Bài giảng Tiết 52 bài tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh

 1/ Kiến thức: Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hoá mạnh . Ngoài ra, lưu huỳnh còn có tính khử .

 Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh .

 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng các thao tác làm thực hành thí nghiệm hoá học :Làm việc với dụng cụ hoá chất; quan sát hiện tượng các thí nghiệm xảy ra, vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng và viết PTHH

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2866 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 52 bài tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/02/2009 Tiết : 52 Bài : I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1/ Kiến thức: Củng cố kiến thức về tính chất hoá học của oxi, lưu huỳnh: Tính oxi hoá mạnh . Ngoài ra, lưu huỳnh còn có tính khử . Chứng minh sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh . 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng các thao tác làm thực hành thí nghiệm hoá học :Làm việc với dụng cụ hoá chất; quan sát hiện tượng các thí nghiệm xảy ra, vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng và viết PTHH. 3/ Thái độ: Giáo dục học sinh tính nghiêm túc, khoa học, cẩn thận chính xác trong thí nghiệm, và quan sát hiện tượng hoá học, tính trung thực trong khoa học . II/ CHUẨN BỊ: 1) Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, hình vẽ, Sử dụng phương pháp : Thực hành thí nghiệm. Dụng cụ :ống nghiệm ,giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, thìa lấy hoá chất, kẹp lấy hoá chất, đũa thuỷ tinh,nút cao su có lỗ, ống dẫn thuỷ tinh . Hoá chất : đoạn dây thép , bột lưu huỳnh , bình oxi chứa sẵn , than gỗ , bột sắt . 2) Chuẩn bị của học sinh : Nắm vững các kiến thức : về tính chất hoá học của oxi , lưu huỳnh có liên quan đến các thí nghiệm trong bài . Nghiên cứu trước bài thực hành thí nghiệm số 4. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1) Ổn định tình lớp: Kiểm tra sỉ số, ổn định trật tự. Chia lớp thành 4 nhóm( cơ cấu như theo 4 tổ ở lớp học) . 2) Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1 GV: Nêu 4 TN trong bài thực hành, những điều cần chú ý cho học sinh khi làm thí nghiệm: Gắn mẩu than gỗ vào đầu đoạn dây thép để làm mồi sao cho dễ đốt cháy , không bị rơi, cẩn thận khí đưa dây thép hoặc lưu huỳnh đốt cháy vào lọ thuỷ tinh đựng đầy khí oxi . GV: Yêu cầu HSnghiêm túc trong thực hành và thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh sạch sẽ khi làm xong thí nghiệm. 3) Bài mới : TL H-Đ CỦA THẦY H-Đ CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ Hoạt động 2: 1) Tính oxi hoá của oxi . GV: Nêu dụng cụ và hoá chất cần thiết của thí nghiệm ? GV: Nêu tiến trình thí nghiệm ? GV: Hướng dẫn học sinh gắn mẩu than gỗ vào đầu đoạn dây thép để làm mồi sao cho dễ đốt cháy. GV: Lưu ý cần làm sạch day thép và uốn thành hiònh xoắn lò xo để tăng diện tích tiếp xúc., trong bình oxi nên cho ít cát sạch ở đáy bình chống vở lọ. HS:+ H.chất :Bình oxi, dây thép xoắn . + Dcụ : Đèn cồn , kẹp gỗ HS: Nêu cách tiến hành như SGK. HS: Tiến hành làm thí nghiêm và quan sát hiện tượng , viết phương trình hoá học . ( mẫu than cháy hồng , dây thép cháy sáng chói nhiều hạt nhỏ bắn tung toé như pháo hoa : 3 Fe + 2 O2 Fe3O4 ) a)Dụng cụ : Đèn cồn , kẹp gỗ .H.chất :+ Bình oxi, dây thép xoắn b)Cách tiến hành thí nghiệm: Đót nóng một đoạn dây thép (có gắn mẫu than ở đầu làm mồi ) trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi . c)Quan sát hiện tượng và giải thích: - Quan sát hiện tượng viết phương trình hoá học và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng . 10’ Hoạt động 3: 2) Sự biến đổi trạng thái vật lí của lưu huỳnh theo nhiệt độ . GV: Nêu dụng cụ và hoá chất cần thiết của thí nghiệm ? GV: Nêu tiến trình thí nghiệm ? GV: Hướng dẫn cách cho hoá chất vào ống nghiệm. GV:Yêu cầu hsinh quan sát hiện tượng thí nghiệm ? GV: chú ý HS: hướng miệng ống nghiệm ra phía không có người . HS:+ H.chất :lưu huỳnh . + Dcụ : Ống nghiệm, đèn cồn , kẹp gỗ, HS: Nêu cách tiến hành như SGK. HS: Quan sát trong ống nghiệm có xuất hiện màu, trạng thái . a)Dụng cụ: Ống nghiệm,kẹp gỗ, đèn cồn. H.chất :+ lưu huỳnh b)Cách tiến hành thí nghiệm: Cho vào ô/nghiệm chịu nhiệt một ít S (2 hạt ngô), kẹp ố/nghiệm trên kẹp gỗ, dùng đèn cồn để đun nóng ố/nghiệm . c)Quan sát hiện tượng và giải thích: - Màu sắc và trạng thái biến đổi của S theo nhiệt độ. 10’ Hoạt động 4: 3) Tính oxi hoá của lưu huỳnh . GV: Nêu dụng cụ và hoá chất cần thiết của thí nghiệm ? GV: Nêu tiến trình thí nghiệm ?giáo viên hướng dẫn thêm . GV: Khi pứ xảy ra mãnh liệt thì ngừng đun . GV:Chú ý Fe sạch hoặc mới và Fe: S= 7: 4(klượng) . GV: Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng thí nghiệm và giải thích bằng PT phản ứng hoá học ? HS: Hoá chát :bột sắt và bột lưu huỳnh + Dcụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ HS: Nêu cách tiến hành như SGK. HS: Quan sát hiện tượng trong ống nghiệm trước và sau khi đun . a)Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ. H.chất :+ bột sắt và bột lưu huỳnh b)Cách tiến hành thí nghiệm: Cho một ít bột Fe và bột S vào ô/nghiệm (2 hạt ngô). Kẹp ô/nghiệm trên giá thí nghiệm. Đun nóng ô/nghiệm bằng đèn cồn . c)Quan sát hiện tượng và giải thích: Quan sát hiện tượng trong ống nghiệm trước và sau khi đun. Viết PTHH xác định vai trò các chất tham gia phản ứng . 10’ Hoạt động 5: 4) Tính khử của lưu huỳnh . GV: Nêu dụng cụ và hoá chất cần thiết của thí nghiệm ? GV: Nêu tiến trình thí nghiệm ? GV: Hướng dẫn cách cho tiíen hành thí nghiệm . GV: Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng thí nghiệm và giải thích bằng pt phản ứng hoá học ? GV: Chú ý cần đậy bình oxi ngay sau khi làm thí nghiệm. HS: Hoá chất : Bình oxi và bột lưu huỳnh + Dcụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ HS: Nêu cách tiến hành như SGK. HS: Quan sát hiện tượng trong ống nghiệm trước và sau khi đun . a)Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ. H.chất : Bình O2 và bột S b)Cách tiến hành thí nghiệm: Dùng đũa thuỷ tinh hơ nóng rồi nhúng vào bột lưu huỳnh, sau đó đem đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn, rồi đưa vào bình oxi c)Quan sát hiện tượng và giải thích: Quan sát hiện tượng ngọn lửa trước và sau khi đưa vào ô/ng. Viết PTHH xác định vai trò các chất tham gia phản ứng . 3’ Hoạt động 5: Củng cố bài GV: Nhận xét :đánh giá kết quả giờ thực hành ,Yêu cầu học sinh viết tường trình . HS: thu dọn dụng cụ, hoá chất , vệ sinh phòng thí nghiệm 4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau : Các em về nhà viết tường trình thí nghiệm. Chuẩn bị bài : hiđrosunfua. lưu huỳnh đioxit. lưu huỳnh tri oxit. IV/ RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG :

File đính kèm:

  • docT52-10HK2.doc
Giáo án liên quan