A. Mục tiêu:
- HS biết được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axetilen. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học của axetilen.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo của axetilen. Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn, phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hoá học. Tính thành phần trăm thể tích khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng. Điều chế axetilen từ metan và CaC2.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 9157 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49: bài 38 : axetilen ( c2h2 =26), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 27-2-2013, T4 lớp 91, ngày 28-2-2013 T1 lớp 98
Tiết 49: Bài 38 : AXETILEN ( C2H2 =26)
A. Mục tiêu:
- HS biết được CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của axetilen. Biết tính chất vật lí, tính chất hoá học của axetilen.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo của axetilen. Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn, phân biệt khí axetilen với khí metan bằng phương pháp hoá học. Tính thành phần trăm thể tích khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng. Điều chế axetilen từ metan và CaC2.
- Biết một số ứng dụng của axetilen, HS có thái độ nghiêm túc và tỉ mĩ trong học tập .
B- Trọng tâm:
Cấu tạo và tính chất của axetilen. Học sinh cần biết do phân tử axetilen có 1 liên kết ba trong đó có 2 liên kết kém bền nên có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng.
C. Các thiết bị dạy học cần thiết:
- Dụng cụ : Hộp mô hình công thức cấu tạo dạng rỗng và dạng đặc, bình cầu, ống dẫn khí, bình thu khí, phễu chiết, chậu thủy tinh, bình thu khí.
- Hóa chất : CaC2 , H2O, nước vôi trong, nước brôm.
- Tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen
D-Tiến trình bài giảng :
1- Khởi động:
a- Kiểm tra bài cũ:
1- Có 3 bình khí không màu bị mất nhãn : CO2, (SO2) C2H4, CH4. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các bình khí trên.( 98, 91) (HS: Dẫn lần lượt các khí qua dd nước vôi trong dư và dd brom, khí nào làm đục nước vôi trong là CO2, (SO2) khí nào làm mất màu dd Brom là C2H2, còn lại là CH4).
2- Viết CTCT của nêu tính chất hóa học của etilen? Viết PTHH của etilen với dd brom, tại sao etilen có khả năn glàm mất màu dung dịch brom?
.( 98, 91)
( Vì phân tử có liên kết đôi trong phân tử, dễ bị đứt một liên kết kém bền dể kết hợp thêm một phân tử brom)
b- Vào bàiGV: Tương tự liên kết đôi những chất liên kết ba trong phân tử cũng có khả năng phản ứng cộng, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu một hợp chất có cấu tạo phân tử như thế được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đó là axetilen.
3- Phát triển bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần nhớ
HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lí của axetilen:
GV: Hướng dẫn HS quan sát lọ chứa axetilen và hình 4.9 thu axetilen bằng cách đẩy nước
- Nêu một số tính chất vật lí của axetilen.
HS: axetilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
- So sánh tính chất vật lí của axetilen với etilen?
- Vậy trong phòng thí nghiệm có thể thu khí axetilen bằng cách nào?
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của C2H2
GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 4.10 mô hình phân tử axetilen.
HS: Lắp mô hình phân tử axetilen dạng rộng.
- Viết CTCT của axetilen. Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của phân tử axetilen?
HS: Phân tử axetilen có 1 lien kết ba giữa hai nguyên tử cacbon.
GV: Trong liên kết ba, có 2 liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học. Những đặc điểm cấu tạo này đã quyết định tính chất hoá học của axetilen. Do đó nó có khả năng tham gia được phản ứng cộng liên tiếp 2 lần.
GV: đồng đẳng của axetilen là những hidro cacbon không no mạch hở có 1 lk ba gọi là ankin CT chung C2H2n-2 ( với n>1)
HĐ3: Tìm hiểu tính chất hoá học của C2H2
- Em hãy cho biết thành phần phân tử của metan, etilen, axetilen có gì giống nhau? Vậy axetilen có cháy không, sản phẩm là gì?
GV: Làm TN.
HS: Quan sát và mô tả hiện tượng quan sát được, viết PTHH.
GV nêu vấn đề : Tại sao sử dụng khí axetilen trong đèn xì oxi- axetilen để hàn cắt kim loại.
