Bài giảng Tiết 51: bài về nhiên liệu

A) MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.

- Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng.

2. Kĩ năng

- Nắm được cách sử dụng có hiệu quả nhiên liệu.

 

doc43 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 51: bài về nhiên liệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/3/2007 NG: 12/3/2007 Tiết 51: Nhiên liệu a) Mục tiêu: 1. Kiến thức - Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. - Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng. 2. Kĩ năng - Nắm được cách sử dụng có hiệu quả nhiên liệu. 3. Thái độ Biết cách sử dụng nhiên liẹu và có ý thức tiết kiệm nhiên liệu. B) chuẩn bị: - ảnh hoặc các tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí. - Biểu đồ hàm lượng cacbon trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu. c) Tổ chức dạy học: I. Kiểm tra bài cũ (10 phút) * HS1: Em hãy nêu các sản phẩm được chế biến từ dầu mỏ ? * HS2: Chữa bài tập 4 / 129 SGK. II. Giảng bài mới hoạt động 1 (7 phút) tìm hiểu nhiên liệu là gì Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Đặt vấn đề: Em hãy nêu một vài nhiên liệu thường dùng ? GV: Các chất trên khi cháy đều toả nhiệt và phát sáng, người ta gọi đó là chất đốt hay nhiên liệu. Hỏi: Vậy nhiên liệu là gì ? HS: Trả lời như SGK Hỏi: Nhiên liệu có vai trò gì trong đời sống ? HS: Thảo luận trả lời. Hỏi: Nhiên liệu được lấy từ đâu ? I. nhiên liêu là gì ? là chất cháy được khi cháy toả nhiệt và phát sáng. VD: Than, gỗ ... hoạt động 2 (10 phút) nhiên liệu được phân loại như thế nào ? Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng Hỏi: Nhiên liệu tồn tại ở những trạng thái nào ? Hỏi: Người ta phân loại nhiên liệu như thế nào ? Hỏi: Nhiên liệu rắn gồm có những loại nào ? GV: Thuyết trình về sự tạo thành than mỏ và các loại than gầy, than mỡ, than bùn, gỗ. Hỏi: Hàm lượng cacbon có trong than phụ thuộc vào đâu ? GV: Việc sử dụng gỗ làm nhiên liệu gây lãng phí lớn và ảnh hưởng xấu đến môi trường. GV: Giảng giải biểu đồ 4.21/ 130. GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về nhiên liệu lỏng. Hỏi: Nhiên liệu lỏng thường được sử dụng vào các lĩnh vực nào ? GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về nhiên liệu khí Hỏi: Nhiên liệu khí thường được sử dụng trong các lĩnh vực nào ? GV: Giảng giải biểu đồ năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu 4.22 SGK II. nhiên liệu được phân loại như thế nào ? 1. Nhiên liệu rắn - Than mỏ: Than gầy, than mỡ, than bùn. Than càng già, hàm lượng C càng cao - Gỗ 2. Nhiên liệu lỏng Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hoả…) và rượu 3. Nhiên liệu khí Gồm các loại khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than. hoạt động 3 (10 phút) sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Đặt vấn đề: Nguồn nhiên liệu có phải vô tận không ? Hỏi: Vậy khi sử dụng nhiên liệu cần chú ý điều gì. Hỏi: Vì sao chúng ta phải sử dụng nhiên liệu có hiệu quả GV: Vậy"Sử dụng nhiên liệu như thế nào là hiệu quả ?" (Yêu cầu HS thảo luận nhóm) Hỏi: Tại sao phải cung cấp đủ không khí hoặc oxi ? Hỏi: Tại sao phải tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí ? Hỏi: Em hãy nêu một số biện pháp làm tăng diện tích tiếp xúc ? Hỏi: Tại sao phải điều chỉnh nhiên liệu khi đốt nhiên liệu III. sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả ? 1.Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho sự cháy 2. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí 3. Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết. hoạt động 4 củng cố - hƯớng dẫn về nhà (8 phút ) 1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ? 