Bài giảng Tiết 47: axetilen

Kiến Thức:

+ Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí và hố học của axetilen.

+ Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết ba.

+ Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O đồng thời toả nhiệt mạnh.

+ Biết một số ứng dụng quan trọng của axetilen

 

doc10 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 47: axetilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 47: AXETILEN Công thức phân tử: C2H2 Phân tử khối: 26 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí và hố học của axetilen. Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết ba. Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon: không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O đồng thời toả nhiệt mạnh. Biết một số ứng dụng quan trọng của axetilen 2. Kỹ Năng: Củng cố kĩ năng viết phương trình phản ứng cộng, bước đầu biết dự đốn tính chất của chất dựa vào thành phần cấu tạo. II. CHUẨN BỊ: 1. Dụng cụ: tranh cấu tạo phân tử etilen Học sinh: đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định. 2.Kiểm Tra Bài Cũ: HS1: Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất hố học của etilen. HS2: Sửa bài tập 2 (SGK, tr. 119) 3.Nội Dung Bài Mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Giới thiệu: công thức phân tử, phân tử khối của axetilen. GV: Các em quan sát sát lọ chứa khí C2H2 cho biết tính chất vật lí của axetilen? HS: Nêu tính chất vật lí. GV: Hướng dẫn các nhóm HS lắp mô hình phân tử khí axetilen HS: Các nhóm HS thảo luận lắp mô hình. GV: Gọi HS lên bảng viết công thức cấu tạo và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của axetilen. HS: Viết công thức cấu tạo của khí axetilen. GV: Giới thiệu: Liên kết ba HS: Nghe và ghi. GV: Tương tự như metan, etilen. axetilen cháy tạo ra khí cacbonic, hơi nước và toả nhiệt. GV: yêu cầu HS viết phương trình phản ứng. HS: Viết phương trình phản ứng. GV: Đặt vấn đề: Trong liên kết ba của phân tử axetilen có hai liên kết bền. Vậy ta dự thử dự đốn xem axetilen có làm mất màu dung dịch brom không. Để chứng minh dự đốn trên ta tiến hành làm thí nghiệm sau: GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 4.11 - Em có nhận xét gì về hiện tượng khi dẫn khí axetilen vào dung dịch brom? HS: Khi sục khí khí C2H2 vào, dung dịch brom bị mất màu. GV: Em có nhận xét gì về phản ứng trên?. HS: C2H2 đã phản ứng với brom trong dung dịch. GV: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? HS: Phản ứng trên thuộc loại phản ứng cộng. GV: Yêu cầu HS viết phương trình hố học. HS: Lên bảng viết phương trình hố học. GV: Giới thiệu: Ở điều kiện thích hợp, axetilen có phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác. GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa tóm tắc ứng dụng của axetilen. HS: Nêu ứng dụng. GV: Các nguyên liệu dùng để điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm. HS: Nghe và ghi CỦNG CỐ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài Bài tập: Hãy cho biết các chất sau: C2H6, C2H2, C2H4, CH4, C3H4 a) Chất nào có liên kết ba trong phân tử? b) Chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom? GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 1 HS: Làm bài tập 1 GV: Gọi HS nhận xét sửa sai GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 4 trong sách giáo khoa. I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí (d = ). II. CẤU TẠO PHÂN TỬ: Công thức cấu tạo của axetilen: H – C — C – H Viết gọn: CH — CH Đặc điểm: - Giữa hai nguyên tử cacbon có liên kết ba. - Trong liên kết ba, có hai liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hố học. III. TÍNH CHẤT HỐ HỌC CỦA METAN: Axetilen có cháy không?: Axetilen cháy tạo thành cacbon đioxit và hơi nước. PTHH: 2C2H2(k) + 