- Biết được ngoài tác dụng với đơn chất oxi, hiđro còn tác dụng được với hợp chất, hiđro có tính khử .
- Biết làm thí nghiệm với đồng oxit, viết được phương trình hoá học
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
Tranh ứng dụng của hiđro, 2 giá sắt, một bình cầu có nhánh, một ống dẫn khí hình trụ, 2 nút cao su, 1 ống dẫn khí L, 1 ống nghiệm ,1 cốc thuỷ tinh, 1 đèn cồn
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 50 bài 31 tính chất ứng dụng của tuần 25 hiđro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50 Bài 31 TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA
Tuần 25 HIĐRO ( TT )
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- Biết được ngoài tác dụng với đơn chất oxi, hiđro còn tác dụng được với hợp chất, hiđro có tính khử .
- Biết làm thí nghiệm với đồng oxit, viết được phương trình hoá học
B. Đồ dùng dạy học :
- Dụng cụ :
Tranh ứng dụng của hiđro, 2 giá sắt, một bình cầu có nhánh, một ống dẫn khí hình trụ, 2 nút cao su, 1 ống dẫn khí L, 1 ống nghiệm ,1 cốc thuỷ tinh, 1 đèn cồn
- Hoá chất :
1 lọ CuO, 1lọ kẽm viên, 1lọ HCl
C. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 6’
- Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất vật lí của hiđro? Hiđro có tác dụng được với oxi đơn chất không ? Tạo thành sản phẩm gì ? Viết phương trình hoá học .
- Giới thiệu : Vậy hiđro có tác dụng được với hợp chất không ? và hođro có ứng dụng gì ? Ta cùng tìm hiểu bài 31 tiếp theo
2. Phát triển bài : 30’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
20’
10’
2. Tác dụng với đồng oxit CuO :
a. Thí nghiệm :
- Dẫn hiđro đi qua đồng oxit màu đen :
+ Ở nhiệt độ thường : Không có phản ứng xảy ra .
+ Ở nhiệt dộ cao : Màu đen của CuO biến thành màu đỏ và xuất hiện những giọt nước .
Phương trình hoá học :
H2 + CuO Cu + H2O
Trong thí nghiệm trên hiđro đã chiếm oxi của đồng oxit . Ta nói hiđro có tính khử
b. Kết luận : Ở nhiệt độ thích hợp hiđro kết hợp được với oxi đơn chất và oxi có trong hợp chất oxit kim loại. Hiđro có tính khử. Các phản ứng trên đều toả nhiệt
II. Ứng dụng :
- Dùng làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, động cở ôtô, đèn xì oxi – hiđro
- Là nguyên liệu trong sản xuất amoniắc, axit và nhiều hợp chất hữu cơ .
- Dùng làm chất khử để điều chế kim loại
- Dùng để bơm vào các khinh khí cầu, bóng thám không
- Lắp ráp dụng cụ như hình 5.2 . Tiến hành thí nghiệm :
+ Cho luồng khí hiđro đi qua đồng oxit ở nhiệt độ thường. có phản ứng xảy ra không ?
+ Dùng đèn cồn hơ đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung ở chỗ có đồng oxit . Phản ứng có xảy ra không ? Dấu hiệu nhận biết ?
- Em có kết luận gì qua thí nghiệm này ?
- Sửa chữa, kết luận
- Qua tính chất hoá học của hiđro ( Phần 1 và 2 ) em có kết luận gì ?
- Kết luận
- Hiđro có những ứng dụng gì ? Treo tranh H5.3 yêu cầu học sinh quan sát
- Dựa vào đâu có những ứng dụng trên ?
- Sửa chữa và kết luận cho từng nội dung một
- Quan sát cách lắp ráp dụng cụ
- Xác định không có phản ứng hoá học xảy ra .
- Tiếp tục quan sát : Có dấu hiệu phản ứng hoá học xảy ra : Màu đen của đồng oxit biến thành màu đỏ và có xuất hiện những giọt nước
- Kết luận : Ở nhệt độ cao hiđro kết hợp được với oxi đơn chất và oxi có trong hợp chất
- Quan sát tranh H5.3 nêu ứng dụng của hiđro
- Các nhóm trao đổi : Lần lượt giải thích cơ sở cho từng ứng dụng
3. Củng cố : 4’
Trình bài tính chất hoá học của hiđro. Viết PTHH
4. Kiểm tra, đánh giá : 4’
Hoàn thành 2 PTHH sau :
Fe3O4 + H2 ?
HgO + H2 ?
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : 3,4,5,6 SGK
- Chuẩn bị trước bài 32
File đính kèm:
- Tiết 50 Bài 31 TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO.doc