2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ và phần "Em có biết". 3. Yêu cầu HS làm bài tập: 1, 2 SGK / 132 4. Đọc trước bài nhiên liệu. 5. Về nhà: Làm bài tập: 3, 4 SGK / 132. NS: 10/3/2007 NG: 14/3/2007 Tiết 52: Luyện tập chương 4 Hiđrocacbon. Nhiên liệu a) Mục tiêu: 1. Kiến thức - Củng cố các kiến thức đã học về hiđrocacbon. - Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrocacbon. 2. Kĩ năng - Củng cố các phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ. 3. Thái độ - Nghiêm túc trật tự, đoàn kết hợp tác khi thảo luận nhóm. B) chuẩn bị: - Hệ thống câu hỏi và bài tập. - Các miếng bìa viết sẵn CTCT, đặc điểm cấu tạo, phản ứng đặc trưng của Metan, Etilen, Axetilen, Benzen. - Bảng phụ: Metan Etilen Axetilen Benzen Công thức cấu tạo Đặc điểm cấu tạo Phản ứng đặc trưng ứng dụng chính c) Tổ chức dạy học: I. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong quá trình luyện tập) II. Giảng bài mới Vào bài: Chúng ta đã được học về những hiđrocacbon nào ? HS: Nêu tên các hiđrocacbon đã học. GV: Bài học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về cấu tạo phân tử và mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử với tính chất của các hiđrocacbon trên và những ứng dụng của nó hoạt động 1 (17 phút) kiến thức cần nhớ Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Cho HS thảo luận nhóm với nội dung sau: Nhớ lại cấu tạo, tính chất của Metan, Etilen, Axetilen, Benzen rồi dùng các miếng ghép đề hoàn thành bảng tổng kết theo mẫu sau theo nhóm: GV: Treo bảng tổng kết (yêu cầu HS viết CTPT của các chất) rồi phát các miếng ghép cho các nhóm GV: Yêu cầu HS vừa làm vừa hoàn thành nội dung này vào bảng đã được kẻ sẵn trong vở (GV đã yêu cầu từ giờ trước) HS: Làm việc theo nhóm GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên hái hoa dân chủ chọn chất mà nhóm mình phải hoàn thành các thông tin. HS: Bốn HS đại diện bốn nhóm lên bảng. GV: Tổ chức cho HS cả lớp nhận xét phần bài làm của các bạn. GV: Chuẩn kiến thức cần nhớ theo bảng I. kiến thức cần nhớ Metan Etilen Axetilen Benzen Công thức cấu tạo H | H – C – H | H H H | | H - C = C - H H - C º C - H Đặc điểm cấu tạo Liên kết đơn Có một liên kết đôi Có một liên kết ba - Mạch vòng 6 cạnh. - Có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn. Phản ứng đặc trưng Phản ứng thế PƯ cộng (làm mất màu dd Brom) PƯ cộng (làm mất màu dd Brom) Phản ứng thế với Brom lỏng ứng dụng chính - Làm nhiên liệu - Điều chế H2, bột than ... - kích thích quả mau chín - Điều chế PE PVC, rượu etilic, axit axetic, Đicloetan - Hàn cắt kim loại, sản suất PVC, cao su, axit axetic ... Sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm. Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ minh hoạ cho các phản ứng đặc trưng trên HS: Lên bảng viết PTPƯ. GV: Nhận xét và cho điểm Hỏi: Tại sao etilen và axetilen lại tham gia được phản ứng cộng ? HS: Vì trong phân tử etilen và axetilen đều có liên kết kém bền Hỏi: Nếu có một lượng khí etilen và axetilen bàng nhau thì khí nào phản ứng đợc với nhiều dd Brom hơn? vì sao ? HS: Axetilen phản ứng được với nhiều dd nước brom hơn vì một mol etilen chỉ phản ứng được với 1 mol brom còn 1 mol axetilen phản ứng được với 2 mol brom Hỏi: Vì sao hiđrocacbon được dùng làm nhiên liệu ? HS: Vì khi hiđrocacbon cháy toả nhiều nhiệt I. kiến thức cần nhớ 1. Cấu tạo 2. Phương trình phản ứng đặc trưng a. Phản ứng thế: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl (k) (k) (k) (k) C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (l) (l) (l) (k) b. Phản ứng cộng: C2H4 + Br2 à C2H4Br2 C2H2 + 2Br2 à C2H2Br4 hoạt động 2: bài tập (25 