5O2(k) 4CO2(k) + 2H2O(h) Axetilen có làm mất màu dung dịch brom không? - Thí ngiệm: Dẫn axetilen qua dung dịch brom màu da cam. - Hiện tượng: Dung dịch brom bị mất màu - Nhận xét: Axetilen có phản ứng cộng với brom trong dung dịch. PTHH: CH — CH (k) + Br – Br (dd) Br – CH = CH – Br Sản phảm sinh ra có liên đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với một phân tử brom nữa: PTHH: Br – CH = CH – Br + Br – Br Br2CH – CHBr2 Chú ý: Ở điều kiện thích hợp, axetilen có phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác. IV. ỨNG DỤNG: (SGK) V. ĐIỀU CHẾ: Trong phòng thí nghiệm, axetilen được điều chế bằng cách: cho đất đèn (canxi cacbua) tác dụng với nước. CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 Bài tập: Chất có liên kết ba là: C2H2, C3H4 Chất làm mất màu dung dịch brom là: C2H2, C3H4, C2H4 4.Dặn dò: Về nhà làm các bài tập: 2, 3, 5 (SGK tr.122). Rút kinh nghiệm Tuần 24 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 48: BENZEN Công thức phân tử: C6H6 Phân tử khối: 78 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: HS nắm được công thức cấu tạo phân tử benzen, từ đó hiểu được các tính chất hố học của benzen. 2. Kỹ Năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm, từ các hiện tượng thí nghiệm, rút ra tính chất. Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hố học và tiếp tục củng cố kĩ năng làm bài tốn II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:tranh sơ đồ cấu tạo phan tử benzen. Học sinh: đọc trước bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. ổn định. 2.Kiểm Tra Bài Cũ: HS1: Nêu cấu tạo phân tử, đặc điểm liên kết, tính chất hố học của metan. HS2: Nêu cấu tạo phân tử, đặc điểm liên kết, tính chất hố học của axetilen, etilen. 3.Nội Dung Bài Mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Giới thiệu HS: Nêu các tính chất vật lí của benzen. GV: Hướng dẫn các nhóm HS lắp mô hình phân tử benzen bằng bộ dụng cụ. GV: Gọi HS lên bảng viết công thức cấu tạo của benzen. HS: Lên bảng viết công thức cấu tạo. GV: Gọi HS nhận xét cấu tạo của benzen. HS: Nhận xét GV: Làm thí nghiệm đốt cháy và gọi HS nhận xét. HS: Benzen cháy sinh ra các sản phẩm CO2, nước và muội than. GV: Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình. HS: Lên bảng viết phương trình hố học. GV: Đặt vấn đề: Benzen không phản ứng cộng với brom trong dung dịch. Vậy benzen có tính chất hố học gì? GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm GV: Yêu cầu HS nêu tính chất và viết phương trình hố học. GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa tóm tắc ứng dụng của benzen. CỦNG CỐ GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài. HS: Nhắc lại các nội dung chính của bài. I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước. - Nhẹ hơn nước - Hồ tan dầu ăn và nhiều chất khác như: nến, cao su, iốt… - Benzen độc. II. CẤU TẠO PHÂN TỬ: 1. Công thức cấu tạo của benzen: 2. Đặc điểm cấu tạo: - Sáu nguên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạng khép kín đều. - Có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn. III. TÍNH CHẤT HỐ HỌC: Benzen có cháy không?: PTHH: 2C6H6(k) + 9O2(k) 6CO2(k) + 6H2O(h) + 6C(r) Benzen có phản ứng thế với brom không? Benzen có phản ứng cộng không? Trong điều kiện thích hợp, benzen có phản ứng cộng với một số chất, thí dụ H2: PTHH: C6H6 + 3H2 C6H12 IV. ỨNG DỤNG: Benzen là nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu. Dặn dò: Về nhà làm các bài tập: 1, 3, 4 (SGK tr.125). Rút kinh nghiệm Nhận xét của tổ Nhận xét của chuyên môn Tuần 24 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 47 : DÂY THẦN KINH TỦY Mục tiêu : Trình bày được cấu tạo và chức năng của tủy sống Giải thích được vì sao dây thần kinh tủy là dây pha Chuẩn bị : GV: tranh phóng