1. Kiến thức
a) Hs biết:
- Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử
- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh; Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ
- Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Trong các hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hoá là -2, +4, +6
b) Hs hiểu:
- Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 51 bài 30: lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy…………….lớp………… Ngày dạy…………….lớp…..……
Ngày dạy…………….lớp………… Ngày dạy…………….lớp…..……
Tiết 51
BÀI 30: LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a) Hs biết:
- Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron của nguyên tử
- Hai dạng thù hình của lưu huỳnh; Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ
- Tính chất hoá học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Trong các hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hoá là -2, +4, +6
b) Hs hiểu:
- Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.
- Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
2. Kĩ năng
- Quan sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh và viết PTPƯ của các phản ứng lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất (Fe, H2, Hg, O2, F2)
3. Thái độ
-Tích cự tham gia vào các hoạt động của giờ giảng, có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học
II. CHUẨN BỊ :
- Bảng tuần hoàn
- Dụng cụ, hoá chất: S, ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm
- Tranh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lí của lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Hs1: BT 3/SGK/trang 127 (4pt)
- Hs2: Viết các ptpư điều chế oxi trong:
a) PTN (2pt)
b) Công nghiệp (1pt)
c) Tự nhiên (1pt)
à cho hs khác nhận xét, gv cho điểm cả phần nhận xét
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1(5’) Vị trí , cấu hình electro nguyên tử
- Gv: dùng bảng TH để xác định vị trí của lưu huỳnh?
- Gv: viết cấu hình e của nguyên tử S?
I. Vị trí , cấu hình electron nguyên tử
- Vị trí: ô 16, nhóm VIA, chu kì 3
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
à có 6e ngoài cùng
Hoạt động 2(2’) Tính chất vật lí
- Gv: nhắc lại thù hình là gì? Hai dạng thù hình của oxi?
- Cho hs xem tranh
- Gv: S cũng có hai dạng thù hình, nhưng khá phức tạp hơn so với Oxi hoá, đó là lưu huỳnh tà phương (Sα), lưu huỳnh đơn tà (Sβ). Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí nhưng tính chất hoá học giống nhau. Chúng có thể biến đổi qua lại với nhau tuỳ theo điều kiện nhiệt độ.
II. Tính chất vật lí
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
(SGK)
Hoạt động 3(5’) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
- Gv: biểu diễn thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh
- Hs: quan sát sự thay đổi trạng thái, màu sắc
- Gv: giải thích nguyên nhân của sự biến đổi các tính chất đó, tóm tắt thành sơ đồ
- Trong phản ứng chỉ ghi dưới dạng S
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí
S8
1870C
S8
1190C
Sα (rắn, (lỏng,
Sβ vàng) vàng)
Sn
4450C
(Quánh nhớt, S8, S6, S4,
nâu S2(14000C),
S(17000C)
Hoạt động 4(15’) Tính chất hoá học
Gv: dựa vào cấu hình e và độ âm điện của S dự đoán tính chất hoá học?
à tính oxi hoá
Gv: vì S có thêm phân lớp d trống nên khi bị kích thích e có thể chuyển sang phân lớp d để tạo thành 4e độc thân hoặc 6e độc thân do đó S ngoài số oxi hoá -2(trong hợp chất với kim loại và hiđro) còn có thêm số oxi hoá +4, +6 (trong hợp chất có độ âm điện lớn hơn) khác với oxi
Gv: dựa vào số oxi hoá của S, dự đoán xem tính chất hoá học của lưu huỳnh?
Hs: hoàn thành các phản ứng và xác định vai trò của S
III. Tính chất hoá học
- S có số oxi hoá: -2, 0, +4, +6
à lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử
1. Tác dụng với kim loại và hiđro
S + Cu à
S + Fe à
S + H2 à
à S thể hiện tính oxi hoá:
0 -2
S + 2e à S
2. Tác dụng với phi kim có độ âm điện lớn hơn:
S + O2 à
S + F2 à
à S thể hiện tính khử:
0 +4
S à S + 4e
0 +6
S à S + 6e
Hoạt động 5(5’) Ứng dụng,trạng thái tự nhên và sản xuất. (SGK)
- Hs tự nghiên cứu
IV. Ứng dụng,trạng thái tự nhên và sản xuất. (SGK)
3.Củng cố(7’)
- Câu 1: Giải thích vì sao S có các số oxi hoá -2, +4, +6 trong các hợp chất?
- Câu 2: Lấy 2 ví dụ phản ứng trong đó lưu huỳnh đóng vai trò chất oxi hoá và 2 ví dụ phản ứng trong đó lưu huỳnh đóng vai trò chất khử?
4. Hướng dẫn học sinh tự học(1’)
- BTVN: + làm BT trong SGK/ trang 132
File đính kèm:
- bai 30.doc