phút) Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Yêu cầu HS làm bài tập (viết sẵn bảng phụ) Bài tập 1: Cho các hiđrocacbon sau: a) C2H2 b) C6H6 c) C2H4 d) C2H6 e) CH4 f) C3H6 +Viết công thức cấu tạo của các chất trên + Chất nào có PƯ đặc trưng là PƯ thế ? + Chất nào làm mất màu dd Brom ? Viết các PTPƯ xảy ra ? HS: Suy nghĩ làm bài GV: Gọi 2 HS lên bảng. HS: Nhận xét bài làm của bạn. GV: Chuẩn kiến thức và chấm điểm. GV: Yêu cầu HS làm tiếp bài tập: GV: Đặt vấn đề: Nếu có hai bình đựng khí CH4 và C2H4. Chỉ dùng dd brom có thể phân biệt được hai khí này không ? HS: Có phân biệt được. GV: Đây chính là nội dung bài tập 2/ 133 SGK (gọi 1 HS đứng tại chỗ nêu cách làm) GV: Yêu cầu HS làm tiếp bài tập 3 (viết sẵn bảng phụ): Bài tập 3: Bài 4/ 133 SGK GV: Gọi 1 HS đọc đề bài. GV: Em hãy dự đoán xem thành phần của A có thể có những nguyên tố nào ? HS: Chắc chắn có nguyên tố C và H ngoài ra có thể có O Hỏi: Ta có tính được khối lượng của C và H không, và tính bằng cách nào ? HS: Lượng C có trong A chính là lượng C có trong CO2; Lượng H có trong A chính là lượng H có trong H2O. GV: Khi tính được lượng C và H có trong A rồi thì có tính được lượng O không, và tính như thế nào ? HS: mO = mA - (mC + mH) GV: Gọi 1 HS lên bảng tính lựơng C, H, O có trong A. GV: Khối lượng O = 0 em có kết luận gì ? GV: Đến đây em nào có thể tiếo tục lên bảng xác định CTPT của A ? HS: Một HS lên bảng làm tiếp GV: C2H6 có làm mất màu dd brom không, tại sao? HS: Không vì CTCT của A không có liên kết đôi hay 3 kém bền. GV: Em hãy viết PTHH của A với clo khi có ánh sáng Hỏi: PƯ trên thuộc loại PƯ nào ? Hỏi: Tại sao C2H6 lại có phản ứng thế ? HS : Vì trong phân tử chỉ có liên kết đơn GV: Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn đều tham gia phản ứng thế và những chất có liên kết đôi hay 3 đều tham gia phản ứng cộng. II. bài tập 1. Bài tập 1 a. Công thức cấu tạo: b. Chất có PƯ đặc trưng là PƯ thế là b, d, e C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (l) (l) (l) (k) C2H6 + Cl2 à C2H5Cl + HCl (k) (k) (k) (k) CH4 + Cl2 à CH3Cl + HCl (k) (k) (k) (k) * Chất làm mất màu dd Brom là a, c C2H4 + Br2 à C2H4Br2 C2H2 + 2Br2 à C2H2Br4 2. Bài tập 2 (Bài 2/ 133 SGK) Dẫn khí qua dung dịch brom, khí nào làm mất màu dd brom là C2H4 PTPƯ: C2H4 + Br2 à C2H4Br2 Bài tập 3: (Bài 4/ 133 SGK) a) A cháy sinh ra CO2 và H2O => Thành phần của A có C, H và O (có thể) Khối lượng của C là: mC = (8,8 x 12): 44 = 2,4 (g) Khối lượng của H là: mH = )8,8 x 2): 18 = 0,6 (g) Khối lượng O là: mO = mA - (mC + mH) = 3 - (2,4 + 0.6) = 0 => Trong A chỉ có C và H b) Gọi công thức của A là CxHy ta có: x: y = (mC : 12) : (mH : 1) = (2,4 : 12) : (0,6: 1) = 1: 3 => CTPT cảu A có dạng (CH3)n Vì MA 15n < 40. - Nếu n = 1 vô lí. - Nếu n = 2 => CTPT của A là C2H6 c) A không làm mất màu dd brom. d) PƯ của C2H6 với clo: C2H6 + Cl2 à C2H5Cl + HCl (k) (k) (k) (h) hoạt động 3 củng cố - hƯớng dẫn về nhà (3 phút ) 1. Bài học hôm nay ta luyện tập được những nội dung kiến thức nào ? 2. Đọc trước bài thực hành tính chất của hiđrocacbon. 3. Về nhà: Làm bài tập: 1, 3 SGK / 133. NS: 17/3/2007 NG: 19/3/2007 Tiết 53: thực hành Tính chất của hiđrocacbon a) Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về Hiđrocacbon. - Tiếp tục rèn kĩ năng về thực hành hoá học. - Giáo dục ý thức cẩn thận, nghiêm túc, kiên trì, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học. b) chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm gồm: * Dụng cụ: - Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống hút, đèn cồn, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh. * Hoá chất: - Dung dịch Brom, Đất đèn, Nước cất. c) Tổ chức