to hình 45.1 , 45.2 , 44.2. HS: đọc trước bài. Tiến trình lên lớp : Ổn dịnh Kiểm tra bài cũ ( xen kẽ bài học). Bài mơ:ùi Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK , quan sát hình 44.2 , 45.1 ® trả lời câu hỏi: + trình bày cấu tạo dây thần kinh tủy? HS: quan sát kỹ hình , đọc thông tin sgk tr142 ® thu thập thông tin Một hs trình bày cấu tạo dây thần kinh tủy , lớp bổ sung GV: hồn thiện lại kiến thức GV: treo tranh câm hình 45.1 , gọi hs lên dán các mảnh bìa chú thích vào tranh Một vài hs lên dán tranh câm , lớp nhận xét bổ sung. GV: yêu cầu hs nghiên cứu thí nghiệm đọc kỹ bảng 45 SGK tr143 ® rút ra kết luận + Chức năng của rễ tủy ? + chức năng của dây thần kinh tủy ? HS: đọc kỹ nội dung thí nghiệm và kết quả ở bảng 45 sgk tr 143 ® thảo luận nhóm ® rút ra kết luận về chức năng của rễ tuỷ Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung GV: hồn thiện kiến thức +Vì sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha ? 1. Cấu tạo của dây thần kinh tủy. - Có 31 đôi thần kinh tủy - Mỗi dây thần kinh tủy gồm 2 rễ + Rễ trước : rễ vận động + Rễ sau : rễ cảm giác - Các rễ tủy đi ra khỏi lỗ gian đốt ® dây thần kinh tủy. 2. Chức năng của dây thần kinh tủy sống - Rễ trước truyền xung vận động ( li tâm ) - Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác ( hướng tâm ) - Dây thần kinh tuỷ do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại , nối với tuỷ sống qua rễ trước và rễ sau ® dây thần kinh tuỷ là dây pha. * Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK Củng cố : 1- Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ ? 2- Làm câu hỏi 2 SGK ( tr.143) Dặn dò : . Học bài trả lời câu hỏi SGK . Đọc trước bài 46 . Kẻ bảnh 46 (tr. 145) vào vở bài tập. Rút kinh nghiệm Tuần 24 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 48 : TRỤ NÃO , TIỂU NÃO , NÃO TRUNG GIAN Mục tiêu : Xác định được vị trí và các thành phần của trụ não Trình bày được chức năng chủ yếu của tủy não Xác định vị trí và chức năng của tiểu não Xác định vị trí và chức năng chủ yếu của não trung gian Chuẩn bị : 1. GV: Tranh phóng to hình 44.1 , 44.2 , 44.3. Mô hình bộ não tháo ráp. 2. HS: đọc trước bài. Tiến trình lên lớp : Ổn định : Kiểm tra bài cũ :em hãy nêu cấu tạo của dây thần kinh tuỷ. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi GV: yêu cầu hs quan sát tranh hình 46.1 ® hồn thành bài tập điền từ tr 144. HS: dựa vào hình vẽ ® Tìm hiểu vị trí các thành phần não. Hồn chỉnh bài tập điền từ.1-2 HS đọc đáp án , lớp nhận xét bổ sung. GV: chính xác hố lại thông tin GV: gọi 1 –2 hs chỉ trên tranh vị trí giới hạn của trụ não , tiểu não và não trung gian. GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin ¾, tr144 ® nêu cấu tạo và chức năng của tuỷ não ? HS: tự thu nhận và xử lí thông tin để trả lời câu hỏi Một vài hs phát biểu ® lớp bổ sung. GV: hồn thiện kiến thức. GV: yêu cầu HS làm bài tập : So sánh cấu tạo và chức năng của tủy não và tuỷ sống theo mẫu bảng 46 tr 145 HS: dựa vào hiểu biết của mình về cấu tạo và chức năng của tuỷ sống và trụ não ® hồn thành bảng -Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến . - Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung. GV: cho đáp án chính xác bằng phiếu chuẩn. 