GV mở rộng: Đốt cháy ankin thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước và số mol ankin cháy bằng molCO2 trừ số mol nước.
- Theo em axetilen có làm mất màu dung dịch brom không? Nhanh hay chậm hơn etilen?
GV: làm thí nghiệm C2H2 + Br2
HS: quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, viết PTHH, kết luận.
GV: C2H2 phản ứng với dung dịch Brom chậm hơn C2H4 5 lần và xảy ra theo 2 nấc.
HĐ4: Tìm hiểu ứng dụng của axetilen.
- HS đọc thông tin mục IV và cho biết axetilen có những ứng dụng gì?
GV: Thể hiện ứng dụng bằng sơ đồ.
HĐ5: Cách điều chê axetilen
GV Hướng dẫn HS xem hình 4.12 điều chế và thu khí axetilen trong phòng thí nghiệm.
- Hóa chất dùng để điều chế C2H2 trong PTN và trong CN?
- Vai trò của bình đựng dd NaOH?
- Giải thích bình đựng NaOH?
HS: Loại bỏ các tạp chất khí có lẫn với C2H2 như H2S
GV: Nhiệt phân CH4 ở nhiệt độ cao.
I- Tính chất vật lí:
Axetilen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
II. Cấu tạo phân tử :
- Công thức cấu tạo:
H – C C – H
hoặc thu gọn CH CH
Phân tử axetilen có 1 liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon. Trong liên kết ba, có 2 liên kết kém bền, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học.
III. Tính chất hóa học:
1- Tác dụng với oxi :
2 C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
Axetilen cháy tạo thành khí CO2 và hơi nước, toả nhiều nhiệt.
2- Tác dụng với dung dịch brom
Axetilen làm mất màu ( da cam) của dung dịch brôm , phản ứng dùng để nhận biết khí axetilen.
CH CH + Br2 " Br – CH = CH – Br
Br – CH = CH – Br + Br2 " Br2 – CH - CH – Br2
Hay: C2H2 + 2Br2 →C2H2Br4
Ngoài ra C2H2 trong điều kiện thích hợp còn có khả năng phản ứng cộng với hiđro và một số chất khác .
IV. Ứng dụng :Axetilen
Đèn xì
Poli (vinyl clorua)
Cao su
Axit axetic
V. Điều chế :
- Cho canxi cacbua phản ứng với nước.
CaC2 + 2H2O " C2H2 + Ca(OH)2
- Nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao
2CH4 C2H2 + 3H2
4- Củng cố- luyện tập:
1- Vẽ sơ đồ thể hiện các nội dung đã học về axetilen?
2- Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 2 lọ riêng biệt đựng hai khí CH4 và C2H2. ( dẫn qua dd Br2 )
3- Làm bài tập 5/ 122: Số mol của hỗn hợp: ; số mol Br2 = .
Đặt số mol của C2H4 và C2H2 lần lượt trong hỗn hợp là a và b.
a) Phương trình hoá học: C2H4 + Br2 → C2H4Br2 C2H2 + 2Br2 →C2H2Br4
a mol a mol b mol 2b mol
b- Ta có hệ phương trình toán học: a + b = 0,025 Giải hệ ta được a= 0,015 và b= 0,01
a + 2b= 0,035 Vì tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên ta có.
%VC2H4 = ; %VC2H2 = 100- 60% = 40%
4- Xác định CTHH của X trong hợp chất sau: 2 X + 5O2"4CO2+ 2H2O
5- Hướng dẫn sau bài học:
4- Gọi thể tích CH4 là x, thể tích C2H2 là 28-x
PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
Theo PTHH ta có số mililit oxi cần dùng
Vậy thể tích CO2 tạo ra là: X + 2(28-x)= 5,6 + 44,8=50.4ml
- Chuẩn bị bài Bezen: Tìm hiểu cấu tạo và tính chất của benzen có gì khác vỡi các hidrocacbon đã học, phản ứng đặc trưng của benzen, ứng dụng của benzen.
File đính kèm:
- Giao an hoa 9 T49.doc