dạy học: I. Kiểm tra : (2 phút) 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Kiểm tra các kiến thức có liên quan đến nội dung bài thực hành như: - Cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm. - Tính chất hoá học của axetilen. - Tính chất vật lí của axetilen. II. Giảng bài mới hoạt động 1 (30 phút) tiến hành thí nghiệm Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Phát dụng cụ, hoá chất cho mỗi nhóm. GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Thí nghiệm 1: - Lắp sẵn cho HS bộ dụng cụ, hoá chất như H 4.25(a)/ 134. - Hướng dẫn các nhóm cách tiến hành thí nghiệm theo các bước: HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. + Cho vào ống nghiệm có nhánh một mẩu CaC2, sau đó nhỏ khoảng 2 à 3 ml nước. + Thu khí axetilen bằng cách đẩy nước. GV: Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét các tính chất vật lí của axetilen. HS: Nhận xét các tính chất vật lí của axetilen: GV: Viết PT điều chế axetilen GV: Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm về tính chất hoá học của axetilen. * Tác dụng với dung dịch brom: Dấn khí axetilen thoát ra ở ống nghiệm A vào ống nghiệm C đựng dung dịch brom. * Tác dụng với oxi (phản ứng cháy): Dẫn khí axetilen qua ống thuỷ tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt (lưu ý tránh gây nổ). HS: Các nhóm làm thí nghiệm và ghi chép. GV: Gọi một vài học sinh nhận xét hiện tượng. HS: Nêu hiện tượng: ở ống nghiệm C màu da cam của dung dịch nước brom bị nhạt dần; Khi đốt axetilen cháy với ngọn lửa màu xanh. GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 3. - Cho 1ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Sau đó để yên quan sát - Tiếp tục cho thêm 2ml brom loãng, lắc kĩ sau đó để yên quan sát màu của dung dịch. HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. GV: Gọi một vài học sinh nhận xét hiện tượng. HS: Nêu hiện tượng - Benzen không tan trong nước nổi lên trên. - Benzen hoà tan brom thành dung dịch màu vàng nâu nổi lên trong ống nghiệm. I. Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 (r) (l) (k) (r) 2. Thí nghiệm 2: Tính chất hoá học của axetilen C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 (da cam) (không màu) 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O 3. Thí nghiệm 3: Tính chất vật lí của benzen hoạt động 2 (10 phút) viết bản tường trình thực hành GV: Nhận xét về ý thức, thái độ và kết quả thực hành của học sinh GV: Hướng dẫn học sinh thu hồi hoá chất, rửa ống nghiệm , dọn phòng . GV: Yêu cầu học sinh làm bản tường trình thực hành theo mẫu STT tên thí nghiệm cách tiến hành thí nghiệm hiện tượng quan sát được giải thích kết quả viết ptPư (nếu có) hoạt động 3 (3 phút) củng cố - hướng dẫn về nhà 1. Học thuộc tính chất của hiđrocacbon và ứng dụng của chúng. 2. Đọc trước bài: Rượu etilic 3. Sưu tầm tìm hiểu về phương pháp nấu rượu truyền thống. NS: 19/3/2007 NG: 21/3/2007 Chương 5: dẫn xuất của hiđrocacbon. polime Tiết 54: Rượu etilic C2H6O = 46 a) Mục tiêu: 1. Kiến thức - Học sinh nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo của rượu etilic. - Biết nhóm -OH là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rượu. - Biết độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu. 2. Kĩ năng - Viết được phương trình phản ứng của rượu với Natri, biết cách giải một số bài tập về rượu. B) chuẩn bị: 1. Máy chiếu hoặc bảng phụ, mô hình phân tử của rượu dạng rỗng, dạng đặc 2. Thị nghiệm : - Đốt rượu etylic. - Rượu etylic tác dụng với natri. 3. Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh (2 chiếc), Đèn cồn, Panh sắt, Diêm. 4. Hoá chất: Na, C2H5OH, H2O c) Tổ chức dạy học: I. Kiểm tra bài cũ * HS1: Viết các công thức cấu tạo có thể có của hợp chất có công thức phân tử C2H6O II. Giảng bài mới GV: Đặt vấn đề vào bài: Giới thiệu về các hợp chất có oxi tiêu biểu: Rượu etilic, Glucozơ, axit axetic … Bài hôm nay xẽ ncghiên cứu về rượu etilic. hoạt động 1 (7 phút) tìm hiểu tính chất vật lí Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Cho các nhóm học sinh quan sát lọ đựng rượu etylic. HS: Quan sát GV: Liên hệ: Trong thực tế rượu etylic còn được gọi là cồn.. à Gọi HS nêu các tính chất vật lí của rượu etylic (có thể kết hợp đọc SGK) HS: Nhận xét các tính chất vật lí của rượu etylic: GV: Gọi một HS đọc SGK khái niệm về độ rượu và giải thích rõ khái niệm. GV: Lấy ví dụ về độ rượu và yêu cầu HS lấy thêm ví dụ GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1 (viết sẵn bảng phụ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau: Cồn 90o có nghĩa là: a) Dung dịch được tạo thành khi hoà tan 90ml rượu etylic nguyên chất vào 100 ml nước. b) Dung dịch được tạo thành khi hoà tan 90 gam rượu etylic vào 100 gam nước. c) Dung dịch được tạo thành khi hoà tan 90 gam rượu etylic nguyên chất vào 10 gam nước. d) Trong 100 ml dung dịch có 90 ml rượu nguyên chất HS: Chọn câu trả lời đúng và giải thích. I. tính chất vật lí - Là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước. - tos = 78,3oc - Hoà tan được nhiều chất hữu cơ như iôt, benzen. * Độ rượu (SGK/ 136) hoạt động 2 (8 phút) tìm hiểu cấu tạo phân tử rượu etylic Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Chữa bài tập của HS lên bảng và chỉ ra công thức cấu tạo của rượu etylic. GV: Cho HS quan sát mô hình cấu tạo phân tử của rượu etylic dạng đặc và dạng rỗng Hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử của rượu Etylic ? GV: Lưu ý cho HS sự khác nhau về vị trí của 6H. GV: Yêu cầu HS lắp mô hình phân tử của rượu. GV: Chỉ ra chính nhóm OH trong phân tử đã làm cho rượu có những tính chất đặc trưng. GV: Chuyển ý: Vậy với CTCT này thì rượu có những tính chất hoá học nào ta xét hoạt động 3 II. cấu tạo phân tử H H | | H – C - C – O - H | | H H Viết gọn : C H3 - CH2 - OH - Phân tử rượu có 1 nguyên tử H không liên kết với C mà liên kết với O tạo ra nhóm OH. hoạt động 3 (15 phút) tìm hiểu tính chất hoá học của rượu etilic Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng Hỏi: Rượu etylic có cháy không ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi làm thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm đốt cồn theo nhóm và quan sát màu ngọnu lửa. GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được. HS: Rượu etylic cháy có ngọn lửa màu xanh nhạt tạo thành CO2, H2O và toả nhiệt mạnh. GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ. GV: Liên hệ: Người ta có thể dùng rượu etylic làm nhiên liệu không gây ô nhiễm. GV: Đặt vấn đề: Rượu etylic có tính chất hoá học nào khác ? GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm rượu etylic tác dụng với Natri. Hỏi: Em hãy cho biết hiện tượng xảy ra ? HS: Mẩu Na tan dần, có bọt khí thoát ra. Hỏi : Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất hoá học của rượu etilic ? GV: Lưu ý cho HS Na phản ứng với rượu không mãnh liệt bằng Na tác dụng với nước. Phản ứng xảy ra là do trong rượu cũng có nhóm OH giống như nước. Na thế vào nguyên tử H trong nhóm OH GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTPƯ. GV: Thông báo: Tính chất rượu etilic phản ứng được với axit axetic sẽ được học ở bài sau. III. tính chất hoá học 1. Rượu etilic có cháy không ? Rượu etylic cháy tạo thành CO2, H2O và toả nhiệt mạnh C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O (l) (k) (k) (h) 2. Rượu