1. vị trí và các thành phần của não bộ. - Não bộ kẻ từ dưới lên gồm : Trụ não , não trung gian , đại não , tiểu não nằm phía sau trụ não. 2. Cấu tạo và chức ăng của trụ não. - Trụ não tiếp liền với tuỷ sống - Cấu tạo : + Chất trắng ở ngồi + Chất xám ở trong - Chức năng : + Chất xám : Điều kiển , điều hồ hoạt động của các nội quan + Chất trắng : Dẫn truyền : * Đường lên : cảm giác * Đường xuống : vận động Tuỷ cống Trụ não Vị trí Chức năng Vị trí Chức năng Bộ phận trung ương Chất xám Ở giữa thành dải liên tục Là căn cứ thần kinh Ở trong phân thành các nhân xám Là căn cứ thần kinh Chất trắng Bao quanh chất xám Dẫn truyền Bao ngồi các nhân xám Dẫn truyền dọc Bộ phận ngoại biên ( dây thần kinh ) 31 đôi dây thần kinh pha 12 đôi gồm ba loại dây cảm giác , dây vận động , dây pha GV: yêu cầu hs xác định được vị trí của não trung gian trên tranh hoặc mô hình. Một hs chỉ lên tranh koặc mô hình giới hạn não trung gian. GV: yêu cầu hs nghiên cứu thông tin ¾, ® trả lời câu hỏi + Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian. HS: tự ghi nhận thông tin , ghi nhớ kiến thức. Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung. GV: yêu cầu hs quan sát lại hình 46.1 , 46.3 , đọc thông tin ® trả lời câu hỏi + Vị trí của tiểu não ? +Tiểu não cấu tạo như thế nào ? GV: yêu cầu hs nghiên cứu thí nghiệm mục € ® tiểu não có chức năng gì ? HS: quan sát hình đọc kỹ thông tin ® nêu được : + Vị trí của tiểu não + Cấu tạo não - Một vài hs trả lời , tự rút rs kết luận . 3. Não trung gian. - Cấu tạo và chức năng : + Chất trắng ( ngồi ) : chuyển tiếp các đường dẫn truyền từ dưới đến não. + Chất xám : Là các nhân xám điều kiển quá trình trao đổi và điều hồ thân nhiệt. 4. Tiểu não. - Vị trí : Sau trụ não , dưới bán cầu não - Cấu tạo : + Chất xám : Ở ngồi làm thành vỏ tiểu não + Chất trắng : Ở trong là các đường dẫn truyền . - Chức năng : Điều hồ phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể. Củng cố : Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não , não trung gian và tiểu não theo mẫu sau Các bộ phận Trụ não Não trung gian Tiểu Cấu tạo Chức năng Dặn dò : Học bài theo sgk. Đọc mục “ em có biết ”. Rút kinh nghiệm Nhận xét của tổ Nhận xét của chuyên môn Tuần 23 Ngày soạn: Ngày dạy: Chương IX THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN Tiết 45: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH I Mục tiêu : Trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron , đồng thời xác định rõ nổn là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh Phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. II. Chuẩn bị : GV: tranh phóng to hình 43.1 và 43.2. HS: đọc trước bài. III. Tiến trình lên lớp : 1 Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ ( xen kẽ bài học). 3. Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi GV: yêu cầu hs dựa vào hình 53.1 và kiến thức đã học , hồn thành bài tập mục € + Mô tả cấu tạo của nơron ? GV: yêu cầu hs tự rút ra kết luận HS: quan sát kỹ hình nhớ lại kiến thức ® tự hồn thành bài vào vở Một vài hs đọc kết quả . lớp bổ sung hồn chỉnh kiến thức GV: gọi 1 vài hs trình bày cấu tạo của nơron trên tranh. GV: thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh giới thiệu 2 cách phân chia + Theo cấu tạo + Theo chức năng HS: quan sát kỹ hình thảo luận hồn chỉnhbài tập điền từ . Đại diện nhóm phát biểu , các nhóm khác bổ sung Một vài hs đọc lại trước lớp thông tin dã hồn chỉnh GV: yêu cầu hs quan sát hình 43.2 , đọc kỹ bài tập ® lựa chọn từ cụm từ điền vào chỗ trống GV: chính xác hố kiến thức các từ cần điền : 1- não , 2- tuỷ sống , 3 và 4 – Bó sợi cảm giác và bó sợi vận động. HS tự đọc thông tin thu nhập kiến thức GV: yêu cầu hs trả lời câu hỏi : Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng . HS: tự nêu được sự khác nhau về chức năng của 2 hệ I. Nơron – đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. - Cấu tạo của nơron : + Thân : chứa nhân + Các sợi nhánh : ở quanh thân + Một sợi trục : thường csó bao miêlin , tận cùng có cúc xináp + Thân và sợi nhánh ® chất xám - Chức năng của nơron : + cảm ứng + Dẫn truyền xung thần kinh. II.Các bộ phận của hệ thần kinh. a. Cấu tạo : Kết luận :- Như bài tập đã hồn chỉnh b. Chức năng : - Hệ thần kinh vận động : + Điều kiển sự hoạt động của cơ vân + Là hoạt động có ý thức - Hệ thần kinh sinh dưỡng : + Điều hồ các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản + Là hoạt động không có ý thức 4. Củng cố : 1. Hồn thành sơ đồ sau : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hệ thần kinh ................. . . . . . . . . 