Mục tiêu :
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học trong chương 4
- Rèn luyện kĩ năng tính toán theo CTHH và PTHH, đặc biệt là các công thức và phương trình có liên quan đến tính chất, ứng dụng và điều chế oxi
- Tập luyện cho học sinh vận dụng các khái niệm hoá học cơ bản đã học ở chương 1,2,3 để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương 4, rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, bước đầu tập vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế cuộc sống
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2958 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 46 bài 29 bài luyện tập 5 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46 Bài 29 BÀI LUYỆN TẬP 5
Tuần 23
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học trong chương 4
- Rèn luyện kĩ năng tính toán theo CTHH và PTHH, đặc biệt là các công thức và phương trình có liên quan đến tính chất, ứng dụng và điều chế oxi
- Tập luyện cho học sinh vận dụng các khái niệm hoá học cơ bản đã học ở chương 1,2,3 để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương 4, rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, bước đầu tập vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế cuộc sống
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 5’
Gọi 1 học sinh nêu lại các tựa bài đã học trong chương 4. Để củng cố và khắc sâu nội dung của chương 4. Ta cùng tìm hiểu bài 29
2. Phát triển bài : 39’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
19’
20’
I. Kiến thức cần nhớ :
1. Khí oxi là đơn chất phi kim có tính oxi hoá mạnh, rất hoạt động đặc biệt ở nhiệt độ cao, đễ dàng tham gia với kim loại, phi kim và hợp chất
2. Oxi là chất cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất
3. Nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất giàu khí oxi và dễ bị nhiệt phân huỷ ( KMnO4 , KClO3 . . .)
4. Sự tác dụng của oxi với một chất khác là sự oxi hoá
5. Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi . Oxit gồm 2 loại chính : Oxit axit và oxit bazơ
6. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí : Nitơ 78% , oxi 21% , các khí khác 1%
7. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu
8. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
II. Bài tập :
4. D ; 5b,c,e
6. - Phản ứng hoá hợp : b
- Phản ứng phân huỷ : a,c,d
7. a,b
- Hãy nêu ví dụ chứng minh oxi là phi kim rất hoạt động ở nhiệt độ cao ?
- Gọi 1 học sinh trả lời
- Kết luận
- Oxi có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất ?
- Viết 2 phương trình hoá học điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
- Thế nào là sự oxi hoá ? Cho ví dụ .
- Thế nào là oxit ? cho ví dụ
- Oxit được phân làm mấy loại ? Dựa vào đâu ?
- Hãy nêu tỉ lệ phần trăm của các chất khí có trong không khí ?
- Hãy viết 2 phương trình hoá học trong đó 1 thuộc loại phản ứng hoá hợp, 1 thuộc loại phản ứng phân huỷ ?
- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện bài tập 4 và 5
- Nhận xét
- Cho dãy 1 giải bài 6 ; dãy 2 giải bài 7
- Gọi đại diện 2 dãy trình bày
- Viết các phương trình hoá học giữa oxi với phi kim , kim loại và hợp chất
- Nêu được 2 lĩnh vực chính : Hô hấp và đốt nhiên liệu
- Cho ví dụ :
S + O2 SO2
- Phát biểu định nghĩa
- Nêu được :
N2 : 78%
O2 : 21%
Các khí khác 1%
- Cả lớp cùng nhận xét, sửa chữa
- Mỗi học sinh lựa chọn đáp án cho mình
- Cả lớp cùng giải bài tập
3. Dặn dò : 1’
- Giải bài tập 1,8 SGK
- Xem trước bài thực hành 4
File đính kèm:
- Tiết 46 Bài 29 BÀI LUYỆN TẬP 5.doc