etilic có tác dụng với natri không ? - Rượu etilic tác dụng với Na giải phóng khí hiđro C2H5OH + Na à C2H5ONa + H2 3. Phản ứng với axit axetic ( Học ở bài sau) hoạt động 4 (5 phút) tìm hiểu ứng dụng của rượu etilic Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ những ứng dụng quan trọng của rượu etilic và gọi HS nêu các ứng dụng. GV : Nhấn mạnh uống nhiều rượu rất có hại cho sức khoẻ, (yêu cầu HS lấy VD ) IV. ứng dụng (SGK / 121) hoạt động 5 (3 phút) tìm hiểu phương pháp điều chế rượu etilic Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Đặt câu hỏi: Rượu etilic thường được điều chế theo cách nào HS: Một vài HS trả lời phương pháp điều chế rượu ở địa phương. GV : Giới thiệu phương pháp điều chế bằng cách cho etilen tác dụng với nước. V. điều chế - Chất bột (hoặc đường) lên men Rượu etilic - Cho etilen tác dụng với nước: C2H4 + H2O axit C2H5OH hoạt động 6 củng cố - hướng dẫn về nhà (7 phút ) 1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ? 2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ và phần em có biết. 3. Yêu cầu HS làm bài tập: Cho Na dư vào cốc đựng rượu etylic 50 độ. Viết PTPƯ xẩy ra 4. Đọc trước bài AXIT AXETIC. 5. Về nhà: Làm bài tập: 2, 3, 4, SGK NS: 24/3/2007 NG: 26/3/2007 Tiết 55: Axit axetic C2H6O2 = 60 a) Mục tiêu: 1. Kiến thức - Học sinh nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo của axit axetic. - Biết nhóm -COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit. - Biết khái niệm phản ứng este và viết được phương trình hoá học. 2. Kĩ năng - Viết được phương trình phản ứng thể hiện tính axit của axit axetic. B) chuẩn bị: 1. Máy chiếu hoặc bảng phụ, mô hình của rượu dạng rỗng, dạng đặc. 2. Dụng cụ: Giá ống nghiệm, 10 ống nghiệm, giá sắt, đèn cồn, cốc thuỷ tinh, ống dẫn khí, mô hình phân tử axit axetic. 3. Hoá chất: Na2CO3, CuO, Zn, NaOH, CH3COOH, H2O, dung dịch phenolphthalein. c) Tổ chức dạy học: I. Kiểm tra bài cũ (10 phút) * HS1: Viết các công thức cấu tạo và nêu đặc điểm liên kết của phân tử rượu etylic ? * HS2: Nêu tính chất hoá học của rượu etilic ? II. Giảng bài mới GV: Đặt vấn đề vào bài: giờ học trước ta đã nghiên cứu một dẫn xuất hiđrocacbon điển hình, bài hôm nay sẽ nghiên cứu về axit axetic. hoạt động 1 (5 phút) tìm hiểu tính chất vật lí Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Cho các nhóm học sinh quan sát lọ đựng axit axetic HS: Quan sát GV: Liên hệ: Giấm ăn là dung dịch axit axetic 5% à Gọi HS nêu các tính chất vật lí của axit axetic (có thể kết hợp đọc SGK) GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hoà tan axit axetic. GV: Em hãy cho biết tính chất vật lí của axit axetic ? HS: Nhận xét các tính chất vật lí của axit axetic: ... I. tính chất vật lí - Là chất lỏng không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước. hoạt động 2 (5 phút) tìm hiểu cấu tạo phân tử axit axetic Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Cho các nhóm HS quan sát mô hình cấu tạo phân tử của axit axetic dạng đặc và dạng rỗng Hỏi: Em hãy cho biết đặc điểm cấu tạo phân tử axit axetic ? GV: Yêu cầu HS viết công thức cấu tạo axit axetic. GV: Nhấn mạnh cấu tạo của nhóm COOH và lưu ý cho HS về nguyên tử H trong nhóm COOH. GV: Chỉ ra chính nhóm COOH trong phân tử đã làm cho axit axetic có những tính chất đặc trưng. GV: Chuyển ý: Vậy với CTCT này thì axit axetic có những tính chất hoá học nào ta xét hoạt động 3 II. cấu tạo phân tử H O | || H - C - C - O - H | H Viết gọn: C H3COOH - Phân tử axit axetic có nhóm COOH. Nhóm này làm cho phân tử có tính axit hoạt động 3 (15 phút) tìm hiểu tính chất hoá học của axit axetic Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng Hỏi: Em hãy nêu các tính chất hoá học của axit. GV: Đặt vấn đề: Axit axetic có tính chất hoá học của axit không ? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta hãy đi làm một số thí nghiệm. GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm . + Thí nghiệm 1: Nhỏ một giọt dung dịch axit axetic vào một mẩu giấy quỳ tím. + Thí nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch axit axetic vào ống nghiệm có chứa vài viên kẽm + Thí nghiệm 3: Nhỏ vài giọt dung dịch axit axetic vào ống nghiệm có chứa Na2CO3. + Thí nghiệm 4: Nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào ống nghiệm có chứa ung dịch NaOH có vài giọt dụng dịch phenolphthalein HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và ghi lại những hiện tượng mà quan sát được. GV: Gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng và hướng dẫn HS viết PTPƯ. GV: Em có kết luận gì về tính chất hoá học của axit axetic? GV: Axit axetic là axit yếu vì vậy chỉ có thể tác dụng với muối cacbonat. GV: Đặt vấn đề: Ngoài các tính chất chung của axit. Axit axetic còn tính chất hoá học nào khác không ? GV: Biểu diễn thí nghiệm axit axetic tác dụng với rượu etylic. Sau đó GV gọi một HS nhận xét. GV: Kết luận: Phản ứng giữa axit axetic và rượu etylic thuộc phản ứng este. à GV ghi đề mục và hướng dẫn HS ghi PTPƯ GV: Giới thiệu tên gọi của CH3COOC2H5 và chỉ rõ đây là một este. III. tính chất hoá học 1. Mang đủ tính chất hoá học của axit axetic. a. Làm đổi màu quì tím thành đỏ b. Tác dụng với kim loại: 2CH3COOH + Mg (CH3COO)2Mg + H2 b. Tác dụng với bazơ CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O c. Tác dụng với muối cacbonat 2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + H2O + CO2 2. Tác dụng với rượu etylic CH3COOH + C2H5OH H2SO4đặc,t0 , CH3COOC2H5 + H2O etyl axtat hoạt động 4 củng cố - hướng dẫn về nhà (10 phút ) 1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ? 2. Gọi một HS đọc phần ghi nhớ và phần em có biết. 3. Yêu cầu HS làm bài tập: Viết PTPƯ xẩy ra khi cho axit axetic lần lượt tác dụng với : Ba(OH)2, CaCO3, Na, MgO, CH3OH 4. Đọc trước phần điều chế, ứng dụng của bài AXIT AXETIC. 5. Về nhà: Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, SGK /143. NS: 24/3/2007 NG: 26/3/2007 Tiết 56: Axit axetic, mối liên hệ giữa Etilen rượu etilic và axit axetic a) Mục tiêu: 1. Kiến thức - HS nắm được ứng dụng và phương pháp điều chế axit axetic. - Củng cố các kiến thức về: công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất hoá học của axit axetic, khái niệm phản ứng este và viết được phương trình hoá học. - Nắm được mối liên hệ giữa các hiđrocacbon , rượu etylic, axit và este với các chất cụ thể là etilen, rượu etylic, axit axetic và etyl axetat. 2. Kĩ năng - Viết được phương trình phản ứng thể hiện tính axit của axit axetic, và giải các bài tập hoá học có liên quan. B) chuẩn bị : 1. Máy chiếu hoặc bảng phụ, mô hình của rượu etylic và axit axetic dạng rỗng, dạng đặc. 2. Dụng cụ: - Sơ đồ các ứng dụng của axit axetic. - Hệ thống câu hỏi và bài tập. c) Tổ chức dạy học: I. Kiểm tra bài cũ (7 phút) * HS1: Viết các công thức cấu tạo và nêu đặc điểm liên kết của phân tử axit axetic ? * HS2: Nêu tính chất hoá học của axit axetic. II. Giảng bài mới hoạt động 1(5 phút) tìm hiểu ứng dụng của axit axetic Hoạt động của thầy và trò nội dung ghi bảng GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ những ứng dụng quan trọng của rượu etilic và gọi HS nêu các ứng dụng. HS : Quan sát hình vẽ nêu các ứng dụng chính. IV. ứng dụng (SGK / 143) hoạt động 2 (3 ph

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 9 T 51T70 nam hoc 20082009.doc