5. Dặn dò : Học bài theo câu hỏi sgk Đọc mục “ em có biết ” Chuẩn bị thực hành : theo nhóm cho tiết sau + HS : Ếch ( Nhái , cóc ) 1 con Bông thấm nước , khăn lau + GV : Bộ đồ mổ , giá treo ếch Cốc đựng nước Dung dịch HCL 0,3% ; 1 % ; 3 % Rút kinh nghiệm Tuần 23 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 46 : Thực hành : TÌM HIỂU CHỨC NĂNG ( LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TẠO ) CỦA TUỶ SỐNG I. Mục tiêu : Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định Từ kết quả quan sát qua thí nghiệm : + Nêu được chức năng cuả tuỷ sống , phỏng đốn được thành phần cấu tạo của tuỷ sống + Đối với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng II. Chuẩn bị : GV : Bộ đồ mổ , giá treo ếch. Cốc đựng nước Dung dịch HCL 0,3% ; 1 % ; 3 % HS : Ếch ( Nhái , cóc ) 1 con. Bông thấm nước , khăn lau III. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ (xen kẽ bài học). 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi GV: giới thiệu tiến hành thí nghiệm trên ếch đã huỷ não : + Ếch cắt đầu hoặc phá não + Treo lên giá , để cho hết chống ( khoảng 5 – 6 phút ) Bước 1 : HS tiến hành thí nghiệm theo giới thiệu ở bảng 44 GV: lưu ý hs : Sau mỗi lần kích thích bằng acid phải rửa thật sạch chỗ da có acid và để khoảng 3 – 5 phút mới kích thích lại. GV: yêu cầu hs dự đốn về chức năng của tuỷ sống GV: ghi nhanh các dự đốn ra góc bảng Bước 2 : GV biểu diễn thí nghiệm 4 , 5 - Cách xác định vị trí vết cắt ngang tuỷ ở ếch vị trí vết cắt nằm giữa khoảng cách của gốc đôi dât thần kinh thứ nhất và thứ hai ( ở lưng ) GV: lưu ý nếu vết cắt nông có thể chỉ cắt đường lên ( trong chất trắng ở mặt sau tuỷ ) do đó nếu kích thích chi trước thì chi sau cũng co ( đường xuống trong chất trắng vẫn còn ). GV: Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì ? Bước 3 : GV biểu diễn thí nghiệm 6 , 7. Qua thí nghiệm 6,7 có thể khẳng định được điều gì ? GV: cho hs đối chiếu với dự đốn ban đầu ® sửa chữa câu sai. HS: thảo luận hồn thành các thí nghiệm báo cáo kết quả. GV: tổng hợp ý kiến. y/c: HS thảo luận nhóm hồn thành bảng. Tuỷ sống Đặc điểm Cấu tạo ngồi - Vị trí - Hình dạng - Màu sắc - Màng tuỷ Cấu tạo trong - Chất xám - Chất trắng GV: chốt lại kiến thức về cấu tạo của tuỷ sống. 1. Tìm hiểu chức năng của tuỷ sống. + Thí nghiệm 1 : chi sau bên phải co + Thí nghiệm 2 : hai chi sau co + Thí nghiệm 3 : Cả 4 chi đều co + Thí nghiệm 4 : Chỉ hai chi sau co + Thí nghiệm 5 : Chỉ hai chi trước co. + Thí nghiệm 6 : 2 chi trước không co + Thí nghiệm 7 : 2 chi sau co - Tuỷ sống có căn cứ thần kinh điều kiển các phản xạ. 2.Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống Tuỷ sống Đặc điểm Cấu tạo ngồi - Vị trí : Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II - Hình dáng : + Hình trụ dài + Có hai phần phình là phần phình cổ và phình thắt lưng Màu sắc : Màu trắng bóng - Màng tuỷ : 3 lớp : Màng cứng , màng nhện , màng nuôi _ bảo vệ và nuôi dưỡng tuỷ sống Cấu tạo trong - Chất xám : Nằm trong có hình cánh bướm - Chất trắng : Nằm ngồi bao quanh chất xám 4. Củng cố : ( báo cáo thu hoạch ) Hồn thành bảng 44 vào vở bài tập Trả lời các câu hỏi : Các căn cứ điều kiển phản xạ do thành phần nào của tuỷ sống đảm nhiệm ? thí nghiệm nào chứng minh điều đó ? Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào ? thí nghiệm nào chứng minh điều đó ? 5. Dặn dò : Học cấu tạo của tuỷ sống Hồn thành báo cáo thu hoạch Đọc trước bài 45 Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • dochoa 8(14).doc
Giáo án liên quan