt
… CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 …
Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp.
IV. ỨNG DỤNG:
a) Chất tác dụng được với clo khi có ánh sáng là:
CH4 và CH3 – CH3
PTHH: CH4 + Cl2 Ánh sáng CH3Cl + HCl
C2H6 + Cl2 Ánh sáng C2H5Cl + HCl
b) Chất làm mất màu dung dịch brom là CH2=CH2
PTHH:
CH2= CH2(k) + Br2 (dd) Br – CH2 – CH2 – Br (l)
c) Chất có phản ứng trùng hợ là CH2= CH2
PTHH:
… CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 … t, p, xt
… CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 …
4. Dặn dò: Về nhà làm các bài tập: 1, 2, 3, 4 (SGK tr.114).
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- hoa 8(13).doc